I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên và KT – XH đối với việc phát triển GTVT ở nước ta.
- Trình bày được sự phát triển và các tuyến vận tải chính ở nước ta.
2. Kĩ năng
Đọc bản đồ GTVT Việt Nam
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ hình thể Việt Nam
- Bản đồ GTVT Việt Nam
- átlát Địa lí Việt Nam
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 44 - Bài 40: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44 Bài 40 Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải
c
III. Hoạt động dạy và học
Khởi động: Cho biết vai trò của ngành GTVT, các điều kiện phát triển ngành GTVT và các loại hình GTVT ở nước ta.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Nhóm
- Nhóm 1: Phiếu 1
- Nhóm 2: Phiếu 2
- Nhóm 3: Phiếu 3
HĐ 2: Nhóm
- Nhóm 1: Phiếu 4
- Nhóm 2: Phiếu 5
- Nhóm 3: Phiếu 6
(HS phải chỉ được các tuyến đó trên bản đồ và nêu vai trò của các tuyến trọng yếu đối với sự phát triển KT – XH của cả nước hay của vùng)
1. Điều kiện phát triển GTVT nước ta
a. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ
(Phiếu học tập 1)
b. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình
- Sông ngòi
- Khí hậu
(Phiếu học tập 2)
c. Điều kiện KT – XH
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế, các điểm dân cư...
- Lao động
- Cơ sở vật chất kĩ thuật
- Đường lối chính sách...
2. Loại hình GTVT
a. Đường bộ (ôtô)
b. Đường sắt
c. Đường sông
d. Đường hàng không
g. Đường ống
(Thông tin ở phiếu học tập 4, 5, 6)
IV. Đánh giá
Cho bảng số liệu sau
Cơ cấu vận tải hàng hoá của nước ta năm 2004. (Đơn vị: %).
Tổng cộng
Chia ra
Đường sắt
Đường ô tô
Đường sông
Đường biển
Đường không
Vận chuyển
100
3,0
66,3
20,0
10,6
0,1
Luân chuyên
100
3,7
14,1
7,0
74,9
0,3
Giải thích tại sao trong cơ cấu hàng hoá vận chuyển, vận tải đường ô tô chiếm tỉ trọng cao nhất.
Giải thích tại sao trong cơ cấu hàng hoá luân chuyển, vận tải đường biển chiếm tỉ trọng lớn nhất?
V. Hoạt động nối tiếp
1. Làm bài tập 3 (SGK).
2. Cho bảng số liệu sau đây:
Khối lượng hàng hoá vận chuyển của nước ta phân theo ngành vận tải. (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Đường sắt
Đường ô tô
Đường sông
Đường biển
Đường không
2000
6258
141139
43015
15553
45
2005
8838
212263
62984
33118
105
Vẽ biểu đồ thích hợp biểu hiện quy mô và cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển của nước ta phân theo ngànhvận tải năm 2000 và 2005.
Nhận xét và giả thích về cơ cấu vận chuyển hàng hoá theo các ngành vận tải trên.
VI. Phụ lục
Phiếu học tập số 1
Điều kiện
Thuận lợi
Khó khăn
- Vị trí địa lí
- Hình dạng lãnh thổ
Có nhiều thuận lợi để phát triển GTVT quốc tế:
- Nằm phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm ĐNA, tiếp giáp vùng biển rộng lớn.
- Gần các tuyến đường hàng hải quốc tế...
- Nằm ở đầu mút các tuyến đường sắt, đường bộ xuyên á.
- Nằm ở vị trí trung chuyển của những tuyến đường hàng không quốc tế.
- Hình dạng lãnh thổ: vận tải chủ yếu theo hướng B – N.
Đất nước kéo dài theo chiều B – N, việc giao thông xuyên Việt gặp nhiều khó khăn, tốn kém
Phiếu học tập số 2
Điều kiện
tự nhiên
Thuận lợi
Khó khăn
Địa hình
Sông ngòi
Khí hậu
- Miền núi: Các thung lũng sông, đèo cho phép mở các tuyến đường từ đồng bằng lên miền núi
- Đồng bằng: Tương đối liên tục nên dễ dàng xây dựng các tuyến đường sắt, đường bộ xuyên Việt.
- Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh, cửa sông, thuận lợi xây dựng cảng nước sâu
...............................
- Sông ngòi dày đặc...
- Nhiều hệ thống sông có giá trị lớn về GTVT (S. Tiền, S. Hậu, S. Hồng )
..................................
Nhiệt đới nóng quanh năm, bờ biển, sông ngòi không bị đóng băng, cho phép các loại hình GTVT hoạt động quanh năm.
3/4 diện tích đất nước là đồi núi, chia cắt phức tạp...
.......................................
- Sông miền núi nhiều thác ghềnh.
- Một số sông ở đồng bằng có hiện tượng sa bồi và sự thay đỏi thất thường về độ sâu luồnglạch.
- Chế độ nước chênh lệch theo mùa
.....................................
Mùa mưa có nhiều bất lợi: bão, lũ lụt, sạt lở đát...
Phiếu học tập số 3
Điều kiện KT - XH
Thuận lợi
Khó khăn
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế, các điểm quần cư...
- Lực lượng lao động
- Cơ sở vật chất kĩ thuật
- Đường lối chính sách
- Tốc độ nhanh
- Số lượng và chất lượng được nâng cao.
- Không ngừng đổi mới
- Ưu tiên phát triển GTVT
- Chưa đáp ứng nhu cầu của ngành.
- Còn yếu kém
- Thiếu vốn đầu tư...
Phiếu học tập số 4
Loại hình
Sự phát triển
Vai trò của các
tuyến đường chính
Thành tựu
Hạn chế
Đường bộ
Đường sắt
- Mạng lưới đường bộ được mở rộng (cơ bản đã phủ kín các vùng) và hiện đại hoá.
- Phương tiện vận tải tăng về số lượng và chất lượng.
- Khối lượng vận chuyển và luân chuyển người và hàng hoá tăng.
..............................
- Tổng chiều dài3142,69 km.
- Hiệu quả và chất lượng phục vụ được nâng cao...
- Khối lượng vận chuyển và luân chuyển người và hàng hoá tăng.
- Mật độ còn thấp so với một số nước trong khu vực.
- Chất lượng đường còn nhiều hạn chế...
...........................
- Chất lượng đường còn thấp đã hạn chế vận tốc chạy tàu...
- Nhà ga, bến bãi, phương tiện...
- Quốc lộ 1 chạy từ Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau), là tuyến xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế của cả nước.
- Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của dải đất phía Tây đất nước.
......................................
- Đường sắt Thống Nhất dài nhất Việt Nam, gần chư song song với QL1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng B – N.
- Hà Nộ – Hải Phòng chủ yếu vận chuyển hàng hoá...
Phiếu học tập số 5
Loại hình
Sự phát triển
Vai trò của các tuyến đường chính
Thành tựu
Hạn chế
Đường sông
................
Đường biển
- Có chiều dài 11000 km.
- Các phương tiện vận tải khá đadạng.
- có khaỏng 30 cảng chính.
- Khối lượng vận chuyển và luân chuyển người và hàng hoá tăng.
...........................................
- Đường biển ngày càng được nâng cao về vị thế.
- Cả nước có 73 cảng (chủ yếu ở Trung Bộ và ĐNB)...
- Hệ thống cảng biển đang được cải tạo và hiện đại hoá.
- Khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển tăng rất nhanh.
- Mạng lưới đường sông mới khai thác ở mức độ thấp.
- Phương tiện vận tải ít được cải tiến và hiện đại.
- Trang thiết bị các cảng còn nghèo...
...........................
Công suất của các cảng và phương tiện còn thấp.
- Hệ thống S. Hồng, S. Thái Bình chủ yếu vận chuyển hàng hoá
- Hệ thống S. Mê Công - Đồng Nai vận chuyển hàng hoá (nông sản...) và hành khách.
...............................
Hải Phòng – TP. HCM là tuyến vận tải đường biển quan trọng nhất theo hướng B – N.
Phiếu học tập số 6
Loại hình
Sự phát triển
Vai trò của các tuyến đường chính
Thành tựu
Hạn chế
Đường hàng không
Đường ống
- Phát triển rất nhanh cả vè phương tiện lẫn cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Cả nước có 19 sân bay (5 sân bay quốc tế)...
- Lực lượng lao động được nâng cao về số lượng và chất lượng.
- Khối lượng vận chuyển và luân chuyển người và hàng hoá tăng với tốc độ cực nhanh.
............................................
Ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của ngành dầu khí.
Số lượng sân bay đạt tiêu chuẩn quốc tế còn ít
..........................,....
- Tuyến đường bay trong nước được khai thác chủ yếu ở 3 đầu mối: HN, TP. HCM và Đà Nẵng.
- Đã mở các tuyến đường bay đến nhiều nước ở khu vực và trên thế giới.
............................
- Đường ống B12 (Bãi Cháy – Hạ Long)
- Các đường ống dẫn dầu khí từ thềm lục địa vào đất liền (phía Nam)...
File đính kèm:
- tiet 44 sach nang cao.doc