Tiết 32: §4: HAI MẶT PHẲNG SONG SONG (BT)
A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức: hình lăng trụ, tính chất của nó, tính chất mp song song.
- Kỹ năng: sử dụng tính chất 2 mp song song, tính chất hình lăng trụ để giải một số bài tập.
- Tư duy và thái độ: tích cực tham gia hoạt động, cẩn thận chính xác trong tính toán, lập luận và vẽ hình.
B/ CHUẨN BỊ
- GV: giáo án, SGK, sách tham khảo, thước kẻ, phiếu học tập.
- HS: vở ghi, SGK, dụng cụ học tập, làm bài ở nhà.
- PP: nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đan xen hoạt động nhóm.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1) Ổn định lớp: sỹ số lớp, tình hình SGK, làm bài tập ở nhà của hs.
2) Kiểm tra bài cũ: (trong bài mới)
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Giải bài tập 2 – sgk
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình 11 - Tiết 32 - Hai mặt phẳng song song (BT), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 14/01/2008
Tiết 32: §4: HAI MẶT PHẲNG SONG SONG (BT)
A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức: hình lăng trụ, tính chất của nó, tính chất mp song song.
- Kỹ năng: sử dụng tính chất 2 mp song song, tính chất hình lăng trụ để giải một số bài tập.
- Tư duy và thái độ: tích cực tham gia hoạt động, cẩn thận chính xác trong tính toán, lập luận và vẽ hình.
B/ CHUẨN BỊ
- GV: giáo án, SGK, sách tham khảo, thước kẻ, phiếu học tập.
- HS: vở ghi, SGK, dụng cụ học tập, làm bài ở nhà.
- PP: nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đan xen hoạt động nhóm.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp: sỹ số lớp, tình hình SGK, làm bài tập ở nhà của hs.
Kiểm tra bài cũ: (trong bài mới)
Bài mới:
* Hoạt động 1: Giải bài tập 2 – sgk
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gv gọi một hs đọc đề bài.
H: bài toán đã cho dữ kiện gì? Yêu cầu điều gì?
Hs trả lời.
Gv hướng dẫn hs cách giải, sau đó gọi hs lên bảng.
H: nhận xét vị trí tương đối của BB’ và MM’?
Hs trả lời.
H: tứ giác AMM’A’ là hình gì?
Hs trả lời.
H: ngoài ra, có cách nào khác để chứng minh AM // A’M’ hay không?
Hs trả lời.
H: tìm giao điểm của 1 đt với mp ta thực hiện mấy bước? đó là những bước nào?
Hs trả lời.
H: áp dụng trong câu b), tìm giao điểm của AM’ và mp (AB’C’)?
Hs lên bảng.
H: tìm giao tuyến 2 mp ta cần tìm những dữ kiện nào?
Hs trả lời.
H: áp dụng giải câu c) của bài này?
Hs lên bảng.
+ 2 mp có điểm nào chung?
+ tìm điểm chung thứ 2 ?
H: tìm điểm G = d Ç AM’?
Hs trả lời.
H: trong có AM’ và C’O là những đường gì của tam giác?
Hs trả lời.
a) CM: AM // A’M’
ta có: BB’ // MM’ và BB’ = MM’
mà AA’ // BB’ và AA’ = BB’
Þ AA’ // MM’ và AA’ = MM’
Þ AMM’A’ là hình bình hành
vậy AM // A’M’
(ngoài ra còn có thể dùng định lí 3 để CM)
b) tìm gđ của đt A’M và (AB’C’)
+ chọn mp (AMM’A’) chứa A’M
+ (AMM’A’) Ç (AB’C’) = AM’
vì M’ Î B’C’ và B’C’ Ì (AB’C’) ÞM’Î(AB’C’)
mà M’Î (AMM’A’)
+ trong (AMM’A’): A’M Ç AM’ = I
mà AM’ Ì (AB’C’)
vậy I = A’M Ç (AB’C’)
c) tìm gt d = (AB’C’) Ç (BA’C’)
ta có: C’ là điểm chung thứ nhất của (AB’C’) và (BA’C’)
gọi O = AB’ Ç A’B
mà AB’ Ì (AB’C’) và A’B Ì (BA’C’)
Þ O là điểm chung thứ 2 của (AB’C’) và (BA’C’)
vậy giao tuyến d = (AB’C’) Ç (BA’C’) là C’O.
d) tìm G = d Ç (AMM’). CM: G là trọng tâm của
gọi G = C’O Ç AM’
mà AM’ Ì (AMM’)
nên G = C’O Ç (AMM’)
xét có AM’ và C’O là 2 trung tuyến mà AM’ Ç C’O = G
vậy G là trọng tâm của
* Hoạt động 2: Giải bài tập 1 – sgk (trang 71)
Gv hướng dẫn hs cách trình bày.
Áp dụng định lí 1 đối với cặp mp song song (a,b) và (c,d) và mp thứ 3 là (A’B’C’), tương tự đối với 2 mp song song (b,c) và (a,d) và mp thứ 3 là (A’B’C’D’).
Hs tự trình bày lời giải của bài toán.
Củng cố: hình lăng trụ và tính chất hình lăng trụ, tính chất 2 mp song song.
Dặn dò: xem lại bài và làm bài tập còn lại trong sgk.
D/ RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- T32-haimpssongbaitap.doc