Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Tiết 10 - Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau bài học, HS cần:

1. Về kiến thức

 - Phân biệt được các quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

 - Nắm được tác động của các quá trình này đến bề mặt địa hình Trái Đất.

- Phân tích được mối quan hệ giữa 4 quá trình: phong hoá, bóc mòn, vận

 chuyển và bồi tụ.

2. Về kĩ năng

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát và nhận xét tác động của các quá trình: bóc mòn,vận chuyển và bồi tụ đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua tranh ảnh, hình vẽ, băng, đĩa hình.

 - Liên hệ thực tế để thấy được tác động của các quá trình này đến bề mặt địa hình nước ta.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Tiết 10 - Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Người dạy: Lý Văn Chung. Lớp dạy: Tiết 10 - Bài 9 TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức - Phân biệt được các quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. - Nắm được tác động của các quá trình này đến bề mặt địa hình Trái Đất. - Phân tích được mối quan hệ giữa 4 quá trình: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. 2. Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát và nhận xét tác động của các quá trình: bóc mòn,vận chuyển và bồi tụ đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua tranh ảnh, hình vẽ, băng, đĩa hình... - Liên hệ thực tế để thấy được tác động của các quá trình này đến bề mặt địa hình nước ta. 3. Về thái độ Thông qua nhận thức đúng về các quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ, giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do các quá trình này gây ra (VD. Xói mòn đất đai do mất lớp phủ thực vật...). II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Tranh ảnh (hoặc băng, đĩa hình) về các dạng địa hình do tác động của nước, gió, sóng biển, băng hà tạo thành. - Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh mở rộng kiến thức cho HS. 2. Chuẩn bị của HS - SGK. - Đọc trước bài ở nhà. - Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về những dạng địa hình hình thành do các quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bà cũ (5p) - Câu hỏi. Lập bảng so sánh giữa các quá trình phong hoá hoá học, phong hoá lí học và phong hoá sinh học theo các nội dung: khái niệm, tác nhân chủ yếu và kết quả? - Đáp án. + Giống nhau: đều là quá trình tác động của ngoại lực làm phá huỷ đá và khoáng vật.(2.5đ) + Khác nhau: Nội dung Phong hoá lí học Phong hoá hoá học Phong hoá sinh học Thang điểm Khái niệm Là quá trình phá huỷ đá mà không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hoá học của chúng. Là quá trình phá huỷ đá và khoáng vật chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của chúng. Là sự phá huỷ đá và khoáng vật làm cho chúng vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học. 2.5đ Tác nhân chính Tác nhân chính (tiếp) - Sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối. - Tác động ma sát hoặc sự va đập của gió, sóng, nước chảy, hoạt động sản xuất của con người... Nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí Cacbonic, Ôxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hoá học. Các sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây... 2.5đ Kết quả Làm cho đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn. Làm xuất hiện các dạng địa hình đặc biệt như địa hình cacxtơ. Làm phá huỷ cả về mặt cơ giới và hoá học của đá và khoáng vật. 2.5đ 2. Dạy nội dung bài mới (35p) Mở bài. (1p) Trong tiết học ngày hôm trước chúng ta đã tìm hiểu được một hình thức tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất đó là quá trình phong hóa. Bài học ngày hôm nay thầy và các em sẽ đi tìm hiểu các hình thức tiếp theo đó là quá trình bóc mòn,bồi tụ và vận chuyển. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính => GV CH HS GV CH HS GV CH HS GV CH HS GV CH HS GV CH HS GV => GV CH HS GV CH HS GV => CH HS GV GV CH GV CH HS CH HS GV CH HS GV KL Hoạt động 1: cả lớp / cá nhân (14p) Sau khi đá và khoáng vật bị phong hoá bằng các hình thức như trong tiết trước đã học, chúng tiếp tục chịu sự tác động của ngoại lực thông qua quá trình bóc mòn. Bây giờ thầy có ví dụ như sau: Hòn đá tác nhân ngoại lực đá bị rạn vỡ (nước chảy, gió, mưa...) tác nhân ngoại lực đá vụn bị bóc ra khỏi (nước chảy, gió, mưa...) đá gốc động năng ngoại lực cuốn theo, lăn đá vụn di chuyển từ nơi này đến nơi khác động năng giảm dần, triệt tiêu vật liệu tích tụ. Từ VD trên em hãy xác định đâu là quá trình bóc mòn và cho biết bóc mòn là quá trình như thế nào? Nghiên cứu SGK trang 35 và phân tích VD để xác định quá trình bóc mòn và nêu được khái niệm quá trình bóc mòn. Tuỳ theo nhân tố tác động mà quá trình bóc mòn có những tên gọi khác nhau. Đó là những tên gọi nào? Hay nói cách khác, quá trình này có những hình thức nào? Dựa vào nội dung SGK trả lời, yêu cầu nêu được: xâm thực, mài mòn, thổi mòn... Xâm thực là quá trình bóc mòn do nước chảy, mài mòn là quá trình bóc mòn do nước biển, thổi mòn là quá trình bóc mòn do gió... Em hãy nêu một số dạng địa hình được hìnhthành qua quá trình bóc mòn? Dựa vào nội dung SGK trả lời. Chuẩn kiến thức và mở rộng. + Do nước chảy tràn tạo thành. + Do dòng chảy tạm thời tạo thành, xảy ra phổ biến trong trường hợp bề mặt địa hình bị mất lớp phủ thực vật. Ta biết rằng, thảm thực vật bao phủ trên bề mặt đất có tác dụng giữ nước, làm giảm tốc độ dòng chảy, ngăn chặn sự xói mòn đất. Khi bề mặt địa hình bị mất lớp phủ thực vật (chủ yếu do chặt phá rừng và chăn thả gia súc bừa bãi) sẽ không còn những khả năng trên. Do đó, khi các cơn mưa rơi xuống sẽ dễ gây ra lũ lụt và làm tăng hiện tượng xói mòn đất. + Do dòng chảy thường xuyên tạo thành. - Thổi mòn là tác dụng của gió làm cuốn đi những hạt nhỏ đã bị phá huỷ bởi bụi, cát. Thổi mòn có thể làm những lớp mềm mất đi để tạo thành hàm ếch thổi mòn. Trong các lớp đá có những phần cứng mềm khác nhau thì thổi mòn sẽ làm mất đi chỗ mềm để tạo thành nhữnh hốc thổi mòn hay bề mặt đá rỗ tổ ong. Theo em, thổi mòn có tác động như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp? Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời. Chuẩn kiến thức: Thổi mòn có tác hại rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp vì nó làm mất đi lớp đất mặt là lớp đất màu mỡ nhất. VD. Chỉ riêng trong nửa thế kỉ mà ở đồng bằng Canađa gió đã cuốn đi lớp đất mặt dày 25cm. Ở nước ta, do điều kiện độ ẩm lớn và thực vật phát triển nên nói chung tác động của thổi mòn không lớn. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng cần quan tâm đúng mức, đặc biệt đối với một số khu vực ở Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. + Dạng địa hình nấm đá thường có ở vùng khí hậu khô hạn do hiện tượng khoét mòn phá huỷ. Khi gió cuốn theo những hạt bụi với tốc độ lớn bắn phá bề mặt đá gắn kết, do tác dụng của nó bị hạn chế trong phạm vi 2m gần mặt đất nên đã khoét mòn chân khối đá để tạo nên những khối đá hình nấm độc đáo. Quan sát hình 9.6, em hãy mô tả quá trình tạo thành vách biển và bậc thềm sóng vỗ? Quan sát hình 9.6 trả lời: sóng vỗ bờ vách biển bị ăn lõm vào tạo hốc hàm ếch bờ đổ xuống tạo vách biển mới. Vách biển cứ thế lùi dần, chân vách tạo thành bậc thềm sóng vỗ. Chuẩn kiến thức: khi sóng vỗ bờ, bản thân nó có sức đập lớn, lại thêm những đá và cát mà nó mang theo làm cho bờ bị ăn lõm vào tạo ra hốc hàm ếch, làm bờ đổ xuống, sườn hướng ra biển tăng dần độ dốc và thành ra thẳng đứng gọi là vách biển. Quá trình phá hoại của sóng tiếp tục diễn ra như vậy làm cho vách biển ngày càng lùi dần vào nội địa. Vách biển lùi dần nhưng chân vách còn lại làm thành một cái nền mài mòn hay bậc thềm sóng vỗ. Qua ví dụ trên em hãy cho biết tác động xâm thực mài mòn của sóng biển đã tạo thành những dạng địa hình nào? Dựa vào nội dung SGK và qua phân tích ví dụ trả lời. - Gọi là địa hình băng hà hay địa hình băng tích. + Phiô là thuật ngữ có gốc từ tiếng Nauy chỉ nhánh biển hẹp, hai bên có vách đá dốc ăn sâu vào đất liền có khi tới 200km. Phiô được hình thành trong những vùng trước đây vốn có băng hà bao phủ. Đó là những thung lũng băng hà cổ đã bị nước biển tiến vào phủ ngập. Hiện nay Phiô còn có nhiều ở bờ tây bán đảo Scanđinavi, ở đảo Grơnland và Pêru. + Là những đồng bằng cao, cấu tạo bằng đá cứng đã chịu tác động gọt giũa của băng hà. Thỉnh thoảng trên mực chung của cao nguyên còn gặp những khối đá cao sắc nhọn, sườn rất dốc được gọi là nunatac. + Là những khối đá bầu dục và gần tròn, đường kính từ vài mét đến vài trăm mét, trên đó thấy nhiều vết khía, dấu tích của sự cọ sát, mài giũa của những băng tích dưới. Sau khi đá và khoáng vật bị bóc mòn, các vật liệu phá hủy không nằm tại chỗ mà tiếp tục chịu sự tác động của quá trình ngoại lực. Đó chính là nội dung của phần 3 mà thầy trò ta sẽ tìm hiểu sau đây. Hoạt động 2: cả lớp (8p) Trở lại VD ban đầu, em hãy xác định đâu là quá trình vận chuyển và cho biết quá trình vận chuyển là gì? Phân tích VD xác định quá trình vận chuyển kết hợp với nội dung trong SGK trả lời. Vận chuyển có thể xảy ra trực tiếp nhờ tác động của trọng lực như trong hiện tượng đá lở, đất trượt hoặc gián tiếp nhờ một tác nhân nào đó như gió, nước chảy, băng hà... Khoảng cách dịch chuyển của vật liệu phụ thuộc vào yếu tố nào? Dựa vào nội dung trong SGK trả lời. + Động năng càng lớn, khoảng cách dịch chuyển càng xa. + Vật liệu càng nhỏ, nhẹ càng dễ vận chuyển đi xa. + Mặt đệm càng nhẵn, càng ít ma sát thì khoảng cách vận chuyển càng xa. Như trên vừa xét, vận chuyển có thể xảy ra trực tiếp nhờ trọng lực như trong hiện tượng trượt, lở đất hoặc gián tiếp nhờ một tác nhân nào đó như gió, nước chảy, băng hà... Từ đó nói lên những hình thức nào của quá trình vận chuyển? Dựa vào SGK và kiến thức vừa học trả lời. + Đối với vật liệu nhỏ, nhẹ. + Đối với vật liệu lớn, nặng. Ví dụ như trong quá trình bào mòn mặt đất, dòng nước chảy tạo ra vô số vật liệu phù sa. Tuỳ theo kích thước của chúng và tốc độ dòng chảy, vật liệu xâm thực có thể được vận chuyển xuôi dòng theo những hình thức khác nhau: các vật liệu mịn và hoà tan thì trôi lơ lửng, vật liệu thô thì lăn trên mặt đáy hoặc nhảy cóc. Có phải vật liệu phá huỷ sẽ được các nhân tố ngoại lực mang đi mãi không? Nếu không phải thì khi nào chúng sẽ dừng lại và dừng lại theo những hình thức nào? Đó chính là nội dung của phần 4 sau đây. Hoạt động 3: cả lớp (12p) Quay trở lại VD trước và dựa vào nội dung trong SGK em hãy cho biết quá trình bồi tụ là gì và bồi tụ diễn ra khi nào? Dựa vào VD và nội dung SGK trả lời. - Khái niệm: - Xảy ra khi động năng của các nhân tố ngoại lực giảm dần hoặc triệt tiêu. Như vậy, khi động năng của các nhân tố ngoại lực giảm dần không còn đủ khả năng vận chuyển các vật liệu phá huỷ hoặc triệt tiêu sẽ diễn ra quá trình tích tụ các vật liệu phong hoá mà chúng đem theo. Dựa vào nhân tố đã đem theo và để lại vật liệu, người ta chia quá trình bồi tụ thành: quá trình bồi tụ do nước chảy trên mặt (lũ tích, bồi tích...), quá trình bồi tụ do các băng hà (băng tích) v.v.. Từ đó cũng cho thấy quá trình bồi tụ phụ thuộc vào nhân tố nào? Dựa vào nội dung SGK trả lời. Động năng của các nhân tố ngoại lực càng yếu thì bồi tụ diễn ra càng mạnh và ngược lại. Có những hình thức bồi tụ nào? Dựa vào nội dung SGK trả lời. + Xảy ra trong trường hợp động năng của các nhân tố ngoại lực giảm dần. Khi động năng của dòng chảy giảm dần, không đủ khả năng để vận chuyển dòng chảy rắn, thì một bộ phận phù sa trước hết là những vật liệu thô (đá tảng, cuội, sỏi, cát...) sẽ tách khỏi dòng chảy và ở lại trên mặt đáy, sau đó đến các vật liệu nhỏ dần sẽ được tích tụ lại trên đường di chuyển cho đến khi động năng của dòng chảy triệt tiêu. Trường hợp động năng dòng chảy giảm dần + Xảy ra trong trường hợp động năng của các nhân tố ngoại lực giảm đột ngột (do tốc độ giảm ở nơi chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng). Trường hợp động năng của dòng chảy giảm đột ngột Em hãy kể tên một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, do gió, do sóng biển mà em biết? Dựa vào sự hiểu biết của bản thân trả lời. Chuẩn kiến thức, giải thích và bổ sung. - Địa hình bồi tụ do nước chảy tạo thành: + Bãi bồi: là bề mặt tích tụ tương đối bằng phẳng, phân bố ven dòng chảy và tạo nên bề mặt đáy thung lũng sông không hoàn chỉnh. Vào mùa cạn, bãi bồi nằm trên mực nước sông và tạo vách khi chuyển sang lòng chảy. Vào mùa lũ lớn, bãi bồi bị ngập nước và chịu sự tác động của dòng chảy hiện tại trong thung lũng sông. Khi bãi bồi được bồi lên cao , không còn bị ngập nước ngay cả vào mùa lũ lớn, lúc ấy người ta gọi là thềm sông. + Châu thổ: khi phù sa sông ra đến biển nói chung sẽ lắng đọng lại do hai nguyên nhân: đối với các hạt vụn, đó là sự giảm dần đến mức triệt tiêu của động năng; còn đối với phù sa lơ lửng thì đó là sự thay đổi thành phần hoá học của nước sông khi hoà cùng nước biển. Trong những điều kiện thuận lợi nhất định, phù sa lắng đọng sẽ tạo thành châu thổ. Những điều kiện thuận lợi đó là: lượng phù sa của sông lớn, khu vực gần cửa sông nông, sóng biển nhỏ và thuỷ triều yếu. Tuỳ thuộc vào các điều kiện này mà châu thổ có các kiểu khác nhau, trong đó điển hình là tam giác châu. Tam giác châu (hay còn gọi là châu thổ hình quạt) thường hình thành ở vùng cửa sông nơi sông đổ ra biển. Tam giác châu tạo thành ở những vùng biển rất rộng. Trong điều kiện này, cửa sông bị lấp đầy phù sa một cách nhanh chóng tạo thành một đảo chắn giữa dòng chảy. Đảo này chia sông chính thành hai nhánh, rồi các nhánh lại có thể bị phân nhỏ hơn nữa theo cách trên. Phù sa cứ lấn dần ra biển tạo thành một khu vực tam giác, đỉnh hướng về phía đất liền, từ đó mà có tên gọi tam giác châu. Điển hình cho châu thổ này là ở đồng bằng sông Nin (Ai Cập), sông Hoàng Hà (Trung Quốc), sông Cửu Long và sông Hồng của Việt Nam. Ngoài ra còn có châu thổ hình mỏ chim hình thành trong điều kiện sóng biển tương đối mạnh, do đó chỉ có một nhánh chính với lượng phù sa lớn có khả năng bồi tụ cả hai bên sông. Đồng bằng sông Tibrơ ở Italia là điển hình cho châu thổ kiểu này. Châu thổ hình chân chim hình thành trong điều kiên lượng phù sa rất lớn khiến nhiều nhánh sông tiến ra biển một lúc với tốc độ rất lớn để lại giữa chúng những vịnh biển. Đồng bằng sông Mixixipi ở Hoa Kì là điển hình cho trường hợp này. - Dạng địa hình bồi tụ do gió tiêu biểu là cồn cát. Cồn cát là những đợt sóng cát khổng lồ, bất đối xứng. Cồn cát hình thành trong điều kiện có nhiều cát, không những xuất hiện ở hoang mạc mà còn xuất hiện ở bờ biển, bờ sông. Cồn cát có nhiều hình dạng khác nhau như cồn cát hình lưỡi liềm, cồn cát hình W, cồn cát Parabôn... - Địa hình bồi tụ do sóng biển tiêu biểu là các bãi biển. Khi sóng xô vào bờ mang theo các vật liệu bồi tụ, dần dần tích tụ lại tạo thành bãi biển. Việc phân chia tác động của ngoại lực thành các quá trình riêng biệt nhiều khi mang tính quy ước vì ranh giới giữa chúng không rõ ràng và khó có thể xác định lúc nào quá trình này kết thúc để bắt đầu một quá trình khác. Như vậy, qua bài 8 và bài 9 các em đã được tìm hiểu về tác động của nội lực cũng như ngoại lực tới địa hình bề mặt Trái Đất. Ta thấy rằng nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau: các quá trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặt địa hình Trái Đất trở nên gồ ghề hơn, còn quá trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó. Tuy nhiên, chúng luôn tác động đồng thời và tạo nên các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất. 2. Quá trình bóc mòn a. Khái niệm: là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...) làm các sản phẩm phong hoá rời khỏi vị trí ban đầu của nó. b. Ví dụ - Địa hình xâm thực do nước chảy trên mặt. + Các rãnh nông. + Các khe rãnh xói mòn (hình 9.4). + Các thung lũng sông suối. - Địa hình do gió thổi mòn, khoét mòn. + Các hố trũng thổi mòn. + Bề mặt đá rỗ tổ ong. + Ngọn đá sót hình nấm. - Địa hình hình thành do tác động xâm thực mài mòn của sóng biển. + Hàm ếch sóng vỗ. + Vách biển. + Bậc thềm sóng vỗ. - Địa hình do băng hà tạo thành. + Các vịnh hẹp băng hà (hay còn gọi là Phiô). + Cao nguyên băng hà. + Đá trán cừu. 3. Quá trình vận chuyển - Vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. - Khoảng cách chuyển dịch phụ thuộc: + Động năng của quá trình. + Kích thước và trọng lượng của vật liệu. + Điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau của bề mặt đệm. - Có hai hình thức vận chuyển: + Cuốn đi nhờ động năng của ngoại lực. + Lăn trên mặt đất dốc nhờ trọng lực của vật liệu và động năng của ngoại lực. 4. Quá trình bồi tụ - Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ. - Bồi tụ phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực. - Có 2 hình thức bồi tụ. + Vật liệu tích tụ dần trên đường di chuyển của chúng theo thứ tự giảm dần kích thước và trọng lượng. + Vật liệu tích tụ và phân lớp theo trọng lượng. 3. Củng cố và luyện tập (4p) A. Phần trắc nghiệm Khoanh tròn chữ cái ở đầu ý đúng. Câu 1. Quá trình bóc mòn do nước biển được gọi là? A. Xâm thực B. Mài mòn C. Thổi mòn Câu 2. Địa hình xâm thực do nước chảy trên mặt tạo thành khe rãnh xói mòn là do? A. Nước chảy tràn. B. Dòng chảy tạm thời C. Dòng chảy thường xuyên B. Phần tự luận Câu 1. Dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày hai quá trình vận chuyển và bồi tụ? Câu 2. Phân tích mối quan hệ giữa bốn quá trình: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ? 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1p) - Trả lời câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị trước nội dung bài thực hành.

File đính kèm:

  • docbai 9 tiet 2.doc
Giáo án liên quan