Giáo án môn Địa lý 11 tiết 29 bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

Tiết 29: Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Biết được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á.

- Phân tích được đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á.

- Phân tích được các đặc điểm dân cư, xã hội khu vực Đông Nam Á.

- Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện dân cư và xã hội tới sự phát triển khu vực Đông Nam Á.

2. Kỹ năng

- Đọc, phân tích bản đồ (lược đồ) Đông Nam Á.

II. Thiết bị dạy học

- Bản đồ tự nhiên châu Á

- Bản đồ các nước Đông Nam Á

- Bản đồ phân bố dân cư thế giới

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý 11 tiết 29 bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/3/2013 Ngày giảng: Tiết 29: Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Biết được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á. - Phân tích được đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á. - Phân tích được các đặc điểm dân cư, xã hội khu vực Đông Nam Á. - Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện dân cư và xã hội tới sự phát triển khu vực Đông Nam Á. 2. Kỹ năng - Đọc, phân tích bản đồ (lược đồ) Đông Nam Á. II. Thiết bị dạy học Bản đồ tự nhiên châu Á Bản đồ các nước Đông Nam Á Bản đồ phân bố dân cư thế giới III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp học: Sĩ số Lớp Sĩ số Tên HS vắng 11A1 11A2 11A3 11A4 11A7 11A8 2. Bài mới: Việt Nam là một thành viên của khu vực Đông Nam Á (ĐNÁ). Đây được coi là một trong các khu vực phát triển kinh teesnawng động nhất thế giới hiện nay. Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về tự nhên, dân cư và xã hội của khu vực ĐNA. Hoạt động của GV – HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lý và lãnh thổ Hình thức: cả lớp - Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ các nước ĐNA hãy: + Kể tên các nước ĐNA + Vị trí của ĐNA + Ý nghĩa vị trí địa lý ĐNA đến phát triển kinh tế - xã hội - Bước 2: HS trả lời - Bước 3: GV chuẩn kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên và đánh giá điều kiện tự nhiên tới phát triển kinh tế Hình thức: nhóm - Bước 1: Gv chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm (Phiếu học tập) - Bước 2: HS trình bày phiếu học tập - Bước 3: GV chuẩn kiến thức I. Tự nhiên 1.Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: - Nằm ở Đông Nam của châu Á, gồm 11 quốc gia - Diện tích rộng: 4,5 triệu km2. - Gồm hai bộ phận: ĐNÁ lục địa, ĐNÁ biển đảo. - Nằm trong khu vực nội chí tuyến gió mùa. - Nơi tiếp giáp giữa TBD và AĐD, là cầu nối thông thương hàng hải giữa lục địa Á – Âu và Ôxtrâylia - Tiếp giáp với hai nền văn minh lớn:Trung Quốc và Ấn Độ. => Ý nghĩa - Phát triển kinh tế biển, giao lưu với các nước trên thế giới - ĐNA có vị trí địa – chính trị rất quan trọng 2. Đặc điểm tự nhiên và đánh giá điều kiện tự nhiên của ĐNA ( Thông tin phản hồi) Hoạt động 3: Tìm hiểu dân cư- xã hội Hình thức: cá nhân - Bước 1: GV yêu cầu HS tìm hiểu Sgk trình bày những nét nổ bật của dân cư và xã hội của ĐNA - Bước 2: HS trả lời - Bước 3: GV chuẩn kiến thức II. Dân cư và xã hội 1. Dân cư - Đông dân: 556,2 triệu người. - Mật độ dân số cao: TB 124 người/ km2 - Cơ cấu dân số lao động trẻ, dân số trong độ tuổi lao động đông chiếm > 50% - Tỷ suất gia tăng dân số giảm nhưng số dân tăng vẫn nhanh, tạo ra nguồn lao động dồi dào, nhưng trình độ lao động không cao - Phân bố dân không đồng đều: tập trung chủ yếu ở các đồng bằng châu thổ và ven biển nên kinh tế không đều giữa các vùng 2. Xã hội - Các nước ĐNA có nhiều dân tộc - Đa tôn giáo: Đạo Phật( Thái Lan), Hồ giáo(Indonexia), Thiên chúa giáo(Philippin). - Nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa( Trung Quốc, Ấn Độ) - Phong tục tập quán, sinh hoạt của nhiều nước ĐNA có nhiều nét tương đồng, là cơ sở để các quốc gia hợp tác cùng phát triển 3. Củng cố - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK 4. Dặn dò - Học bài và chuẩn bị bài mới IV. Phụ lục Phiếu học tập Tự nhiên Đặc điểm Đánh giá Địa hình, đất đai ĐNA lục địa ĐNA biển đảo - Thuận lợi - Khó khăn Khí hậu Phía Bắc Phía Nam - Thuận lợi - Khó khăn Khoáng sản - Thuận lợi Rừng - Thuận lợi - Khó khăn Thông tin phản hồi Tự nhiên Đặc điểm Đánh giá Địa hình, đất đai - ĐNA lục địa: nhiều dãy núi hướng TB – ĐN và hướng B-N, có đồng bằng sông Mê-công, sông Mê-nam màu mỡ, có đất dỏ badan - ĐNA biển đảo: chủ yếu là đồi núi, nhiều núi lửa, động đất, địa hình bị chia cắt, đồng bằng nhỏ hẹp nhưng đất tốt - Thuận lợi: phát triển nông nghiệp - Khó khăn: + Phía bắc của ĐNA lục địa khó khăn cho giao thông + ĐNA biển bảo hay có động đất, núi lửa, sóng thần. Khí hậu - Phía Bắc: nhiệt đới gió mùa(Bắc Mianma và Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh) - Phía Nam: khí hậu xích đạo - Thuận lợi: phát triển nông nghiệp nhiệt đới - Khó khăn: bão, lũ lụt Khoáng sản Dầu khí (Brunay, Indonexia, Malayxia), sắt (Indonexia, Việt Nam), thiếc ( Thái Lan, Mianma), than ( Việt Nam, Philippin) - Thuận lợi phát triển công nghiệp Rừng Rừng mưa nhiệt đới, rừng xích đạo ẩm ướt xanh quanh năm - Thuận lợi phát triển lâm nghiệp và du lịch - Khó khăn: diện tích rừng đang bị thu hẹp Ngày tháng năm Tổ chuyên môn ký duyệt

File đính kèm:

  • docDong Nam A tiet 1.doc