1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Học sinh hiểu định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật, hình thoi.
b. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng vẽ hình vuông, biết chứng minh một tứ giác là hình vuông.
c. Thái độ:
- Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác khi thực hành giải toán.
- Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán và các bài toán thực tế.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 8 (chi tiết) - Trường THCS Trường Tây - Tiết 22: Hình vuông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT PPCT: 22
Ngày dạy : 14/11/2006
HÌNH VUÔNG
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Học sinh hiểu định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật, hình thoi.
b. Kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng vẽ hình vuông, biết chứng minh một tứ giác là hình vuông.
c. Thái độ:
- Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác khi thực hành giải toán.
- Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán và các bài toán thực tế.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Thước thẳng , êke, phấn màu, một tờ giấy mỏng, kéo cắt giấy, bảng phụ.
b. Hoc sinh:- Thước thẳng , compa, ê ke, bảng nhóm.
- Ôn tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành, hình chữ nhật, hìnhthoi.
3. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đế, giải quyết vấn đề.
Thực hành, hợp tác nhóm nhỏ , trực quan.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tố chức:
Điểm danh: (Học sinh vắng)
Lớp 8A3:
Lớp 8A5:
Lớp 8A7:
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Các câu đây đúng hay sai? (Gọi một HS lên bảng kiểm tra)
Hình chữ nhật là hình bình hành. (Đúng)
Hình chữ nhật là hình thoi. (Sai)
Trong hình thoi, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường và vuông góc với nhau. (Đúng)
Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và là đường phân giác các góc của hình chữ nhật. (Sai)
Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi. (Sai)
Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. (Đúng)
Tứ giác có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi. (Sai)
Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi. (Đúng)
4. 3 Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Định nghĩa
GV: Vẽ hình 104/SGK/T107 lên bảng
Và nói: Tứ giác ABCD là hình vuông.
Vậy hình vuông là tứ giác như thế nào?
HS: Hình vuông là một tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau.
HS nhắc lại định nghĩa SGK/T107
GV hỏi: Vậy hình vuông có phải là hình chữ nhật không? Có phải là hình thoi không?
HS: Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau.
Hình vuông là một hình thoi có bốn góc vuông.
GV khẳng định: Hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi.
Hoạt động 2: Tính chất
GV: Theo em hình vuông có những tính chất nào?
HS: Vì hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi nên hình vuông có đầy đủ các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
GV yêu cầu HS làm ? 1
Đường chéo hình vuông có những tính chất gì? TạÏi sao? (dựa vào tính chất của hình nào?)
HS: Hai đường chéo của hình vuông:
+ Cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
+ Bằng nhau.
+ Vuông góc với nhau.
+ Là đường phân giác các góc hình thoi.
+ Là đường phân giác các góc của hình vuông.
Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết
GV: Một hình chữ nhật cần thêm điều kiện gì sẽ là hình vuông ? Tại sao?
HS:
- Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông
- Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông
- Hình chữ nhật có một đường chéo là phân giác của một góc là hình vuông.
GV: Từ một hình thoi cần thêm điều kiện gì sẽ là hình vuông? Tại sao?
HS:
- HÌnh thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
GV: Đưa ra năm dấu hiệu nhận biết hình vuông.
HS nhắc lại năm dấu hiệu nhận biết
Hình vuông.
GV: nêu nhận xét
GV cho HS làm ? 2
Tìm các hình vuông trên hình 105(SGK/T108)
I. Định nghĩa: (SGK/T107)
Tứ giác ABCD là hình vuông
- Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau.
- Hình vuông là hình thoi có bốn góc vuông.
+ Hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi.
2. Tính chất:
- Hình vuông có tất cả tính chất hình chữ nhật và hình thoi.
3. Dấu hiệu nhận biết
- Dấu hiệu nhận biết
(SGK/T107)
-Nhận xét: Một tứ giác vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi thì tứ giác đó là hình vuông.
? 2
Hình 105a: Tứ giác A BCD là hình vuông ( hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau)
Hình 105b: Tứ giác là hình thoi không phải là hình vuông
Hình 105c: Tứ giác là hình vuông(hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc hoặc hình thoi có hai đường chéo bằng nhau)
Hình 105d: Tứ giác là hình vuông (hình thoi có một góc vuông )
4.4 Củng cố và luyện tập:
Củng cố:
Hãy nêu định nghĩa hình vuông? Vẽ hình minh hoạ.
Hình vuông mang tính chất của hình nào? Hãy nêu tính chất riêng của hình vuông.
Có bao nhiêu cách chứng minh tứ giác là hình vuông?
Bài tập:
Bài 79a: (SGK/T108)
Trong D vuông ADC:
AC2 = AD2 + DC2 (định lý Pyta go)
AC2 = 32 + 32
AC2 = 18
Þ AC (cm)
Bài 81: (SGK/T108) - Hình106
Tứ giác AEDF là hình vuông vì:
Tứ giác AEDF có
Þ AEDF là hình chữ nhật (tứ giác có ba góc vuông)
Hình chữ nhật AEDF có AD là phân giác của nên là hình vuông
(theo dấu hiệu nhận biết)
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Nắm vững định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
Bài tập về nhà: 79(b), 82, 83 (SGK/T109)
và bài số: 144, 145 (SBT/T75)
Chuẩn bị tiết sau luyện
Hướng dẫn bài 82(SGK/T109):]
Chứng minh D AHE = D BEF = D CFG = D DGH = D DGH
Þ HE = EF = FG = GH
Sau đó chứng minh = 900
5. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- GIAO AN HH8 THEO CHUAN KTKN(11).doc