Giáo án môn Hình học lớp 9 - Tiết 31: Vị trí tương đối của hai đường tròn

I/. Mục tiêu cần đạt:

 Qua bài này học sinh cần:

· Nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn. Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn.

· Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài,tiếp xúc trong; biết vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính.

· Thấy được hình ảnh của một số vị trí tương đối của hai đường tròn trong thực tế.

II/Phương tiện dạy học

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học lớp 9 - Tiết 31: Vị trí tương đối của hai đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 17 TIẾT: 33 VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN (tt) Ngày dạy; I/. Mục tiêu cần đạt: Qua bài này học sinh cần: Nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn. Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài,tiếp xúc trong; biết vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính. Thấy được hình ảnh của một số vị trí tương đối của hai đường tròn trong thực tế. II/Phương tiện dạy học Ôn tập định lí sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn. thước, compa. Bảng phụ, phấn màu, thước, compa. III/.Phưong pháp dạy: Đặt vấn đề giải quyết vấn đề IVTiến trình hoạt động trên lớp: 1) Ổn định: 2)Kiểm tra bài cũ: 3) Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG HS GHI HĐ1: Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính: a)Hai đường tròn cắt nhau: -Giáo viên đưa hình vẽ 90 sách giáo khoa. Em có nhận xét gì về độ dài đoạn nối tâm OO’ với các bán kính R,r? àĐó chính là yêu cầu của ?1. b)Hai đường tròn tiếp xúc nhau: Tương tự tiến trình hoạt động phần a. c)Hai đường tròn không giao nhau: Tương tự tiến trình hoạt động phần a. =>Bảng tóm tắt: ?1: DOAO’ có: OA-O’A<OO’<OA+O’A (bất đẳng thức tam giác). Hay: R-r<OO’<R+r. ?2:Nếu hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài =>A nằm giữa O và O’=> OO’>R+r Nếu hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc trong => O’ nằm giữa O và A => OO’=R-r. 1/.Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính: Xét hai đường tròn (O;R) và (O’;r) với R>r. a)Hai đường tròn cắt nhau: Nếu hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau thì R-r<OO’<R+r. b)Hai đường tròn tiếp xúc nhau: Nếu hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài thì OO’=R+r. Nếu hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc trong thì OO’=R-r. c)Hai đường tròn không giao nhau: Nếu hai đường tròn (O) và (O’) ở ngoài nhau thì OO’>R+r. Nếu hai đường tròn (O) đựng đường tròn (O’) thì OO’<R-r. Vị trí tương đối của hai đường tròn (O;R) và (O’;r) (R>r) Số điểm chung Hệ thức giữa OO’ với R và r Hai đường tròn cắt nhau 2 R-r<OO’<R+r. Hai đường tròn tiếp xúc nhau: -Tiếp xúc ngoài -Tiếp xúc trong 1 OO’=R+r. OO’=R-r. Hai đường tròn không giao nhau: -(O) và (O’) ở ngoài nhau -(O) đựng (O’) Đặc biệt (O) và (O’) đồng tâm 0 OO’>R+r. OO’<R-r. OO’=0. HĐ2: Tiếp tuyến chung của hai đường tròn: -Trên hình vẽ 95, 96 giáo viên giới thiệu tiếp tuyến chung ngoài, tiếp tuyến chung trong. -Yêu cầu học sinh làm ?3. - Ở hình 95 có d1, d2 là hai tiếp tuyến không cắt đoạn nối tâm. -Ở hình 96 có m1, m2 là hai tiếp tuyến cắt đoạn nối tâm. ?3: Hình 97a có tiếp tuyến chung ngoài d1 và d2, tiếp tuyến chung trong m. Hình 97b có tiếp tuyến chung ngoài d1 và d2. Hình 97c có tiếp tuyến chung ngoài d. Hình 97d không có tiếp tuyến chung. 2/.Tiếp tuyến chung của hai đường tròn: Tiếp tuyến chung của hai đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn đó. -Tiếp tuyến chung không cắt đoạn nối tâm là tiếp tuyến chung ngoài. -Tiếp tuyến chung cắt đoạn nối tâm là tiếp tuyến chung trong. 4) Củng cố: Các bài tập 35, 36 trang 122, 123. V/.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docT31.doc