Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 6 – Bài 6: Thiên nhiên chịu tác động sâu sắc của biển

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được các đặc điểm cơ bản nhất của biển Đông.

- Đánh giá được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam.

2. Kĩ năng

- Đọc bản đồ địa Hình vùng biển, nhận xét các đướng đẳng sau, phạm vi thềm lôc địa, dũng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa dạng địa Hình ven biển và đất liền.

- Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với các mặt tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thiên tai.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường cho học sinh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 6 – Bài 6: Thiên nhiên chịu tác động sâu sắc của biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/09/2011 Ngày giảng: 12A1( ), 12A2(28/9), Tiết 6 – Bài 6 THIÊN NHIÊN CHỊU TÁC ĐỘNG SÂU SẮC CỦA BIỂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được các đặc điểm cơ bản nhất của biển Đông. - Đánh giá được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam. 2. Kĩ năng - Đọc bản đồ địa Hình vùng biển, nhận xét các đướng đẳng sau, phạm vi thềm lôc địa, dũng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa dạng địa Hình ven biển và đất liền. - Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với các mặt tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thiên tai. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường cho học sinh. II. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Giáo án, sách giáo khoa. - Bản đồ vùng Biển Đông của Việt Nam. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. 2. Học sinh - Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập, Atlat địa lí Việt Nam .... III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi : Phân tích thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi trong phát triển kinh tế - xã hội? Đáp án : a. Khu vực đồi núi * Thuận lợi - Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp. Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thuỷ điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai...). Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Mẫu Sơn * Khó khăn - Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền. - Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ quét, xói mòn, xạt lở đất, tại các đứt gãy còn phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương mù, rét hại 2. Dạy bài mới * Đặt vấn đề (1'): GV giới thiệu bài trực tiếp. Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái quát về Biển Đông * Phương pháp dạy học: - Giảng giải. - Đàm thoại gợi mở. * Phương tiện dạy học: - SGK và tài liệu tham khảo. - Atlat địa lí Việt Nam. Bước 1: - GV đặt câu hỏi: Chỉ trên bản đồ và Nêu đặc điểm về diện tích, phạm vi của Biển Đông, nước ta chung Biển Đông với những nước nào? - Một HS trả lời, HS khác nhận xét GV chuẩn kiến thức. Bước 2: GV đặt câu hỏi: + Đọc SGK kết hợp hiểu biết của bản thân hãy nêu những đặc điểm khái quát về Biển Đông. + Tại sao độ muối ở Biển Đông có sự thay đổi giữa mùa mưa và mùa khô? + Gió mùa ảnh hưởng như thế nào tới hướng chảy của các dòng hải lưu ở nước ta? => Một HS trả lời, HS khác nhận xét GV chuẩn kiến thức. - GV chuyển ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam * Phương pháp dạy học: - Giảng giải. - Đàm thoại gợi mở. - Thảo luận nhóm. * Phương tiện dạy học: - SGK và tài liệu tham khảo, Atlat địa lí Việt Nam. Bước 1: - GV chia nhóm và giao nhiệm vô cho các nhóm. + Nhóm 1: Đọc SGK Mục 2 và hiểu biết của bản thân nêu tác động của biển Đông tới khí hậu nước ta. Giải thíc tại sao nước ta mưa nhiều hơn các nước khác cùng vĩ độ? + Nhóm 2: Kể tên các dạng địa hình ven biển nước ta. Xác định trên bản đồ TN Việt Nam vị trí các vịnh biển: Hạ Long (Quảng Ninh), Xuân Đài (Phú Yên), Vân Phong, Cam Ranh ( Khánh Hoà). Kể tên các điểm du lịch nghỉ mát nổi tiếng ở vùng biển nước ta. + Nhóm 3: Dựa vào hiểu biết bản thân và quan sát bản đồ hãy chứng minh Biển Đông giàu TN khoáng sản và hải sản. Tại sao vùng biển NTB rất thuận lợi cho hoạt động làm muối? + Nhóm 4: Biển Đông ảnh huởng như thế nào tới cảnh quan thiên nhiên nước ta? Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở đâu? Tại sao hiện nay đang bị thu hẹp? Bước 2: - Các nhóm trao đổi đại diện các nhóm trình bày Bước 3: - GV nhận xét và kêt luận các ý đúng của HS. - GV chuyển ý. Hoạt động 4: Tìm hiểu về thiên tai * Phương pháp dạy học: - Giảng giải. - Đàm thoại gợi mở. * Phương tiện dạy học: - SGK và tài liệu tham khảo, Atlat địa lí Việt Nam. Bước 1: - GV đặt câu hỏi: Nêu các biểu hiện của thiên tai đối với vùng ven biển nước ta và cách khắc phục của các địa phương này. Bước 2: - Một số HS trả lời, các HS khác nhận xét. GV đánh giá, hệ thống lại và chốt kiến thức. 11’ 20’ 5’ 1. Khái quát về Biển Đông - Biển Đông là một vùng biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2. - Là biển tương đối kín. - Đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. 2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam a. Khí hậu - Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%. b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển - Địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi rộng lớn các bãi cát phẳng lì, các đảo ven bờ và những rạn san hô. - Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển - Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng titan,..,trữ lượng muối biển lớn. - Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng d. Thiên tai - Bão lớn, lũ lụt. - Sạt lở bờ biển - Hiện tượng cát bay lấn chiếm đồng ruộng ở vên biển Miền Trung. 3. Củng cố và luyện tập (2’) - GV khái quát lại ngắn gọn kiến thức đã học trong bài. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) - Trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị bài mới. * Rút kinh nghiệm bài dạy:

File đính kèm:

  • docTiet 5 Bai 5 Dat nuoc nhieu doi nui tiep.doc