Giáo án môn Hình học 8 (chi tiết) - Trường THCS Kim Đồng - Tiết 2: Hình thang

I. Mục tiêu: HS cần:

- Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, là hình thang vuông.

- Biết vẽ hình thang , hình thang vuông. Biết tính số đo góc của hình thang, của hình thang vuông.

- Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang.

- Biết linh hoạt khi nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau( hai đáy nằm ngang, hai đáy không nằm ngang) và ở các dạng đặc biệt (hai cạnh bên song song, hai đáy bằng nhau).

II.Chuẩn bị:

- GV : Vẽ hình13,h15 ở SGK, đề bài ?2 ở bảng phụ.

- HS : Thước, êke để kiểm tra một tứ giác là hình thang.

III.Các bước tiến hành:

1) Ổn định.

2) Kiểm tra bài cũ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 8 (chi tiết) - Trường THCS Kim Đồng - Tiết 2: Hình thang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 HÌNH THANG Ngày soạn: ...../...../..... Ngày giảng: ...../....../....... I. Mục tiêu: HS cần: Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, là hình thang vuông. Biết vẽ hình thang , hình thang vuông. Biết tính số đo góc của hình thang, của hình thang vuông. Biết sử dụng dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang. Biết linh hoạt khi nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau( hai đáy nằm ngang, hai đáy không nằm ngang) và ở các dạng đặc biệt (hai cạnh bên song song, hai đáy bằng nhau). II.Chuẩn bị: GV : Vẽ hình13,h15 ở SGK, đề bài ?2 ở bảng phụ. HS : Thước, êke để kiểm tra một tứ giác là hình thang. III.Các bước tiến hành: Ổn định. Kiểm tra bài cũ: HS 1: Định nghĩa tứ giác ABCD?Nêu tên các đỉnh, các cạnh,các góc? Thế nào là tứ giác lồi? Vẽ hình? HS 2: Phát biểu định lý về tổng các góc của một tứ giác? Giải bt3 trang67 SGK. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV : cho HS quan sát h13 SGK ở bảng phụ. HS : nhận xét vị trí hai cạnh đối AB và CD của tứ giác ABCD. GV :- giới thiệu định nghĩa hình thang. -giới thiệu cạnh đáy, cạnh bên, đáy lớn, đáy nhỏ, đường cao. GV treo bảng phụ h15 SGK . HS : thực hiện ?1 , trả lời: Các tứ giác ABCD, EFGH là hình thang. Tứ giác IMKN không là hình thang. Hai góc kề một cạnh bên của hình thang thì bù nhau (chúng là hai góc trong cùng phía tạo bởi hai đường thẳng song song với một cát tuyến). GV treo bảng phụ đề bài ?2 . -HS thực hiện ?2a AB//CDÞÂ1 = Ĉ1 AD//BCÞÂ2 = Ĉ2 DABC = DCDA(g.c.g) Þ AD=BC,AB=CD. A B 1. Định nghĩa: C H D Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song. HìnhthangABCD (AB//CD) AB,CD:2cạnhđáy AD,BC:2cạnhbên AH : đường cao của hình thang. . HS rút ra nhận xét về hình thang có hai Nhận xét: SGK cạnh bên song song. -HS thực hiện ?2b AB//CDÞÂ1 = Ĉ1 DABC = DCDA(c.g.c) Þ AD=BC, Â2 = Ĉ2 Do đ ó: AD//BC. -HS rút ra nhận xét về hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau. 2. Hình thang vuông: Định nghĩa: B C A D Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông GV cho HS quan sát h.18 SGK . HS : tính góc D . GV : giới thiệu định nghĩa hình thang vuông Củng cố: HS làm BT7,bt8 trang 71 SGK . Dặn dò: Học thuộc bài. Soạn BT 6,9,10 trang 70,71 SGK

File đính kèm:

  • doch02.doc