Giáo án môn Hình học 8 (chi tiết) - Tiết 8: Dựng hình bằng thước

I/ MỤC TIÊU:

HS hiểu khái niệm” Bài toán dựng hình” đó là bài toán vẽ hình chỉ dùng thước thẳng và compa.

HS hiểu giải một bài toán dựng hình là chỉ ra một hệ thống các phép dựng hình cơ bản liên tiếp nhau để xác định được hình đó ( cách dựng) và phải chỉ ra rằng hình dựng được theo phương pháp đã nêu thoả mãn đầy đủ các yêu cầu đặt ra ( chứng minh)

II/ CHUẨN BỊ:

· GV: Thước thẳng, Compa, phim trong ghi BT và bài giải mẫu.

· HS: Thực hiện theo dặn dò của tiết 7.

 III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

-Phương pháp thuyết trình.

-Phương pháp đàm thoại.

-Phương pháp Tổ chức hoạt động nhóm.

-Phương pháp tích cực hoá hoạt động của HS.

-Phương pháp thực hành.

 IV/ TIẾN TRÌNH:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 8 (chi tiết) - Tiết 8: Dựng hình bằng thước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8: DỰNG HÌNH BẰNG THƯỚC Ngày dạy:………………. VÀ COMPA- DỰNG HÌNH THANG I/ MỤC TIÊU: HS hiểu khái niệm” Bài toán dựng hình” đó là bài toán vẽ hình chỉ dùng thước thẳng và compa. HS hiểu giải một bài toán dựng hình là chỉ ra một hệ thống các phép dựng hình cơ bản liên tiếp nhau để xác định được hình đó ( cách dựng) và phải chỉ ra rằng hình dựng được theo phương pháp đã nêu thoả mãn đầy đủ các yêu cầu đặt ra ( chứng minh) II/ CHUẨN BỊ: GV: Thước thẳng, Compa, phim trong ghi BT và bài giải mẫu. HS: Thực hiện theo dặn dò của tiết 7. III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: -Phương pháp thuyết trình. -Phương pháp đàm thoại. -Phương pháp Tổ chức hoạt động nhóm. -Phương pháp tích cực hoá hoạt động của HS. -Phương pháp thực hành. IV/ TIẾN TRÌNH: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 1/ Ổn định: Kiểm diện HS 2./ Kiểm tra bài cũ: Hãy nhắc lại các bài toán dựng hình đã học ở lớp 7 HS nhận xét GV nhận xét, phê điểm. 3. Bài mới: Trong tiết học hôm nay ta sử dụng các bài toán dựng hình đã biết để giải bài toán dựng hình khác bài toán dựng hình thang GV yêu cầu HS lên bảng vẽ -Một góc bằng một góc cho trước -Vẽ đường phân giác của một góc -Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ( HS có thể dùng thước thẳng, êke, đo độ, compa đề vẽ) Kế tiếp GV yêu cầu HS khác vẽ lại các hình trên nhưng chỉ được sử dụng hai dụng cụ là thước thẳng và compa Giới thiệu bài toán dựng hình. GV gọi HS đọc các bài toán dựng hình đã biết ở SGK GV đưa bảng phụ ghi ví dụ ở SGK GV: Nhiệm vụ của chúng ta là chỉ ra cách dựng hình thang ABCD và phải chứng minh rằng với cách dựng đó hình dựng được thoả mãn đầy đủ các yêu cầu đề ra. GV hướng dẫn phân tích: Trước hết ta vẽ hình thang ABCD ( AB// CD) có thể chưa chính xác theo yêu cầu bài tóan và đặt các số đo lên trên hình GV: Muốn dựng hình thang ABCD ta phải xác định được 4 đỉnh của nó. Theo các em đỉnh nào có thể xác định được? Vì sao? HS: Các đỉnh A, C, D có thể xác định được vì rADC dựng được vì biết được độ dài 2 cạnh và góc xen giữa GV: Ta có thể xác định đỉnh B bằng cách nào? HS: Đỉnh B phải nằm trên đường thẳng song song DC vì B cách A một khoảng 3 cm 700 A B C D 4 2 3 x GV: Ta phân tích để tìm cách dựng, vậy theo phân tích ở trên ta có cách dựng như thế nào? HS nêu cách dựng như SGK GV: Hãy chứng minh tứ giác ABCD vừa dựng được thoả mãn yêu cầu bài toán GV: Hỏi với cách dựng như trên ta có thể dựng được bao nhiêu hình thang thoả mãn yêu cầu của bài toán ? HS: + rADC dựng đựơc một cách duy nhất + Trong nữa mp bờ AD cũng chỉ dựng được một điểm B thoả mãn yêu cầu đề ra. Ta kết luận chỉ có thể dựng được một hình thang thoả mãn yêu cầu đề ra 4. Củng cố: GV cho HS làm BT 29 Gv yêu cầu HS hoạt động nhóm (4 em) Thời gian 5 phút Gọi đại diện 1 nhóm trình bày HS nhận xét GV nhận xét và sửa sai nếu có. a/ Các bài toán dựng hình đã học ở lớp 7: -Dựng một đoạn thẳng bằng một đoạn thẳng cho trước. -Dựng một góc bằng một góc cho trước -Dựng đường trung trực của đoạn thẳng cho trước, dựng trung điểm của một đoạn thẳng cho trước -Dựng tia phân giác của một góc cho trước -Qua một điểm cho trước, dựng đường thẳng vuông góc với một đường thẳng cho trước -Qua một điểm nằm ngoài đường thẳng cho trước, dựng đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước. -Dựng tam giác biết ba cạnh, hoặc biết hai cạnh và góc xen giữa hoặc biết một cạnh và hai góc kề. 1/ Bài toán dựng hình: Các bài toán vẽ hình mà chỉ sử dụng hai dụng cụ là thước thẳng và compa gọi là các bài toán dựng hình. 2/ Các bài toán dựng hình đã biết: SGK/81-82 3/ Dựng hình thang: a/ Phân tích: Giả sử hình thang ABCD đã dựng được thoả mãn yêu cầu bài toán. rADC dựng được vì biết độ dài hai cạnh và góc xen giữa Đỉnh B thoả mãn hai điều kiện: + B nằm trên đường thẳng qua A và song song với DC + B cách A một khoảng 3 cm b/ Cách dựng: Dựng rADC có D = 700, DC= 4 cm , AD = 2cm Dựng tia AX// DC ( tia Ax nằm ở nữa mp bờ AC không chứa D) Dựng điểm B trên tia Ax sao cho AB= 3cm Nối B với C. ABCD là hình thang cần dựng. c/ Chứng minh: Ax// DC ( theo cách dựng) Mà B Ax Nên AB// CD Vậy ABCD là hình thang Theo cách dựng điểm B ta có AB = 3cm Theo cách dựng rADC ta có: D= 700 DC = 4 cm DA = 2 cm d/ Biện luận: Ta luôn dựng được một hình thang thoả mãn yêu cầu của đề bài. BT 29 (sgk) Cách dựng: Dựng góc xBy = 650 Dựng điểm C trên tia Bx sao cho BC= 4cm Qua C dựng đường thẳng vuông góc với tia By cắt tia By tại A B C A x 4 cm 650 Chứng minh: Theo cách dựng ta có: B = 650; BC= 4cm rABC vuông tại A 5. Dặn dò: -Xem kỹ lại ví dụ và bài tập 29. -Hoàn vở bài tập in. Làm bài tập 30, 31 SGK. V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doc8(HH).DOC