Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 47 - Bài 43: Vấn đề phát triển thương mại

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của Thương mại và tình hình hoạt động nội thương của nước ta.

- Biết được tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu và các thị trường chủ yếu của Việt Nam.

 2. Kỹ năng:

- Chỉ được trên bản đồ các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu, các loại tài nguyên du lịch và các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng của nước ta.

- Phân tích số liệu, biểu đồ các loại.

 3. Thái độ: giúp học sinh hiểu được vấn đề xuất nhập khẩu của đất nước trong thời kỳ hội nhập.

II. TRỌNG TÂM:

 - Hiểu được vai trò to lớn của ngành thương mại trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

 - Tình hình phát triển của nội thương và ngoại thương ta từ khi đất nước bước

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 47 - Bài 43: Vấn đề phát triển thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 47 BÀI 43: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của Thương mại và tình hình hoạt động nội thương của nước ta. - Biết được tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu và các thị trường chủ yếu của Việt Nam. 2. Kỹ năng: - Chỉ được trên bản đồ các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu, các loại tài nguyên du lịch và các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng của nước ta. - Phân tích số liệu, biểu đồ các loại. 3. Thái độ: giúp học sinh hiểu được vấn đề xuất nhập khẩu của đất nước trong thời kỳ hội nhập. II. TRỌNG TÂM: - Hiểu được vai trò to lớn của ngành thương mại trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. - Tình hình phát triển của nội thương và ngoại thương ta từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới. III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - Át lát địa lí Việt Nam - Bảng số liệu, biểu đồ các loại về thương mại Việt Nam - Tranh ảnh băng hình về hoạt động thương mại. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số - vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Bài thực hành 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1: cả lớp Tìm hiểu hoạt động nội thương: Bước 1: Gv yêu cầu HS nghiên cứu mục 1, hình 43.1, các hình ảnh và bảng số liệu sau, em hãy: - Nêu tình hình phát triển của ngành thương mại nước ta? - Nhận xét và giải thích cơ cấu tổng mức bán lẻ HH và DTDV phân theo thành phần kinh tế của nước ta từ 1995 – 2005. - Nhận xét sự phân bố của hoạt động nội thương. Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức Hoạt động 2: Nhóm Tìm hiểu tình hình hoạt động ngoại thương Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm Nghiên cứu mục 2, hình 43.2, 43.3, bảng 43, bảng số liệu ở bài tập 1 và các thông tin - Nêu rõ tình hình xuất nhập khẩu; xuất khẩu; nhập khẩu của nước ta. - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Nhóm 1, 2: Tìm hiểu hoạt động xuất khẩu: - Nhận xét tình hình XK của nước ta? - Cho biết những mặt hàng XK chủ lực? - Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng XK trong những năm gần đây? Nhóm 3, 4: Tìm hiểu hoạt động nhập khẩu: - Nhận xét tình hình nhập khẩu của nứơc ta. - Nhận xét và giải thích cơ cấu hàng nhập khẩu? Bước 2: HS đại diện các nhóm trả lời. GV chuẩn kiến thức. Thương mại: có vai trò lớn trong nền kinh tế thị trường và hội nhập với khu vực và quốc tế 1. Nội thương: a. Tình hình phát triển: - HĐ trao đổi hàng hoá ở nước ta diễn ra từ rất lâu. - Phát triển vượt bậc từ khi đất nước bươc vào công cuộc đổi mới. b. Cơ cấu theo thành phần kinh tế: - Thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế - Có sự chuyển biến tích cực theo nền kinh tế thị trường: + Khu vực nhà nước giảm. + Khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng. c. Phân bố: - Không đều - Tập trung ở các khu vực kinh tế phát triển -Các trung tâm buôn bán lớn nhất cả nước : Hà Nội, TPHCM. 2. Ngoại thương: a. Tình hình: Hoạt động ngoại thương có sự chuyển biến rõ rệt: - Về cơ cấu: + Trước đổi mới nước ta là một nước nhập siêu + Năm 1992, cán cân xuất nhập khẩu tiến tới sự cân đối + Từ 1993 đến nay nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác trước đổi mới - Thị trường mở rộng theo dạng đa phương hoá, đa dạng hoá. - Cơ chế quản lý có nhiều đổi mới. - VN trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO. b. Xuất khẩu: - Có những vượt trội về quy mô, cơ cấu và thị trường. - Quy mô/kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng - Mặt hàng XK: + Tăng cả về số loại , số lương và cơ cấu Hàng XK chủ yếu là khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp, nông sản, thuỷ sản. + Tuy nhiên tỉ trọng hàng gia công lớn, giá thành sản phẩm còn cao và phụ thuộc vào nguyên liệu ngoại nhập + Thị trường mở rộng: lớn nhất là Mỹ, sau đó là Nhật Bản rồi Trung Quốc. c. Nhập khẩu: - Kim ngạch nhập khẩu tăng lên mạnh hơn xuất khẩu - Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất.còn lại là hàng tiêu dùng. + Thị trương chủ yếu là châu á Thái Bình Dương và Châu Âu. V. Củng cố - Thương mại gồm những ngành nào? Tình hình phát triển mỗi ngành như thế nào? - Tại sao trong nền kinh tế thị trường , thương mại lại có vai trò đặc biệt quan trọng? VI. Hoạt động lối tiếp - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Làm bài tập 1 trang 179

File đính kèm:

  • doctiet 47 sach nang cao.doc