Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 7: Cấu trúc của trái đất. thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

 - Mô tả được cấu trúc của Trái Đất và trình bày được đặc điểm của mỗi lớp bên trong Trái Đất. Biết khái niệm thạch quyển, phân biệt được vỏ Trái Đất và thạch quyển.

 - Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng.

2. Kĩ năng

 - Quan sát nhận xét cấu trúc của Trái Đất, các mảng kiến tạo và các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo qua tranh ảnh và bản đồ.

3. Thái độ, hành vi

 Khâm phục lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học để tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất và giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên có liên quan.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

 - Tranh ảnh về cấu tạo của Trái Đất.

 - Phóng to hình 7.1.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 7: Cấu trúc của trái đất. thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 7 Ngày dạy :11/9/2010 Chương III: Cấu trúc của trái đất. các quyển của lớp vỏ địa lí Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. thạch quyển. thuyết kiến tạo mảng I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc của Trái Đất và trình bày được đặc điểm của mỗi lớp bên trong Trái Đất. Biết khái niệm thạch quyển, phân biệt được vỏ Trái Đất và thạch quyển. - Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng. 2. Kĩ năng - Quan sát nhận xét cấu trúc của Trái Đất, các mảng kiến tạo và các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo qua tranh ảnh và bản đồ. 3. Thái độ, hành vi Khâm phục lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học để tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất và giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên có liên quan. II. Thiết bị dạy học - Tranh ảnh về cấu tạo của Trái Đất. - Phóng to hình 7.1. III. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời? Câu 2: Nêu hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất? 3. Nội dung bài giảng a. Mở bài: Hôm nay chúng ta sẽ chuyển sang một chương mới: Cấu tạo của Trái Đất. Thạch quyển. Chúng ta sẽ biết được Trái Đất được hình thành như thế nào? Cấu trúc của Trái Đất ra sao? b. Triển khai bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu các lớp cấu trúc của Trái Đất Mục tiêu: HS biết được độ dày, cấu trúc của các lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân TráI Đất Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm + Các nhóm chẵn: Nghiên cứu về lớp vỏ Trái Đất + Các nhóm số lẻ: Nghiên cứu về lớp Manti và nhân của Trái Đất Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức và nêu khái niệm thạch quyển. Sau đó GV cho HS so sánh sự khác nhau của bao manti và nhân Trái Đất. Trong ba lớp cấu tạo của Trái Đất lớp nào có vai trò quan trọng nhất? Tại sao? I. Cấu trúc của Trái Đất Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: - Lớp vỏ Trái Đất. - Lớp Man ti. - Nhân Trái Đất. * Khái niệm thạch quyển Lớp vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (đến độ sâu 100km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau tạo thành lớp võ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất được gọi là Thạch quyển. Hoạt động 2: Tìm hiểu thuyết kiến tạo mảng Mục tiêu : HS nắm được nội dung của thuyết kiến tạo mảng, vận dụng thuyết kiến tạo mảng để giải thích các hiện tượng địa chất trên Trái Đất. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính - Bước 1:GV yêu cầu HS đọc mục II trang 27 SGK kết hợp quan sát hình 7.3, 7.4, cho biết: - Thạch quyển được cấu tạo bởi những mảng nào? - Căn cứ vào mũi tên cho biết hướng di chuyển của các mảng. - Giải thích tại sao các mảng kiến tạo có thể di chuyển được ? - Kết quả chuyển dịch của các mảng, cho ví dụ. - Bước 2: HS phát biểu. (Các địa mảng có thể dịch chuyển được là nhờ mặt trượt là lớp Manti quánh dẻo). II. Thuyết kiến tạo mảng - Lớp vỏ Trái Đất gồm nhiều mảng kiến tạo nằm kề nhau, luôn luôn di chuyển với tốc độ chậm. - Cách tiếp xúc phổ biến của các địa mảng là hai mảng xô vào nhau (tiếp xúc dồn ép) hoặc hai mảng tách xa nhau (tiếp xúc tách dãn). - ở ranh giới các địa mảng hình thành nên các dãy núi cao hay các đứt gãy lớn và thường xuyên xảy ra các hoạt động kiến tạo như động đất, núi lửa... Phiếu học tập Nhiệm vụ: Đọc mục I SGK kết hợp quan sát hình 7.1 và hình 7.2, hãy điền vào bảng sau cấu trúc của Trái Đất: Tên lớp Độ dày Thành phần cấu tạo Vỏ Trái Đất Man ti Nhân Thông tin phản hồi Tên lớp Độ dày Thành phần cấu tạo Vỏ Trái Đất ở đại dương dày 5 km; ở lục địa dày 70 km ; - Trên cùng là đá trầm tích, đến tầng đá granit (tầng Sial), dưới cùng là tầng đá badan (tầng Sima). - Lớp vỏ lục địa chủ yếu là đá granit ; Lớp vỏ đại dương chủ yếu là đá granit. Man ti - Manti trên: 15 đến 700 km; - Manti dưới: 700 đến 2900km. - Tầng trên là lớp vật chất quánh dẻo; - Tầng dưới là các vật chất rắn chắc; Nhân - Nhân ngoài: 2900 đến 5100 km; - Nhân trong 5100 đến 6370 km. - Lớp nhân ngoài là các vật chất lỏng, lớp nhân trong là các vật chất rắn. - Gồm các kim loại nặng như Niken, sắt (tầng Nife). IV. đánh giá - Câu sau đúng hay sai: Lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng đá granit, lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng đá bazan - Tại sao nói lớp vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người? V. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. Vi. rút kinh nghiệm Thiếu phương tiện dạy học, cần liên hệ với thực tế đời sống. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết: 8 Ngày dạy :12/9/2010 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực. - Phân tích được tác động của vận động theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang đến địa hình bề mặt Trái Đất. 2. Kĩ năng Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh hình vẽ, băng, đĩa hình. 3. Thái độ hành vi Hiểu quy luật tự nhiên và giải thích các hiện tượng tự nhiên trên quan điểm duy vật biện chứng. II. Thiết bị dạy học - Các hình vẽ về nếp uốn, địa hào, địa lũy. - Bản đồ Tự nhiên thế giới. - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh về tác động của nội lực. III. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu cấu trúc của Trái Đất? Câu 2: Nêu kháI niệm thạch quyển và nội dung thuyết kiến tạo mảng? 3. Nội dung bài giảng a. Mở bài: Hiện nay trên Trái Đất vẫn có những khu vực đang tiếp tục được nâng lên như dãy Apenin (nước Italia), có nơi đang bị lún xuống (nước Hà Lan). Nguyên nhân gây ra những biến đổi đó là do tác động của nội lực. b. Triển khai bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân sinh ra Nội lực Mục tiêu: HS biết được khái niệm và nguyên nhân sinh ra nội lực là do nguồn năng lượng sinh ra từ trong lòng Trái Đất Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp - Bước 1: HS nghiên cứu nội dung SGK kết hợp kiến thức đã học, cho biết: + Nội lực là gì? + Nguyên nhân sinh ra nội lực? - Bước 2: HS phát biểu. GV chuẩn kiến thức (Nguồn năng lượng khá lớn được sinh ra trong lòng đất như: Năng lượng do sự phân huỷ của các chất phóng xạ: Uraniom... Sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất theo hướng vật chất nhẹ - đá granit chuyển dịch lên trên, vật chất nặng - đá badan chìm xuống dưới). I. Nội lực a. Khái niệm: Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất b. Nguyên nhân: - Do năng lượng của sự phân huỷ các chất - Sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo bên trong Trái Đất theo trọng lực. - Năng lượng của các phản ứng hoá học, sự ma sát vật chất. Hoạt động 2: Tìm hiểu vận động theo phương thẳng đứng Mục tiêu: HS hiểu được nguyên nhân và kết quả của sự vận động theo phương thẳng đứng của vỏ Trái Đất Hoạt động của GV và HS Nội dung chính GV nêu câu hỏi: Đọc mục II.1 trang 29 SGK, hãy trình bày đặc điểm, kết quả, nguyên nhân của vận động theo phương thẳng đứng Đại diện HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức. (Lớp vỏ Trái Đất có sự chuyển dịch dễ dàng chủ yếu nhờ có sự chuyển động của các dòng vật chất quánh dẻo ở lớp Manti. Nơi các dòng đối lưu đi lên, vỏ Trái Đất sẽ được nâng lên. Những nơi các dòng đối lưu đi xuống, vỏ Trái Đất sẽ bị hạ thấp). II. Tác động của nội lực 1. Vận động theo phương thẳng đứng: - Diễn ra chậm chạp và trên một diện tích lớn - Kết quả: Làm cho vỏ Trái Đất được nâng lên hay hạ xuống ở một vài khu vực sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái. - Nguyên nhân: Do sự chuyển dịch vật chất theo trọng lực. Hoạt động 3: Tìm hiểu vận động theo phương nằm ngang Mục tiêu: HS hiểu được nguyên nhân và kết quả của sự vận động theo phương nằm ngang của vỏ Trái Đất Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: GVchia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm Nhiệm vụ của nhóm 1, 2, 3: Tìm hiểu về Hiện tượng uốn nếp. Nhiệm vụ của nhóm 4, 5, 6: Tìm hiểu về Hiện tượng đứt gãy. Bước 2: Các nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. Bước 3: Đại diện HS phát biểu. GV chuẩn kiến thức (GV nên kết hợp vẽ hình và trình bày về địa luỹ và địa hào). 2. Vận động theo phương nằm ngang: - Hiện tượng uốn nếp. - Hiện tượng đứt gãy. Phiếu học tập Nhiệm vụ: Dựa vào hình 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5 kết hợp nội dung SGK, kiến thức đã học hãy điền vào bảng sau nguyên nhân và kết quả của hiện tượng uốn nếp, đứt gãy: Vận động theo phương nằm ngang Nguyên nhân Kết quả Uốn nếp Do tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở những khu vực đá có độ dẻo cao. + Nếu nén ép yếu: Đá bị sô ép, uốn cong thành nếp uốn. + Nếu nén ép mạnh: Tạo thành các miền núi uốn nếp. Đứt gãy Do tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở những khu vực đá cứng. + Khi cường độ nén ép yếu: Đá bị chuyển dịch tạo thành các đứt gãy. + Khi cường độ nén ép mạnh sẽ tạo thành địa hào, địa luỹ. iV. đánh giá - Nhóm chẵn: Dựa vào Atlat thế giới (bản đồ Tự nhiên châu á, châu Âu, châu Mỹ) xác định các dãy núi uốn nếp. - Nhóm lẻ: Dựa vào Atlat thế giới (bản đồ tự nhiên châu Âu, châu Phi), bản đồ tự nhiên Việt Nam xác định các địa hào, địa luỹ. Đại diện HS chỉ trên bản đồ để trả lời. V. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. Vi. rút kinh nghiệm Thiếu phương tiện dạy học, cần liên hệ với thực tế đời sống.

File đính kèm:

  • docGiao an Dia li 10 CB bai 7 va 8xem thu.doc
Giáo án liên quan