MỤC TIÊU:
* Kiến thức:-Học sinh nhận biết được các cặp tam giác vuông đồng dạng trong H1-tr64/Sgk
- Biết thiết lập các hệ thức b2 = ab’; c2 = ac’ và củng cố định lí Pytago a2 = b2 + c2
* Kĩ năng:-Biết vận dụng các hệ thức trên để giải bài tập
- Rèn cho Hs vẽ hình và trinh bày lời giải bài toán hình
* Thỏi độ- Học tập nghiêm túc cẩn thận.
- Có thái độ yêu thích môn học.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 9 - Bài: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông - Trường THCS Đại Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/08/2011 Tiết : 1
Ngày giảng:9a: 27/08/2011
9b: 26/08/2011
Chương 1: Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Bài: Một số hệ thức về cạnh và đường cao
trong tam giác vuông
I. MỤC TIấU:
* Kiến thức:-Học sinh nhận biết được các cặp tam giác vuông đồng dạng trong H1-tr64/Sgk
- Biết thiết lập các hệ thức b2 = ab’; c2 = ac’ và củng cố định lí Pytago a2 = b2 + c2
* Kĩ năng:-Biết vận dụng các hệ thức trên để giải bài tập
- Rèn cho Hs vẽ hình và trinh bày lời giải bài toán hình
* Thỏi độ- Học tập nghiêm túc cẩn thận.
- Có thái độ yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV : Bảng phụ hình vẽ, thước, phấn màu.
- HS : Ôn tập về tam giác đồng dạng, định lí Pytago, thước, êke.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Sử dụng phương pháp đoán nhận trực quan, thử nghiệm rồi chứng minh
- Phương pháp phân tích đi lên.
IV. TIẾN TRèNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (kiểm tra sớ số)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phỳt)
Cõu hỏi
Đỏp ỏn –biểu điểm
HS1:
?Nêu các trường hợp đồng dạng trong tam giác vuông
HS1:
HS1: 9A .......................................
9B
HS2: 9A .........................................
9B ..........................................
3. Bài học mới:
Hoạt động 1:
Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền
Giáo viên- Học sinh
Ghi bảng
- Vẽ hình 1 tr64/Sgk lên bảng và giới thiệu các kí hiệu trên hình
- Giới thiệu định lí 1/Sgk
? Với hình trên ta cần chứng minh điều gì?
HS: Cần chứng minh:
b2 = ab’; c2 = ac’ hay AC2 = BC.CH
AB2 = BC.BH
? Để Cm: AC2 = BC.CH ta làm như thế nào?
- Yêu cầu Hs phân tích tìm cách chứng minh
AC2 = BC.CH
ABC HAC
? Hãy Cm: ABC HAC
HS: Có: A = H = 900
C chung
=> ABC HAC
? Để Cm: AB2 = BC.BH ta cần Cm cặp tam giác nào đồng dạng --> yêu cầu HS Cm tương tự.
- Yêu cầu HS nhắc lại định lí Pytago
HS: Một HS lên bảng làm, dưới lớp làm bài vào vở
- Ghi lại Cm của HS
- Chốt: vậy từ định lí 1 ta cũng chứng minh được định lí Pitago
HS: Trình bày Cm: theo định lí 1 ta có:
b2 = ab’ ; c2 = ac’
=> b2 + c2 = ab’ + ac’
= a(b’ + c’) = a.a
= a2
- Đưa bảng phụ đề bài 2/68 và yêu cầu HS làm:
Tính x, y trong hình vẽ
- HD HS trình bày lời giải
1. Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền
1
1 2
*Định lí 1.
b2 = ab’
c2 = ac’
Chứng minh
(Sgk/65)
Ví dụ 1: Sgk/65.
Chứng minh định lí Pytago
-Trình bày Cm: theo định lí 1 ta có:
b2 = ab’ ; c2 = ac’
=> b2 + c2 = ab’ + ac’
= a(b’ + c’) = a.a
= a2
*Bài 2/680-Sgk: Tính x, y
- Theo định lí 1 ta có:
+ AB2 = BC.HB
=> x2 = (1 + 4).1
x2 = 5
=> x =
+ AC2 = BC.HC
=> y2 = 5.4
=> y = 2
Hoạt động 2: Một số hệ thức liên quan tới đường cao
- Yêu cầu HS đọc định lí 2
? Với các quy ước ở H1 ta cần chứng minh hệ thức nào?
HS: Cần Cm: h2 = b’.c’
?Hãy phân tích để tìm hướng chứng minh
AH2 = BH.CH
AHB CHA
- Cho HS làm ?1
? Có thể chỉ thêm cách khác để Cm 2 trên đồng dạng
- Yêu cầu HS áp dụng định lí 2 vào giải ví dụ 2 (đưa H2 lên bảng phụ)
? Bài toán yêu cầu gì
HS: Yêu cầu tính AC
? Trong ADC đã biết gì?
HS: Biết:
AB = DE = 1,5 m
BD = AE = 2,25 m
? Cần tính đoạn nào?
HS: Một HS lên bảng trình bày lời giải
HS: HS dưới lớp nhận xét bài làm
- Nhận xét và nhấn mạnh lại cách giải
2. Một số hệ thức liên quan tới đường cao.
*Định lí 2
h2 = b’.c’
Chứng minh
(Theo ?1)
AHB và CHA có:
H1 = H2 = 900
A1 = C ( cùng fụ B)
=>AHB CHA
=> ...
Ví dụ 2/Sgk-66
- Theo định lí 2, trong
tam giác vuông ACD
có: BD2 = AB.BC
=> 2,252 = 1,5.BC
=> BC =
(m)
Vậy chiều cao của cây là:
AC = AB + BC = 1,5 + 3,375
= 4,875 (m)
4. Củng cố - luyện tập: (5 Phỳt)
? Hãy phát biểu định lí 1 và định lí 2 hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông?
? Cho hình vẽ:
Hãy viết hệ thức của định lí 1 và 2 ứng với hình vẽ trên?
- Bài 1a/68:
Theo Pytago ta có: x + y = = 10
Theo định lí 1 ta có: 62 = 10.x => x = 3,6
y = 10 – 3,6
5. Hướng dẫn về nhà : ( 3 phỳt)
- Học thuộc định lí, nắm được cách chứng minh
- Đọc phần “có thể em chưa biết” tr68/Sgk
- BTVN: 1b, 3, 4, 6/69-Sgk
- Ôn lại cách tính diện tích hình vuông, đọc trước định lí 3, 4
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:
ba
Ngày soạn: 04/09/2011 Tiết :2
Ngày giảng:9a: 07/09/2011
9b: 07/09/2011
một số hệ thức về cạnh và đường cao
trong tam giác vuông (Tiếp)
I. MỤC TIấU:
* Kiến thức:- Củng cố định lí 1 và 2 về cạnh và đường cao trong tam giác vuông.
- Học sinh biết thiết lập các hệ thức:b.c = a.hvà dưới sự hướng dẫn củaGV.
* Kĩ năng:- Biết vận dụng các hệ thức trên để giải bài tập.
* Thỏi độ:- TháI độ học tâph nghiêm túc tích cực.- Có ý thức học tập môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV : Bảng tổng hợp một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông.
Bảng phụ ghi bài tập, thước, êke.
- HS : Ôn tập các trường hợp đồng dạng của tam giác, công thức tính diện tích
vuông.Thước kẻ, êke.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương phap phát vấn .
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRèNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (kiểm tra sớ số)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phỳt)
Cõu hỏi
Đỏp ỏn –biểu điểm
HS1 : Phát biểu định lí 1 và 2 hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông.
Vẽ hình, điền kí hiệu, viết hệ thức.
-HS2 : Chữa bài 4/69-Sgk
HS1:
HS1: 9A .......................................
9B
HS2: 9A .........................................
9B ..........................................
3. Bài học mới:
Giáo viên
Ghi bảng
- Đưa hình vẽ và giới thiệu định lí 3 Sgk
HS:Đọc lại định lí trong Sgk
?Hãy viết hệ thức của định lí
b.c = a.h
?Hãy chứng minh định lí trên
HS:SABC =
=> AC.AB = BC.AH
hay b.c = a.h
? Ngoài cách chứng minh trên ta còn cách chứng minh nào khác?
=> yêu cầu HS làm ?2
- HD HS phân tích
HS:Phân tích chứng minh theo HD của giáo viên
AC.AB = BC.AH
ABC HBA
HS:Tại chỗ trình bày c.minh
? Hãy trình bày Cm theo phân tích trên?
- Cho HS làm bài 3/69-Sgk
(đưa hình vẽ lên B.fụ)
- Gọi một HS lên bảng làm
HS:Một em lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở sau đó nhận xét bài làm trên bảng
- Theo dõi hướng dẫn HS làm bài
? Cần tính gì?
?Đã biết gì?
?áp dụng kiến thức nào?
- Nhờ định lí Pytago, từ định lí 3 ta có thể suy ra một hệ thức giữa đường cao ứng với cạnh huyền và hai cạnh góc vuông
? Từ hệ thức (3) hãy sử dụng định lí Pytago để chứng minh hệ thức (4)
- HD HS phân tích tìm cách chứng minh
? Xuất phát từ hệ thức (4) hãy phân tích để tìm cách chứng minh ( Biến đổi tương đương hệ thức 4)
- Suy nghĩ tìm cách chứng minh
b.c = a.h
- Khi chứng minh, xuất phát từ hệ thức b.c = a.h đi ngược lên ta sẽ có hệ thức 4. Yêu cầu HS đọc lại định lí 4
? Hãy áp dụng định lí 4 để giải ví dụ 3
? Căn cứ vào gt, ta tính độ dài đường cao như thế nào
1. Định lí 3: Sgk/66
b.c = a.h (3)
Chứng minh
C1: Dựa vào công thức tính d.tích
C2 : Dựa vào tam giác đồng dạng
?2
*Bài 3/69-Sgk
- Theo định lí Pytago ta có:
- Theo định lí 3 ta có: x.y = 5.7
=> x =
2. Định lí 4: Sgk/67
(4)
Chứng minh
(theo ?2)
*Ví dụ 3/67-Sgk: Tính h
Theo định lí 4 ta có:
4. Củng cố - luyện tập: (5 Phỳt)
? Nêu các định lí hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông?
? Cho hình vẽ:
Hãy điền vào chỗ (...)
a2 = ..... + .....
b2 = ..... ; ..... = a.c’
h2 = .....
.... = a.h
- Bài 5/69-Sgk Giải
GV: đưa đề bài và hình vẽ lên bảng
yeu cầu Hs hoạt động nhóm
HS: làm bài vào bảng nhóm
GV: kiểm tra các nhóm làm bài, gợi ý, nhắc nhở
sau 4’ yêu cầu các nhóm đưa bảng nhóm,
gọi Hs dưới lớp nhận xét
GV: Còn có cách nào khác không?
=> gợi ý cho Hs cách khác
5. Hướng dẫn về nhà : ( 3 phỳt)
- Nắm vững các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác.
- BTVN: 7, 9/69, 70-Sgk
3, 4, 5/90-SBT
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:
ba
File đính kèm:
- H 1-2(CHIEN).doc