I/. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài này, học sinh cần:
· Nắm vững các khái niệm về “hàm số “, “biến số”; hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức.
· Khi y là hàm số của x, thì có thể viết y=f(x), y=g(x), . . . Giá trị của hàm số y=f(x) tại x0, x1, . . . được kí hiệu là y=f(x0) , y=f(x1) , . . .
· Đồ thị của hàm số y=f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;f(x)) trên mặt phẳng tọa độ.
· Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R.
· Rèn luyện kĩ năng tính toán thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số; biết biểu diễn các cặp số (x;y) trên mặt phẳng tọa độ; biết vẽ thành thạo đồ thị của hàm số y=ax.
IIPhương tiện dạy học :
· Các khái niệm về hàm số đã học ở lớp 7, máy tính bỏ túi.
· Bảng phụ, phấn màu.
III/Phương pháp dạy học:Đặt vấn đề giải quyết vấn đề
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học lớp 9 - Tiết 19: Các khái niệm về hàm số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:10
TIẾT:19
NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG
CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ Ngày dạy;
I/. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài này, học sinh cần:
Nắm vững các khái niệm về “hàm số “, “biến số”; hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức.
Khi y là hàm số của x, thì có thể viết y=f(x), y=g(x), . . . Giá trị của hàm số y=f(x) tại x0, x1, . . . được kí hiệu là y=f(x0) , y=f(x1) , . . .
Đồ thị của hàm số y=f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;f(x)) trên mặt phẳng tọa độ.
Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R.
Rèn luyện kĩ năng tính toán thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số; biết biểu diễn các cặp số (x;y) trên mặt phẳng tọa độ; biết vẽ thành thạo đồ thị của hàm số y=ax.
IIPhương tiện dạy học :
Các khái niệm về hàm số đã học ở lớp 7, máy tính bỏ túi.
Bảng phụ, phấn màu.
III/Phương pháp dạy học:Đặt vấn đề giải quyết vấn đề
IV/.Tiến trình hoạt động trên lớp:
1) Ổn định:
2)Kiểm tra bài cũ:
3) Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG HS CẦN GHI
HĐ1: Khái niệm hàm số:
-Khi nào thì đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x?
-Em hiểu như thế nào về các kí hiệu y=f(x), y=g(x)?
-Các kí hiệu f(0), f(1), f(2), , f(a) nói lên điều gì?
-Giáo viên đặc biệt chốt lại về khái niệm hàm số:
Đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x.
Với mỗi giá trị của x, ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y.
-Yêu cầu học sinh làm ?1.
HĐ2: Đồ thị của hàm số:
-Yêu cầu học sinh làm ?2.
-Đồ thị của hàm số y=f(x) là như thế nào?
HĐ3: Hàm số đồng biến, nghịch biến:
-Yêu cầu học sinh làm ?3.
àNhận xét về tính tăng, giảm của dãy giá trị biến số và dãy giá trị tương ứng ứng của hàm số.
-Giáo viên chốt lại:
Đưa ra bảng có ghi đầy đủ các giá trị của biến số và hàm số.
Nhận xét về tính tăng, giảm của các giá trị của x và các giá trị tương ứng ứng của y trong bảng.
àKhái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến.
-Học sinh phát biểu:
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x, ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi hàm số của x, và x được gọi là biến số.
Khi y là hàm số của x, ta có thể viết y=f(x), y=g(x).
Kí hiệu f(0) là giá trị của hàm số f tại x=0.
Kí hiệu f(a) là giá trị của hàm số f tại x=a.
?1: Cho hàm số y=f(x)=x+5.
f(0)=5.
f(1)=5.
f(3)=6.
f(-2)= (-2)+5=4.
f(-10)= (-10)+5=0.
?2:
-Học sinh nêu nhận xét xét về tính tăng, giảm của các giá trị của x và các giá trị tương ứng ứng của y.
1/.Khái niệm hàm số:
-Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x, ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi hàm số của x, và x được gọi là biến số.
-Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc bằng công thức,
-Khi hàm số được cho bằng công thức y=f(x), ta hiểu rằng biến số x chỉ lấy những giá trị mà tại đó f(x) xác định.
-Khi y là hàm số của x, ta có thể viết y=f(x), y=g(x),
-Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị không đổi thì hàm số y được gọi là hàm hằng.
2/.Đồ thị của hàm số:
Tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;f(x)) trên mặt phẳng tọa độ được gọi là đồ thị của hàm số y=f(x).
3/.Hàm số đồng biến, nghịch biến:
Cho hàm số y=f(x) xác định với mọi giá trị của x thuộc R:
-Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị tương ứng f(x) cũng tăng lên thì hàm số y=f(x) được gọi là hàm số đồng biến trên R (gọi tắt là hàm số đồng biến).
- Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị tương ứng f(x) lại giảm đi thì hàm số y=f(x) được gọi là hàm số nghịch biến trên R (gọi tắt là hàm số nghịch biến).
Nếu x1<x2 mà f(x1)<f(x2) thì hàm số y=f(x) đồng biến trên R.
Nếu x1f(x2) thì hàm số y=f(x) nghịch biến trên R.
4) Củng cố:
Từng phần.
Sửa các bài tập 1,2 trang 44, 45.
5) Hướng dẫn học tập ở nhà:
Biết được cách vẽ đồ thị của hàm số, thế nào là hàm số đồng biến, nghịch biến.
Làm các bài tập 3à6 trang 45,46 .
IV/.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- T19.doc