I. Mục đích yêu cầu :
1. Kiến thức : Nắm được các khái niệm phương trình một ẩn, giải phương trình, phương trình tương đương
2. Kỹ năng : Biết kiểm tra một số có phải là nghiệm của pt hay không, biết nhận dạng hai pt tương đương.
3. Thái độ : Thấy được phương trình có thể có 1, 2, 3, nghiệm hoặc vô số nghiệm hoặc vô nghiệm
II. Chuẩn bị :
GV : Sgk, giáo án, phấn, thước, bảng phụ, phiếu học tập.
HS : Chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. Nội dung :
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số lớp 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 41 Ngày dạy :
Chương 3 : PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I. Mục đích yêu cầu :
1. Kiến thức : Nắm được các khái niệm phương trình một ẩn, giải phương trình, phương trình tương đương
2. Kỹ năng : Biết kiểm tra một số có phải là nghiệm của pt hay không, biết nhận dạng hai pt tương đương.
3. Thái độ : Thấy được phương trình có thể có 1, 2, 3, … nghiệm hoặc vô số nghiệm hoặc vô nghiệm
II. Chuẩn bị :
GV : Sgk, giáo án, phấn, thước, bảng phụ, phiếu học tập.
HS : Chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. Nội dung :
TG
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Nội dung
1p
0p
35p
15p
10p
10p
8p
1p
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Dạy bài mới :
Giới thiệu qua bài toán cổ : “ vừa gà vừa chó …”
Bài toán tìm x biết 2x+5= 3(x-1)+2. Ta gọi hệ thức 2x+5=3(x-1)+2 là một phương trình với ẩn số x ( hay ẩn x )
Em nào có thể nói khái quát về phương trình ?
Hãy làm bài tập ?1
Hãy làm bài tập ?2 ( chia nhóm )
Nhận xét kết quả trên ?
Ta nói rằng số 6 thoả mãn hay nghiệm đúng phương trình đã cho và gọi 6 hay x=6 là một nghiệm của phương trình đó
Hãy làm bài tập ?3
Hãy làm bài tập ?4
Nhận xét tập nghiệm của 2 phương trình : x=-1 và x+1=0
Ta nói 2 phương trình ấy tương đương nhau
Để chỉ 2 phương trình tương đương ta dùng kí hiệu
4. Củng cố :
Hãy làm bài 1 trang 6
5. Dặn dò :
Làm bài 2, 4 trang 6, 7
Một phương trình với ẩn x có dạng A(x)=B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là 2 biểu thức của cùng một biến x
Làm bài tập ?1
2x+5=2.6+5=17
3(x-1)+2=3(6-1)+2=17
Hai vế của phương trình nhận cùng một giá trị khi x=6
a. Không thoả mãn
b. x=2 là một nghiệm của pt
a. S={2}
b. S=Ỉ
Có cùng một tập nghiệm là {-1}
a. 4x-1=4(-1)-1=-5
3x-2=3(-1)-2=-5
Vậy x=-1 là nghiệm của pt
b. x+1=-1+1=0
2(x-3)=2(-1-3)=-8
Vậy x=-1 không là nghiệm của pt
c. 2(x+1)+3=2(-1+1)+3=3
2-x=2-(-1) =3
Vậy x=-1 là nghiệm của pt
1. Phương trình một ẩn :
Một phương trình với ẩn x có dạng A(x)=B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là 2 biểu thức của cùng một biến x
Vd: 2x+1=x là pt với ẩn x
2t-5=3(4-t)-7 là pt với ẩn t
Chú ý :
Hệ thức x=m ( m là một số nào đó ) cũng là một phương trình. Phương trình này chỉ rằng m là nghiệm duy nhất của nó
Một phương trình có thể có 1 nghiệm, 2 nghiệm, 3 nghiệm, … nhưng cũng có thể không có nghiệm nào hoặc vô số nghiệm. Phương trình không có nghiệm nào đgl phương trình vô nghiệm
Vd : x2=1 có hai nghiệm là x=1 và x=-1
x2=-1 vô nghiệm
2. Giải phương trình :
Tập hợp tất cả các nghiệm của 1 phương trình đgl tập nghiệm của phương trình đó và thường được kí hiệu bởi S
Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm hay tìm tập nghiệm của phương trình đó
3. Phương trình tương đương :
Hai phương trình có cùng một tập nghiệm là hai phương trình tương đương
File đính kèm:
- Tiet 41.doc