Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 2: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

I-Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

- Thấy được vai trò, sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống

- Nắm được một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ

 2. Kĩ năng:

- Hiểu và trình bày được phương pháp sử dụng bản đồ, átlát địa lí để tìm hiểu đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng và phân tích các mối quan hệ địa lí

- Biết trỡnh bày suy nghĩ và cú ý tưởng về việc sử dụng bản đồ trong hoc tập và đời sống

- Tỡm kiếm và xử lớ thụng tin để thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống

 3.Thái độ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 2: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Tuần: 1 -Tiết theo PPCT:2 - Bài 2: Sử Dụng Bản Đồ Trong Học Tập Và Đời Sống I-Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Thấy được vai trò, sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống - Nắm được một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ 2. Kĩ năng: - Hiểu và trình bày được phương pháp sử dụng bản đồ, átlát địa lí để tìm hiểu đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng và phân tích các mối quan hệ địa lí - Biết trỡnh bày suy nghĩ và cú ý tưởng về việc sử dụng bản đồ trong hoc tập và đời sống - Tỡm kiếm và xử lớ thụng tin để thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống 3.Thái độ: Có ý thức sử dụng bản đồ thường xuyên trong học tập II- Đồ dùng dạy học: -Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới -Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam -Bản đồ kinh tế chung Việt Nam III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ : - Quan sát hình 2.2 cho biết tên của phương pháp biểu hiện các đối tượng trên bản đồ ? Phương pháp này thể hiện được những nội dung nào của đối tượng địa lí ? - Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường đựợc dùng để thể hiện những nội dung nào ? Trên hình 2.3 những nội dung nào được thể hiện bằng phương pháp này? - Phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào? Sử dụng phương pháp này như thế nào? - Phương pháp bản đồ- biểu đồ có hình thức như thế nào? Tác dụng gì? 3. Giới thiệu bài mới: Bản đồ có vai trò như thế nào trong học tập và đời sống? Chúng ta cần chú ý gì trong học tập địa lí khi khai thác bản đồ? Chúng ta sẽ nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề đó qua bài học hôm nay. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chính * Hoạt động 1 : Cả lớp - Bản đồ có vai trò như thế nào trong học tập? - Nêu ví dụ để thấy được vai trò to lớn của bản đồ trong học tập? - Giáo viên tổng hợp các ý kiến, sử dụng một số bản đồ minh họa. - Cho vài ví dụ về các ngành nghề, công việc cần sử dụng bản đồ? - Giáo viên đưa ra tình huống cụ thể, học sinh lựa chọn bản đồ. Ví dụ: Học về tự nhiên Hoa Kỳ sẽ phải sử dụng bản đồ gì? * Hoạt động 2: cá nhân - Chúng ta cần chú ý gì trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ? -GV giới thiệu với HS các dạng tỉ lệ bản đồ và hướng dẫn HS cách qui đổi từ tỉ lệ bản đồ ra khoảng cách thực tế (VD : khoảng cách 3cm trên bản đồ 1/6000000 ứng với bao nhiêu km trên thực tế?) -GV cho HS dựa vào một số bản đồ để xác định phương hướng trên bản đồ - Có thể nghiên cứu mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên một bản đồ - Phối hợp nhiều bản đồ liên quan để nghiên cứu các mối quan hệ Để tìm hiểu bản chất của một đối tượng địa lí ở một khu vực nào đó chúng ta cần so sánh các bản đồ cùng loại ở các khu vực khác.VD : So sánh bản đồ sông ngòi các nơi để thấy sông ngòi nơi ta nghiên cứu có mật độ thế nào ?..... -HS nghiên cứu phần I.1 SGK trang 15 để trả lời: * Ví dụ: + Xác định được vị trí một địa điểm (tọa độ, đới khí hậu...) + Hình dạng, quy mô lãnh thổ + Tình hình phân bố dân cư, sản xuất.... + Các mối liên hệ địa lí.... Dựa vào bản đồ ta có thể nghiên cứu một cách khá tỉ mỉ, hệ thống về một đối tượng địa lí -HS nghiên cứu SGK kết hợp sự hiểu biết của bản thân để trả lời + Tìm đường đi, xác định vị trí + Dự báo thời tiết: hướng di chuyển của bão, gió mùa.... + Làm thuỷ lợi, mở đường + Phục vụ quân sự..... - HS dựa vào nội dung SGK trang 15,16 kết hợp sự hiểu biết bản thân để trả lời - HS cho ví dụ minh họa -Bản đồ tỉ lệ 1/6000000; 3cm trên bản đồ = 180 km ngoài thực tế -HS phải xác định được đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam, đầu phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông, đầu trái vĩ tuyến chỉ hướng Tây -HS nghiên cứu SGK trang 16 kết hợp thực tế để nêu được các ví dụ cụ thể + Giải thích hướng chảy, độ dốc sông dựa vào đặc điểm địa hình, địa chất khu vực + Giải thích sự phân bố nông nghiệp dựa vào các bản đồ thổ nhưỡng, khí hậu, dân cư, công nghiệp I-Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống: 1.Trong học tập: Bản đồ là phương tiện hiệu quả để: - Học tập ở lớp - Học tập ở nhà - Trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí 2. Trong đời sống: - Bản chỉ đường. - Phục vụ cho các ngành sản xuất. - Phục vụ cho quân sự. II- Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập: 1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lý trên cơ sở bản đồ: -Chọn bản đồ phải phù hợp với nội dung cần tìm hiểu. - Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỷ lệ, ký hiệu của bản đồ. + Dựa vào tỉ lệ bản đồ xem mỗi cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực tế để tính khoảng cách thực tế + Dựa vào các kí hiệu bản đồ để nắm được các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ - Xác định được phương hướng trên bản đồ: xác định phương hướng phải dựa vào mạng lưới kinh, vĩ tuyến hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ 2. Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trong bản đồ,trong Atlat: Có thể dựa vào một bản đồ hoặc phối hợp nhiều bản đồ liên quan để phân tích các mối quan hệ, giải thích đặc điểm đối tượng. V- Đánh giá: - Bản đồ có tác dụng như thế nào trong đời sống và trong việc học tập môn địa lí? Cho ví dụ chứng minh? - Hãy tính và điền kết quả vào bảng sau: Tỉ lệ bản đồ 1/120000 1/250000 1/500000 1/1000000 2,5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực tế? 4cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực tế? V- Hoạt động nối tiếp: - Học bài - Xem lại cách qui đổi tỉ lệ bản đồ - Xem trước nội dung bài 3

File đính kèm:

  • docBai 2 Dia li 10.doc