Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 16: Sóng - Thuỷ triều - dòng biển

I. Mục tiêu bài học:

Sau bài học HS cần:

1. Về kiến thức:

-Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển, sóng thần

-Hiểu và trình bày được vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất đã ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào?

-Nhận biết được quy luật phân bố của các dòng biển lớn trên các đại dương

2. Về kỹ năng:

Biết phân tích các hình ảnh, tranh vẽ để nắm được nội dung bài học

II. Thiết bi dạy học:

- Các hình ảnh về sóng, thuỷ triều, chu kỳ tuần trăng

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

III. Hoạt động dạy và học:

1.Mở bài:

Nước biển và đại dương không yên tĩnh mà luôn luôn chuyển động. Đó là các chuyển động nào và vì sao lại có các chuyển động đó? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2.Tổ chức dạy học

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 16: Sóng - Thuỷ triều - dòng biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát 19 Ngaøy soaïn: . . . . . . . . . Ngaøy daïy: . . . . . . . . . Bài 16 SÓNG-THUỶ TRIỀU-DÒNG BIỂN I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần: 1. Về kiến thức: -Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển, sóng thần -Hiểu và trình bày được vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất đã ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào? -Nhận biết được quy luật phân bố của các dòng biển lớn trên các đại dương 2. Về kỹ năng: Biết phân tích các hình ảnh, tranh vẽ để nắm được nội dung bài học II. Thiết bi dạy học: - Các hình ảnh về sóng, thuỷ triều, chu kỳ tuần trăng - Bản đồ tự nhiên thế giới. III. Hoạt động dạy và học: 1.Mở bài: Nước biển và đại dương không yên tĩnh mà luôn luôn chuyển động. Đó là các chuyển động nào và vì sao lại có các chuyển động đó? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2.Tổ chức dạy học Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: Cá nhân -Sóng biển là gì? Nguyên nhân gây ra sóng biển? - Các loại sóng: sóng lăn tăn, sóng nhọn đầu, sóng bạc đầu, sóng tròn đầu(sóng lừng), sóng thần -Sóng thần là gì? Nguyên nhân gây ra sóng thần -Em biết gì về đợt sóng thần gần đây nhất của nhân loại? -Làm thế nào để nhận biết sóng thần sắp xảy ra? (cảm thấy đất rung nhẹ dưới chân khi đứng trên bờ; nước biển sủi bọt; một thời gian sau, nước biển đột ngột rút ra rất xa bờ; cuối cùng một bức tường nước khổng lồ sẽ đột ngột tiến nhanh vào bờ, tàn phá tất cả những gì chúng đi qua) HĐ2: nhóm GV phân HS làm các nhóm và nêu vấn đề cho mỗi nhóm trao đổi và tìm hiểu: -Thuỷ triều là gì? Nguyên nhân hình thành thuỷ triều? * Dựa vào hình 16.1 hãy cho biết: -Dao động thuỷ triều lớn nhất xảy ra khi nào? Khi đó ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào? (triều cường xuất hiện ở hai thời điểm:không trăng-1 âm lịch và trăng tròn- 15 âm lịch) -dao động thuỷ triều nhỏ nhất xảy ra khi nào? Khi đó ở trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào? (triều kém xuất hiện ở các thời điểm trăng khuyết) -Nghiên cứu về thuỷ triều có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất và quân sự? HĐ3: nhóm * Bước 1: GV chia lớp làm 4 hoặc 8 nhóm. Mỗi nhóm xác định tên các dòng biển, nơi xuất phát và hướng chảy của chúng trên bản đồ -Nhóm 1,3: tìm hiểu các dòng biển nóng chính ở bán cầu Bắc. -Nhóm 2,4: tìm hiểu các dòng biển lạnh chính ở bán cầu Bắc. -Nhóm 5,7: tìm hiểu các dòng biển nóng chính ở bán cầu Nam -Nhóm 6,8: tìm hiểu các dòng biển lạnh chính ở bán cầu Nam * Bước 2: -Đại diện các nhóm trình bày -GV hoàn chỉnh kiến thức theo bảng tổng hợp sau: I. Sóng biển: -Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. - Nguyên nhân chính: do gió. - Sóng thần: là sóng có chiều cao khoảng 20-40 m, có tốc độ truyền ngang đạt tới 400-800 km/h. Sóng thần khi tràn vào bờ có sức phá hoại rất lớn. Nguyên nhân: do động đất; núi lửa phun ngầm dưới đáy biển; bão II. Thuỷ triều 1. Khái niệm -Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương. 2. Nguyên nhân Do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời với Trái Đất. 3. Triều cường và triều kém a/ Triều cường Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn nhất (triều cường) b/ Triều kém Khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời ở vị trí vuông góc thì dao động thuỷ triều nhỏ nhất (Triều kém) III. Dòng biển: dương lưu, hải lưu 1.Khái niệm: -Dương lưu: dòng nước chảy trong đại dương. -Hải lưu: dòng nước chảy trong biển. -Phóng lưu: dòng trao đổi nước giữa đại dương và biển (giữa Hồng hải và Ấn Độ Dương) 2.Nguyên nhân phát sinh dòng biển: Nguyên nhân chính: do gió. Ngoài ra còn do sự chênh lệch nhiệt độ, độ măn, tỷ trọng giữa các khối nước. 3.Quy luật hoạt động của các dòng biển: -Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng tây,khi gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực. -Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30-400 gần bờ đông của đại dương, chảy về phía Xích đạo -Hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam thì ngược lại. -Ở bán cầu Bắc còn có các dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía Xích đạo - Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa. -Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương. Bán cầu Loại dòng biển Tên dòng biển Nơi hoạt động chủ yếu *Nơi xuất phát *Hướng chảy Bắc Nóng 1. Gulfstream-Bắc Đại Tây Dương Đại Tây Dương * Xích đạo * Chảy về hướng tây, khi gặp lục địa. chuyển hướng chảy về phía Bắc cực. 2. Guyan 3. Bắc Xích đạo- Cưrosivo-Bắc Thái Bình Dương Thái Bình Dương 4. Theo gió mùa Ấn Độ Dương Lạnh 1. Canary Đại Tây Dương * 300-400B hoặc vùng cực. * Men theo bờ đông của các đại dương, chảy về phía Xích đạo. 2. Labrado Bắc Băng Dương- Đại Tây Dương 3. Greenland 4. California Thái Bình Dương 5. Bering-Oiasivo Nam Nóng 1. Brazil Đại Tây Dương *Xích đạo *Chảy về hướng tây, khi gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía Nam cực. 2. Đông Australia Thái Bình Dương 3. Mozambich- Mũi Kim Ấn Độ Dương Lạnh 1. Benguela Đại Tây Dương *Khoảng 300-400N *Men theo bờ đông của các đại dương, chảy về phía xích đạo 2. Peru Thái Bình Dương 3. Tây Australia Ấn Độ Dương IV. Đánh giá 1. Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng biển, sóng thần. 2. Dựa vào các hình trong SGK, hãy nhận xét vị trí của mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày triều cường, các ngày triều kém như thế nào? V. Hoạt động nối tiếp Làm câu hỏi 3 SGK trang 62 VI. Phụ lục Thuỷ triều là một hiện tượng lượng nước biển dâng lên rồi lại rút đi một cách tuần hoàn ở Trái Ðất. Từ ngàn xưa con người đã biết được quy luật của nó phần lớn là nhờ vào kinh nghiệm chứ không thể giải thích được nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều một cách khoa học. Mãi đến khi Newton tìm ra được định luật vạn vật hấp dẫn thì hiện tượng thủy triều mới bước đầu giải thích có cơ sở khoa học. * Theo Newton, những thiên thể trong không gian đều có sức hút lẫn nhau. Sức ấy lớn, nhỏ tuỳ theo trọng khối của các tinh cầu và khoảng cách giữa các tinh cầu. Địa cầu ở trong không gian chịu nặng nhất hai sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Mặt Trăng có trọng khối chỉ bằng một phần 27 triệu Mặt Trời, nhưng ở cách Địa cầu chỉ một khoảng bằng một phần 390 khoảng cách giữa Mặt Trời và Địa cầu, nên sức hút của Mặt Trăng đối với Địa cầu lớn hơn sức hút của Mặt Trời 2,17 lần. Mặt Trăng có sức hút Địa cầu, thì ngược lại Địa cầu cũng có sức hút Mặt Trăng, cả hai hợp thành một hệ thống hút lẫn nhau, thì Mặt Trăng mới quay quanh Địa cầu mãi được. Do vận động của Địa cầu trong hệ thống sinh ra lực ly tâm, lực ấy chống lại lực hút của Mặt Trăng. Bất cứ nơi nào trên Địa cầu cũng có hai lực và hợp lực của hai lực ấy là lực sinh ra thuỷ triều. Lực sinh ra thuỷ triều do nguồn gốc Mặt Trăng rất nhỏ, chỉ bằng một phần 8.640.000 trọng lực của Địa cầu, nếu không thì trọng lực không thể giữ được nước các hải dương lại và nước ấy theo sức hút của Mặt Trăng mà vút hết sang vệ tinh ấy. Trong hai lực hợp thành lực sinh thuỷ triều, thì lực hút thay đổi từng nơi trên mặt Địa cầu, nhưng lực ly tâm thì đồng nhất khắp nơi, vì vậy hợp lực làm thành lực sinh thuỷ triều cũng thay đổi tùy nơi. Ở điểm A hướng thẳng về phía Mặt Trăng, sức hút > sức ly tâm, và hợp lực hướng về phía Mặt Trăng, mặt nước các hải dương dâng lên phía ấy, làm cho nước suốt từ C đến B đều dâng cao- triều lên- , và hai khu vực EC và DB nước triều xuống, còn gọi là nước ròng. Ở I, là điểm hướng về phía ngược lại Mặt Trăng, lực ly tâm không thay đổi, nhưng lực hút nhỏ hơn các nơi khác nên lực ly tâm> lực hút, hợp lực hướng về phía ngược lại phía Mặt Trăng và mặt nước các hải dương dâng lên về phía ấy, làm cho nước suốt từ H đến G lên cao- triều lên- , và nước từ khu vực EH và DG nước triều xuống. Địa cầu tự quay một vòng 24giờ, tất cả các miền trên địa cầu đều lần lượt qua những miền A,I,E,D, nghĩa là đều có hai con nước lên và hai con nước xuống. Tuy vậy, trong lúc Địa cầu quay quannh trục thì mặt Trăng cũng quay quanh Địa cầu từ Tây sang Đông. Vì vậy, trong vận động tự quay của Địa cầu,khi điểm A1 về chỗ cũ sau 24giờ thì Mặt trăng đã di động từ T1 đến T2. Như thế ở A1 nước không lên mà nước chỉ lên khi A1 đến A2, đối diện với T2. Thời gian mà A1 chuyển đến A2 là 50 phút. Vì thế, chu kỳ của thuỷ triều là trong 24giờ 50phút mới có hai con nước lên và hai con nước xuống. * Thuyết Newton, được bổ sung bằng thuyết động học của nhà bác học Pháp P.S.laplace(1749-1827), nhà toán học Pháp Henri Poincaré(1854-1912) và nhà vật lý học Anh Thomson-Kenvin(1824-1907).Thuyết ấy cho rằng súc hút của Mặt Trăng và Mặt Trời không phải làm cho nước hải dương chỉ dâng lên và hạ xuống, mà làm cho nước ấy dao động theo chiều dọc, giống như một đợt sóng khổng lồ từ mặt đến đáy các hải dương, dao động ấy làm sinh ra những sóng thuỷ triều dài hàng nghìn km. Các đại dương lại có các lục địa giới hạn, địa hình đáy đại dương, thể tích khác nhau nên trong thuỷ quyển không thể có một sóng triều chung mà có rất nhiều sóng triều riêng cho từng đại dương Vì các nguyên nhân trên mà trong đại dương sinh ra những sóng triều độc lập có đến 36 sóng.Những sóng chính, chịu ảnh hưởng chủ yếu của sức hút Mặt Trăng, gọi là nguyệt triều; chịu ảnh hưởng chủ yếu của sức hút Mặt Trời gọi là dương triều. Mỗi loại sóng lại có hai thứ, mà chu kỳ khác nhau: nhật kỳ và bán kỳ Nhật kỳ (nhật triều) : trong một ngày có một con nước lên và một con nước xuống.( Hòn gai, Đồ sơn) Bán kỳ (bán nhật triều): trong một ngày có hai con nước lên và hai con nước xuống (bờ Đại tây dương, châu Đại dương, bờ châu Úc) Tạp kỳ (tạp triều) : kiểu hỗn hợp cả hai chu kỳ nhật triều và bán nhật triều (Cửa Hội, Quy Nhơn, Sài gòn)0 Tóm lại, thuỷ triều ở mỗi nơi trên Địa cầu đều do hai loại điều kiện quyết định: điều kiện thiên văn quyết định về nguồn gốc và điều kiện địa lý quyết định về chế độ và độ lớn. Tuy cùng nguồn gốc, thuỷ triều không nơi nào giống nơi nào về chế độ và độ lớn, vì điều kiện địa lý không địa phương nào giống địa phương nào. Kí duyệt, ngày tháng năm 2007. Tổ Trưởng Mã Thị Xuân Thu

File đính kèm:

  • doc 57601928374653241234567234849876543543543r342195787656754321Bao tuong 20-11.doc
Giáo án liên quan