I Mục tiêu :
1. Kiến thức:
*Học sinh biết: tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan) của muối amoni; tính chất hóa học của muối amoni: tác dụng với dung dịch kiềm và phản ứng nhiệt phân; ứng dụng của muối amoni.
2. Kĩ năng:- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.
- Viết các phương trình hóa học dạng phân tử, ion thu gọn minh họa cho tính chất hóa học.
- Phân biệt muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
* GV : Hóa chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, dd NaOH, nước cất
Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, quì tím, bông gòn
*. HS : kiến thức phần amoniac, đọc trước bài.
2. Phương pháp: đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề
III. Các hoạt động dạy học :
- Cho vài giọt phenolphtalein vào dd NH3 loãng ta thu được dd A. Hỏi dd A có màu gì? Cho biết màu đó thay đổi như thế nào và giải thích, viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn (nếu có) khi:
a. Đun nóng dd A một thời gian (nhạt đi) b. Thêm dd HCl với số mol bằng với số mol NH3 có trong dd A
c. Thêm AlCl3 dư
* 1HS khác
Hoàn thành chuỗi biến hóa:
; Dựa vào (1) nêu các biện pháp làm tăng hiệu quả tổng hợp NH3
- Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ, em hãy cho biết định nghĩa muối amoni. Viết CTPT của một số muối amoni
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 13: Amoniac và muối Amoni, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Ngày soạn 20/9/2008
Tiết 13 Ngày dạy :24/9: B1,2; 25/9: B3
AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
I Mục tiêu :
1. Kiến thức:
*Học sinh biết: tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan) của muối amoni; tính chất hóa học của muối amoni: tác dụng với dung dịch kiềm và phản ứng nhiệt phân; ứng dụng của muối amoni.
2. Kĩ năng:- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.
- Viết các phương trình hóa học dạng phân tử, ion thu gọn minh họa cho tính chất hóa học.
- Phân biệt muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
* GV : Hóa chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, dd NaOH, nước cất
Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, quì tím, bông gòn
*. HS : kiến thức phần amoniac, đọc trước bài.
2. Phương pháp: đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề
III. Các hoạt động dạy học :
- Cho vài giọt phenolphtalein vào dd NH3 loãng ta thu được dd A. Hỏi dd A có màu gì? Cho biết màu đó thay đổi như thế nào và giải thích, viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn (nếu có) khi:
a. Đun nóng dd A một thời gian (nhạt đi) b. Thêm dd HCl với số mol bằng với số mol NH3 có trong dd A
c. Thêm AlCl3 dư
* 1HS khác
Hoàn thành chuỗi biến hóa:
; Dựa vào (1) nêu các biện pháp làm tăng hiệu quả tổng hợp NH3
- Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ, em hãy cho biết định nghĩa muối amoni. Viết CTPT của một số muối amoni
Hoạt động của Thầy:
Hoạt động của Trò:
Nội dung:
Hoạt động 1: Tính chất vật lí:
- Cho ví dụ muối nitrat?
- GV: cho HS quan sát 1 vài muối amoni
- Muối amoni gồm những tính chất vật lí nào?
- GV hướng dẫn HS quan sát muối amoni tinh thể và làm thí nghiệm tính tan của muối amoni, nhận xét
- HS quan sát màu sắc, trạng thái, làm thí nghiệm về tính tan của muối amoni;
à Rút ra nhận xét
B. MUỐI AMONI:
- Muối amoni là tinh thể ion, gồm cation amoni NH4+ và anion gốc axit.
- Thí dụ: NH4Cl (amoni clorua), (NH4)2SO4 (amoni sunfat) (NH4)nX
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
Trạng thái rắn; tất cả các muối amoni đều tan nhiều trong nước, tạo thành ion NH4+ không màu.
NH4Cl à NH4+ + Cl-
Hoạt động 2: Tác dụng với dung dịch kiềm:
- Muối amoni có những tính chất hóa học nào? Tính chất nào giống và khác với các muối đã học?
- GV biểu diễn thí nghiệm dd (NH4)2SO4 đặc + dd NaOH đặc, đưa mẩu quì tím ẩm lên miệng ống nghiệm.
- HS dự đoán tính chất của muối amoni
- HS quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, viết ptpứ dạng phân tử và ion thu gọn;
- Rút ra nhận xét: dd muối amoni phản ứng với dd kiềm tạo ra amoniac.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1. Tác dụng với dung dịch kiềm:
Thí dụ:
(NH4)2SO4+2NaOHNa2SO4 +2NH3↑+ H2O
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
* Chú ý: đây là phản ứng dùng để nhận biết ion amoni và điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm.
Hoạt động 3: Phản ứng nhiệt phân:
- GV làm thí nghiệm nhiệt phân muối amoni clorua.
- GV: nhận xét? Viết phản ứng?
*GV bổ sung thêm một số ứng dụng của muối amoni trong cuộc sống. (NH4HCO3 bột nở)
- Hiện tượng thăng hoa
-HS viết ptpư minh họa
NH4Cl(rắn)
NH3 (k) + HCl(k)
- HS viết ptpư minh họa
2. Phản ứng nhiệt phân: Muối amoni dễ bị nhiệt phân
a. Muối amoni của axit không có tính oxi hóa (như HCl, H2CO3) NH3 + axit
Vd: NH4Cl(rắn) NH3 (k) + HCl(k)
NH4HCO3 (r ) NH3 (k) + CO2 (k) + H2O (k)
b. Muối amoni tạo bởi axit có tính oxi hóa (như HNO3, HNO2) khi nhiệt phân cho ra N2, N2O
Vd: NH4NO3 (r ) N2 O(k) + 2H2O (k)
IV. Củng cố - Dặn dò:
- GV yêu cầu HS tóm tắt tính chất của muối amoni; làm bài tập 2.12, 2.15 tại lớp.
- Bài về nhà: 2.14, 2.16, 2.50; 2, 4, 7/ 37, 38;
- Đọc trước bài axit nitric (phần cấu tạo phân tử, tính chất hóa học, phương pháp điều chế).
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_13_amoniac_va_muoi_amoni.doc