A. Mục đích yêu cầu :
Nắm được khái niệm về đường tròn, quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây, các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn, tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ; đường tròn nội tiếp, bàng tiếp tam giác ; vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của hai đường tròn, tính chất đường nối tâm, hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính
Biết vẽ đường tròn khi biết tâm và bán kính, ba điểm ; đường tròn ngoại tiếp, tam giác nội tiếp ; tâm đối xứng, trục đối xứng của đường tròn ; nhận biết được tiếp tuyến của đường tròn, dựng được tiếp tuyến của đường tròn ; nhận biết được sự tương giao giữa đường thẳng và đường tròn, giữa hai đường tròn
Thấy được các đường tròn trong thực tế, dùng thước phân giác để tìm tâm của một vật hình tròn, số điểm chung của đường thẳng và đường tròn, vị trí tương đối của các vật hình tròn
B. Chuẩn bị :
Sgk, giáo án, phấn, thước, bảng phụ, phiếu học tập, compa, êke
C. Nội dung :
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học khối 9 - Tiết 33: Ôn tập chương 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày soạn :
Tiết 33 Ngày dạy :
Ôn tập chương 2
A. Mục đích yêu cầu :
Nắm được khái niệm về đường tròn, quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây, các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn, tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ; đường tròn nội tiếp, bàng tiếp tam giác ; vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của hai đường tròn, tính chất đường nối tâm, hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính
Biết vẽ đường tròn khi biết tâm và bán kính, ba điểm ; đường tròn ngoại tiếp, tam giác nội tiếp ; tâm đối xứng, trục đối xứng của đường tròn ; nhận biết được tiếp tuyến của đường tròn, dựng được tiếp tuyến của đường tròn ; nhận biết được sự tương giao giữa đường thẳng và đường tròn, giữa hai đường tròn
Thấy được các đường tròn trong thực tế, dùng thước phân giác để tìm tâm của một vật hình tròn, số điểm chung của đường thẳng và đường tròn, vị trí tương đối của các vật hình tròn
B. Chuẩn bị :
Sgk, giáo án, phấn, thước, bảng phụ, phiếu học tập, compa, êke
C. Nội dung :
TG
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Nội dung
1p
0p
43p
3p
3p
3p
3p
3p
3p
3p
3p
3p
3p
13p
0p
1p
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Ôn tập :
1. Thế nào là đường tròn ngoại tiếp một tam giác ? Nêu cách xác định tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác ?
2. Thế nào là đường tròn nội tiếp một tam giác ? Nêu cách xác định tâm của đường tròn nội tiếp tam giác ?
3. Chỉ rõ tâm đối xứng của đường tròn, trục đối xứng của đường tròn ?
4. Chứng minh định lí : Trong các dây của một đường tròn, dây lớn nhất là đường kính ?
5. Phát biểu các định lí về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây ?
6. Phát biểu các định lí về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây ?
7. Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Viết hệ thức giữa d (khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng) và R (bán kính của đường tròn) ?
8. Phát biểu định nghĩa tiếp tuyến của đường tròn. Phát biểu tính chất của tiếp tuyến và dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến. Phát biểu các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ?
9. Nêu các vị trí tương đối của hai đường tròn. Viết hệ thức giữa đoạn nối tâm d với các bán kính R và r ?
10. Tiếp điểm của hai đường tròn tiếp xúc nhau có vị trí ntn đối với đường nối tâm ? Các giao điểm của hai đường tròn cắt nhau có vị trí ntn đối với đường nối tâm ?
Gọi hs đọc các kiến thức cần nhớ
4. Củng cố :
5. Dặn dò :
Làm bài 41, 42, 43 trang 128
Phát biểu
Trường hợp dây AB là đường kính. Ta có : AB=2R
Trường hợp dây AB không là đường kính. Ta có : AB<OA+OB=R+R=2R
Vậy : AB2R
Đọc các kiến thức cần nhớ
1. Đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác
Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác là giao điểm của ba đường trung trực
2. Đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của tam giác gọi là đường tròn nội tiếp tam giác
Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm của ba đường phân giác
3. Tâm của đường tròn là tâm đối xứng. Bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn đó
4. Trường hợp dây AB là đường kính. Ta có : AB=2R
Trường hợp dây AB không là đường kính. Ta có : AB<OA+OB=R+R=2R
Vậy : AB2R
5. Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy
Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy
6. Trong một đường tròn :
Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm
Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau
Trong hai dây của một đường tròn :
Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn
Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn
7.
Đt và đtr cắt nhau
Đt và đtr tx nhau
Đt và đtr không giao nhau
d<R
d=R
d>R
8. Đường thẳng tiếp xúc với đường tròn gọi là tiếp tuyến của đường tròn
Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm
Các dấu hiệu nhận biết :
Nếu một đường thẳng và một đường tròn chỉ có một điểm chung thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn
Nếu khoảng cách từ tâm của một đường tròn đến đường thẳng bằng bán kính của đường tròn thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn
Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn
Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì :
Điểm đó cách đều hai tiếp điểm
Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến
Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua các tiếp điểm
9.
Vị trí tương đối của 2 đtr
Số điểm chung
Hệ thức giữa d, R, r
Cắt nhau
Tiếp xúc ngoài
Tiếp xúc trong
(O;R) đựng (O’;r)
(O;R) và (O’;r) nn
2
1
1
0
0
R-r<d< R+r
d=R+r
d=R-r
d<R-r
d>R+r
10. Nếu hai đường tròn cắt nhau thì hai giao điểm đối xứng với nhau qua đường nối tâm, tức là đường nối tâm là đường trung trực của dây chung
Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm
File đính kèm:
- Tiet 33.doc