I/. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài này học sinh cần:
· Nhận biết được góc ở tâm, có thể chỉ ra hai cung tương ứng, trong đó có một cung bị chắn.
· Thành thạo cách đo góc ở tâm bằng thước đo góc, thấy rõ sự tương ứng giữa số đo (độ) của cung và của góc ở tâm chắn cung đó trong trường hợp cung nhỏ hoặc nửa đường tròn. Học sinh biết suy ra số đo (độ) của cung lớn (có số đo lớn hơn 1800 và bé hơn hoặc bằng 3600.
· Biết so sánh hai cung trên một đường tròn căn cứ vào số đo (độ) của chúng.
· Hiểu và vận dụng định lí về “cộng hai cung”.
· Biết phân chia trường hợp để tiến hành chứng minh, biết khẳng định tính đúng đắn của một mệnh đề khái quát bằng một chứng minh và bác bỏ một mệnh đề khái quát bằng một phản ví dụ.
· Biết vẽ, đo cẩn thận và suy luận hợp lôgic.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học lớp 9 - Tiết 39: Góc ở tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 20
TIẾT: 39
GÓC Ở TÂM Ngày dạy:
I/. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài này học sinh cần:
Nhận biết được góc ở tâm, có thể chỉ ra hai cung tương ứng, trong đó có một cung bị chắn.
Thành thạo cách đo góc ở tâm bằng thước đo góc, thấy rõ sự tương ứng giữa số đo (độ) của cung và của góc ở tâm chắn cung đó trong trường hợp cung nhỏ hoặc nửa đường tròn. Học sinh biết suy ra số đo (độ) của cung lớn (có số đo lớn hơn 1800 và bé hơn hoặc bằng 3600.
Biết so sánh hai cung trên một đường tròn căn cứ vào số đo (độ) của chúng.
Hiểu và vận dụng định lí về “cộng hai cung”.
Biết phân chia trường hợp để tiến hành chứng minh, biết khẳng định tính đúng đắn của một mệnh đề khái quát bằng một chứng minh và bác bỏ một mệnh đề khái quát bằng một phản ví dụ.
Biết vẽ, đo cẩn thận và suy luận hợp lôgic.
II/. Phương tiện dạy hoc:
Thước, compa.
Bảng phụ, phấn màu.
III/Phương pháp dạy: Nêu và giải quyết vấn đề
IV/.Tiến trình hoạt động trên lớp:
1) Ổn định:
2)Kiểm tra bài cũ:
3) Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG HS GHI
HĐ1: Góc ở tâm:
-Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, rồi trả lời các câu hỏi sau:
+Góc ở tâm là gì?
+Số đo (độ) của góc ở tâm có thể là những giá trị nào?
+Mỗi góc ở tâm ứng với mấy cung? Hãy chỉ ra cung bị chắn ở hình 1?
àđịnh nghĩa góc ở tâm, các khái niệm cung nhỏ, cung lớn, cung bị chắn.
HĐ2: Số đo cung:
-Yêu cầu học sinh đo góc ở tâm AOB, rồi ghi kết quả lên bảng.
àDự đoán số đo AmB, tìm số đo cung lớn AnB.
HĐ3: So sánh hai cung:
-Giáo viên giới thiệu phần này như sách giáo khoa.
-Yêu cầu học sinh làm ?1.
HĐ4: Cộng hai cung:
-Giáo viên giới thiệu định lí.
-Yêu cầu học sinh làm ?2.Yêu cầu học sinh tiến hành thảo luận nhóm.
-Học sinh quan sát hình 1, rồi trả lời các câu hỏi:
+Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm.
+ Góc ở tâm có số đo (độ) có thể là: 00<<1800.
+Hai cạnh của góc ở tâm cắt đường tròn tại hai điểm,do đó chia đường tròn thành hai cung. Cung nằm bên trong góc gọi là cung bị chắn (góc ở tâm bằng 1800 thì mỗi cung là nửa đường tròn).
-Học sinh tiến hành xác định số đo của góc ở tâm:
AOB= .
sđAmB =
sđ AnB=
?1:
-Học sinh tiến hành thảo luận nhóm, sau đó cử đại diện trả lời yêu cầu ?2.
1/. Góc ở tâm:
-Định nghĩa:
Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm.
Cung AB được kí hiệu là: AB
2/.Số đo cung:
Định nghĩa:
-Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.
- Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 3600 và số đo cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn).
-Số đo của nửa đường tròn bằng 1800.
Số đo của cung AB được kí hiệu là:sđ AB.
3/.So sánh hai cung:
Ta chỉ so sánh hai cung trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau:
-Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau.
-Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.
Hai cung AB và CD bằng nhau được kí hiệu: AB=CD .
4/.Khi nào thì sđAB=sđAC+sđCB:
Định lí:
Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì:
SđAB=sđAC+sđCA .
4) Củng cố:
Từng phần.
Các bài tập 1,2 trang 68,69.
5) Hướng dẫn học tập ở nhà:
Học thuộc các định nghĩa góc ở tâm và số đo (độ) của cung, cộng hai cung.
Làm bài tập 3à 8 trang 69, 70.
V/.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- T39.doc