I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Qua tiết ôn tập học sinh củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học. Trên cơ sở đó học sinh có khả năng vận dụng vào thực tế sản xuất.
2. Kỹ năng: Củng cố những kỹ năng thực hiện những quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng vào trong thực tế sản xuất.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các tài liệu có liên quan.Sơ đồ 15 SGK trang 52: Hệ thống hoá kiến thức phần Chăn nuôi.
2. Học sinh: Học lại các bài từ 44 đến 47.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25
Tiết :42
ÔN TẬP
Ngày dạy
20/02/2012
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Qua tiết ôn tập học sinh củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học. Trên cơ sở đó học sinh có khả năng vận dụng vào thực tế sản xuất.
2. Kỹ năng: Củng cố những kỹ năng thực hiện những quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng vào trong thực tế sản xuất.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các tài liệu có liên quan.Sơ đồ 15 SGK trang 52: Hệ thống hoá kiến thức phần Chăn nuôi.
2. Học sinh: Học lại các bài từ 44 đến 47.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV: Nêu câu hỏi, học sinh trả lời ( Sau khi thảo luận theo các nhóm học tập, tổng hợp kiểm tra)
Hệ thống câu hỏi
Câu1: Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
Câu 2: Nêu các tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh?
Câu3: Vệ sinh trong chăn nuôi phải đạt những yêu cầu nào?
Câu 4: Nêu một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non.
Câu 5: Nêu các biện pháp kĩ thuật thuộc về nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?
Câu 6: Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản tốt phải chú ý những vấn đề gì?
Câu 7: Khái niệm về bệnh?
Câu 8: Có mấy nguyên nhân
sinh ra bệnh? Lấy ví dụ cụ thể?
Câu 9: Thế nào là bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm? Cho ví dụ từng loại bệnh?
Câu 10: Nêu cách phòng tri bệnh cho vật nuôi?
Câu 11: Vắc xin là gì ? Có mấy loại vắc xin?
Câu 12:Em cho biết tác dụng của vắc xin đối với cơ thể vật nuôi?
Câu 13: Khi sử dụng vắc xin cần chú ý những điều gì?
Đáp án
1/ Chuồng nuôi là “ nhà ở” của vật nuôi. Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất vật nuôi.
2/ Các tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh: Nhiệt độ thích hợp; Độ ẩm: 60-75%;Độ thông thoáng tốt; Độ chiếu sáng thích hợp; Không khí ít khí độc.
3/ * Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi: Khí hậu, độ ẩm trong chuồng thích hợp. Thức ăn, nước uống phải đảm bảo hợp vệ sinh.
* Vệ sinh thân thể cho vật nuôi: Tùy loại vật nuôi, tùy mùa mà cho vật nuôi tắm, chải, vận động hợp lí.
4/ Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non:
- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh
- Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh
- Chức năng miễn dịch chưa tốt
5/ Các biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non:
- Nuôi vật nuôi mẹ tốt
- Giữ ấm cho cơ thể , cho bú sữa đầu
- Tập cho vật nuôi non ăn sớm
- Cho vật nuôi non vận động, giữ vệ sinh , phòng bệnh cho vật nuôi non .
6/ Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản tốt phải chú ý cả nuôi dưỡng, chăm sóc, nhất là vệ sinh, vận động và tắm, chải.
7/ Bệnh là sự rối loạn các chức năng sinh lí trong cơ thể của vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh .
8/ Có 2 nguyên nhân sinh ra bệnh:
- Nguyên nhân bên trong là những yếu tố di truyền.
- Nguyên nhân bên ngoài liên quan đến: Môi trường sống; Hóa học; Cơ học; Sinh học; Lý học.
9/* Bệnh truyền nhiễm: Do các vi sinh vật gây ra lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều vật nuôi).
*Bệnh không truyền nhiễm: Không do các vi sinh vật gây ra, không lây lan nhanh, không thành dịch,không làm chết nhiều vật nuôi).
10/ Phải thực hiện đúng, đủ các biện pháp, kỉ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
11/*Vắc xin là chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm.
*Có 2 loại vắc xin: Vắc xin nhược độc; Vắc xin chết.
12/ Tác dụng của vắc xin: Khi đưa vắc xin vào cơ thể, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh.
13/*Bảo quản : Đúng nhiệt độ theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, không để chỗ nóng hoặc chỗ có ánh sáng mặt trời.
* Sử dụng :
- Chỉ sử dụng vắc xin cho vật nuôi khỏe.
- Phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
- Vắc xin đã pha phải dùng ngay.
- Dùng vắc xin xong phải theo dõi vật nuôi 2 - 3 giờ tiếp theo.Thời gian tạo miễn dịch từ 2 - 3 tuần.
4. Củng cố và đáng giá giờ ôn tập:
Cho học sinh xem lại các câu hỏi trong SGK trang 129 và xem bảng tóm tắt.
5. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị bài và thái độ học tập của học sinh.
- Dặn dò: Về nhà học bài và ôn lại từ bài 44 đến bài 47 để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
TRẦN PHÁN, .. / .. / 2012
KÝ DUYỆT
Ôn tập bài hát: Ngày đầu tiên đi học
Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 7.
Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Mô-da
.
I/ Mục tiêu:
Hát chuẩn xác bài hát Ngày đầu tiên đi học.
Nắm vững bài TĐN, đọc đúng và kết hợp đánh nhịp 3/4, tính chất âm nhạc
nhịp nhàng.
Biết nhạc sĩ Mô-da là một thiên tài âm nhạc nổi tiếng trên toàn thế giới. Mô-da
đã để lại cho đời nhiều bản nhạc nổi tiếng trên toàn thế giới, được biểu diễn suốt
hàng trăm năm nay.
II/ Chuẩn bị:
Đàn Oorgan
Ảnh nhạc sĩ Mô-da
Tập hát bài Khát vọng mùa xuân(Mô-da)
III/ Tiến trình:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ôn tập bài hát Ngày đầu tiên đi học:
- Đệm đàn
- Gọi từng tổ lên trình bày.
2.Ôn tập TĐN số 7:
- Đàn giai điệu bài TĐN số 7.
- Đệm đàn.
- Cho HS đứng dậy.
Đàn Cho HS nghe giai điệu sau
- Giai điệu trên coa những chỗ nào
giống bài TĐN đã học?
3.Âm nhạc thường thức: Giới thiệu
nhạc sĩ Mô-da:
Tên đầy đủ của Mô-da là Vôn-gang
A-ma-đơ Mô-da
GV đọc bài.
Giới thiệu thêm đôi nét về nhạc sĩ Mô-da.
Cho HS xem ảnh nhạc sĩ.
Cho HS nghe một bài hát nhạc Mô-da:
Bài Khát vọng mùa xuân (AN 8)
- Cả lớp hát toàn bài
- Đứng dậy vừa hát vừa nhún
theo nhịp
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc toàn bài TĐN.
- Tập đọc nhạc+ hát lời ca kết hợp
đánh nhịp 3/4.
Giai điệu trên có âm hình tiết tấu
giống các câu trong bài TĐN số 7.
HS đọc toàn bộ bài TĐN số 7 theo
nhịp đàn.
- Hai hoặc ba em đọc nối tiếp bài
viết trong SGK.
*Mô-da là một nhạc sĩ nổi tiếng thế
giới. Người ta coi ông là một thiên
tài âm nhạc, một hiện tượng đặc biệt khólặp lại trong đời sống âm nhạc của
nhân loại.
HS chú ý xem ảnh nhạc sĩ Mô-da.
HS lắng nghe và cảm nhận giai điệu của bài hát.
IV/ Củng cố:
HS đọc toàn bộ bài TĐN số 7, gõ phách và hát lời ca.
V/ Rút kinh mghiệm:
...
...
...
...
TRẦN PHÁN, . / . / 2012
KÝ DUYỆT
File đính kèm:
- giao_an_mon_cong_nghe_lop_7_tuan_25.doc