1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức về sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, suy luận chứng minh hình học.
c. Thái độ:
- Học sinh yêu thích học hình
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, bảng phụ, phấn màu. Dụng cụ học hình: thước thẳng , compa.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Học và làm bài theo quy định. Dụng cụ học hình: thước thẳng , compa.
3. Tiến trình bài dạy:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học khối 9 - Tiết 21: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/10/2011
Ngày dạy: 27/10/2011: 9B; 9A
Tiết 21: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức về sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, suy luận chứng minh hình học.
c. Thái độ:
- Học sinh yêu thích học hình
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, bảng phụ, phấn màu. Dụng cụ học hình: thước thẳng , compa.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Học và làm bài theo quy định. Dụng cụ học hình: thước thẳng , compa.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ : (6')
Câu hỏi:
Một đường tròn được xác định khi biết những yếu tố nào?
Cho ba điểm A,B, C hãy vẽ đường tròn đi qua ba điểm này?
Đáp án:
Một đường tròn được xác định khi biết. (6đ)
Tâm và bán kính đường tròn.
Biết một đoạn thẳng là đường kính của đường tròn đó
Biết ba điểm thuộc đường tròn đó.
Vẽ hình: (4đ)
* Đặt vấn đề: ở bài trước ta đã nghiên cứu về đường tròn và một số tính chất về đường tròn. Vậy vận dụng các kiến thức đó vào bài tập như thế nào? Ta sẽ hiểu thêm trong bài hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Luyện tập (34’)
Bài 1 (SGK - Tr 99)
GV: Một em lên bảng thực hiện bài tập này.
Ta có OA = OB = OC = OD(T/c hình chữ nhật)
Þ A,B,C,D thuộc (O;OA)
?(K): Tính bán kính của đường tròn (O,OA)
Þ Ro = 6,5(cm)
GV: Cho học sinh đọc nội dung bài.
Bài 8: (SGK - Tr101)
GV: Giả sử đã dựng được hình em hãy phân tích để tìm ra cách xác định tâm.
Có OB = OC = R Þ O thuộc trung trực của BC.
Tâm O của đường tròn là giao điểm của tia Ay và đường trung trực của BC.
?(G): Hãy dựng hình?
?: Hãy đọc nội dung bài toán?
Bài 12: (SBT - Tr130)
GV: Cho học sinh thảo luận trong 5’.
?: Vì sao AD là đường kính của đường tròn O?
a) TA có DABC cân tại A, AH là đường cao Þ AH là trung trực của BC hay AD là trung trực của BC.
Þ Tâm O Î AD (Vì O là giao của ba đường trung trực)
Þ AD là đường kính của (O)
?: Tính số đo góc ACD?
b) DACD có trung tuyến CO thuộc cạnh AD bằng nửa AD.
Þ tam giác ADC vuông tại C nên góc ACD bằng 90o.
?(K): Cho BC = 24cm , AC = 20cm. tính đường cao AH và bán kính (O)
c) Ta có BH = HC = BC/2 = 12cm
Trong tam giác vuông AHC Þ
AC2 = AH2 + HC2 Þ
AH =
= 16cm.
Trong tam giác vuông ACD có
AC2 = AD.AH (Hệ thức lượng trong tam giác vuông).
Þ
c. Củng cố - Luyện tập: (3’)
Một đường tròn được xác định khi biết những yếu tố nào?
Nêu cách vẽ đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng?
d. Hướng dẫn về nhà: (2')
Ôn lại các định lý đã học và xem lại các bài tập đã chữa.
Làm bài tập 6, 8, 9, 11, 14 T129, 130SBT.
Làm bài tập 6, 9 (SGK - Tr 100,101)
Đọc phần có thể em chưa biết.
Hướng dẫn bài 6:
Chú ý: Hình 58 , 59 là các biển 102, 103a trong luật giao thông đường bộ.
File đính kèm:
- Tiết 21.doc