I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu vai trò ngành thương mại nước ta trong nền kinh tế thị trường.
- Nắm vững tình hình, cơ cấu và phân bố của hoạt động nội thương ở nước ta.
- Phân tích được đặc điểm của ngoại thương cũng như tình hình, cơ cấu hàng hoá và các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
2. Kỹ năng:
- Đọc at lat địa lí Việt Nam, phân tích cơ cấu xuất nhập khẩu và các thị trường chủ yếu.
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- At lat địa lí Việt Nam.
- Biểu đồ SGK (phóng to).
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 47: Vấn đề phát triển thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47 Ngày soạn:20 /02/2008
Bài 42 vấn đề phát triển thương mại
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu vai trò ngành thương mại nước ta trong nền kinh tế thị trường.
- Nắm vững tình hình, cơ cấu và phân bố của hoạt động nội thương ở nước ta.
- Phân tích được đặc điểm của ngoại thương cũng như tình hình, cơ cấu hàng hoá và các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
2. Kỹ năng:
- Đọc at lat địa lí Việt Nam, phân tích cơ cấu xuất nhập khẩu và các thị trường chủ yếu.
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê
II. Thiết bị dạy học
- At lat địa lí Việt Nam.
- Biểu đồ SGK (phóng to).
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định
2. Bài cũ:
Kiểm tra bài thực hành của một số học sinh.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung KTCB
Hoạt động 1. Đàm thoại/cả lớp
Thương mại là gi?
Vai trò của ngành thương mại?
Tại sao trong cơ chế thị trường thương mại có vai trò hết sức quan trọng?
Thương mại bao gồm các hoạt động nào?
1. Vai trò của ngành thương mại trong nền kinh tế thị trường
- Thương mại có vai trò quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế thị trường và hội nhập với khu vực và quốc tế.
- Góp phần thúc đẩy quá trình phân công lao động theo lãnh thổ nước ta, hình thành quy mô cơ cấu, hướng chuyên môn hoá của các vùng.
- Nối thị trường trong nước và quốc tế.
Hoạt động 2.
Đánh giá tình hình phát triển ngành nội thương nước ta trong thời gian qua?
Vì sao từ khi đổi mới đến nay nội thương nước ta không ngừng phát triển?
Chỉ tiêu đánh giá hoạt động nội thương?
2. Nôi thương
a. Tình hình phát triển.
Hoạt động trao đổi hàng hoá nước ta diễn ra từ lâu.
Nội thương phát triển vượt bậc sau khi đất nước bước vào thời kỳ đôit mới
Chỉ tiêu quan trọng là tổng mức bán lẻ hàng hoá của xã hội tăng nhanh.
b. Cơ cấu theo thành phần kinh tế
c. Phân bố
Các vùng có nền kinh tế phát triển thì hoạt động nội thương tấp nập: ĐNB, ĐBSCL, ĐBSH
TPHCM và Hà Nội là 2 trung tâm buôn bán lớn nhất cả nước.
Hoạt động 3.
Gv hưỡng dẫn học sinh làm việc với hình 42.1 và At lat địa lí Việt Nam để tìm hiểu về nội thương với các câu hỏi:
Quan sát hình 42.1 hãy nhận xét và gẩi thích cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ phân theo thành phần kinh tế?
Nhận xét và giải thích về sự phân bố hoạt động nội thương ở nước ta?
Hoạt động 4.
Ngoại thương bao gồm các hoạt đông nào?
Đặc điểm hoạt động ngọai thương nước ta?
Nước ta gia nhập WTO thời gian nào? ý nghĩa của sự kiện nay?
Chứng minh hoạt động ngoại thương nước ta ngày cang phát triển?
3. Ngoại thương
a. Đặc điểm
- Hoạt động xuất nhập khẩu đã có bước phát triển mạnh nhưng vẫn còn tình trạng nhập siêu.
- Thị trường ngày càng được mở rộng đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO cuối năm 2006. Hiện nay nước ta có quan hệ buôn bán với 221 nước ta và vùng lãnh thổ, xuất khẩu sang 119 và nhập khẩu từ 151 nước.
- Thay đổi cơ chế quản lý do đó tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 8 lần so với 1990.
- Hoạt động buôn bán của nước ta đang từng bước hội nhập và thị trường thế giới.
b. Xuất khẩu
Xuất khẩu có những tiến bộ vượt bậc cả về quy mô, cơ cấu và thị trường
+ Quy mô từ 2,4 tỉ USD (1990) lên gàn 20 tỉ USD (2003)
+ Các mặt hàng: có 17 mặt hàng chủ lực (trên 100 triệu USD/mặt hàng), chiếm 82% kim ngạch XK.
+ Các mặt hàng XK còn nhiều hạn chế: tỉ trọng hàng chế biến hoặc tinh chế còn thấp hoặc tăng chậm.
+ Thị trường: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a.
c. Nhập khẩu
- Trị giá nhập khẩu của nước ta tăng nhanh: từ 2,7 tỉ USD (1990) lên 25 tỉ USD (2003), phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu XK.’
- Các mặt hàng: TLSX, hàng tiêu dùng
- Thị trường: Thị phần Châu á giảm nhẹ song vẫn chiếm hơn 80% kim ngạch nhập khẩu: ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc
* Xu hướng: mở rộng khối lượng và mặt hàng XK, đồng thời tăng nhanh kim ngạch XK, thu hẹp chênh lệch khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Hoạt động 5.
Gv hướng dẫn học sinh làm việc với at lat địa lí Việt Nam và các hình trong SGK để tìm hiểu về hoạt động xuât – nhập nước ta.
Quan sát hình 42.2 hãy nhận xét và giải thích về cớ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta?
Qua hình 42.3 hãy nhận xét về tình hình phát triển của hoạt động xuất khẩu của nước ta từ 1990 đến 2002.
Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta ? nước ta xuất khẩu sang các thị trường lớn nào?
GV cho hs biết 17 mặt hàng xuất khẩuc hủ kực của nước ta: Dỗu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, goạ, điện tử, máy tính, sản phẩm gỗ, cad phê, cao su, thủ công mỹ nghệ, dây điện và dây cáp điện, hạt điều, than đá, sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng xe đạp, rau quả và hạt tiêu.
Qua hình 42.3 hãy nhận xét vế hoạt động nhập khẩu nước ta?
Nhận xét bảng 42.1?
Nhận xét hình 42.4?
Gv kết luận lại hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta và trình bày xu hướng phát triển của nó trong thời gian tới.
4. Cũng cố - đánh giá. Hoạ sinh trả lời các câu hỏi:
- Tại sao trong cơ ché thị trường, thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng?
- Chứng minh hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm qua có những chuyển biến tích cực?
5. Hoạt động nối tiếp
- Hưõng dẫn làm bài tập 1: Vẽ biểu đồ miền.
File đính kèm:
- Tiet 47.doc