I Mục tiêu :
1. Kiến thức:
Hệ thống hóa các khái niệm cơ bản: sự điện li; axit, bazơ, muối theo thuyết điện li; tính chất của nitơ – photpho và cacbon – silic. Ứng dụng của thuyết điện li vào nghiên cứu các hợp chất của nitơ, photpho
2. Kĩ năng : hoạt động theo nhóm, giải các bài tập; hệ thống hóa kiến thức
3. Thái độ : nghiêm túc, tích cực
4. Trọng tâm : điện li
II. Phương pháp :
III. Chuẩn bị:
1. GV : phiếu học tập, bài tập
2. HS : kiến thức liên quan, bài tập ở nhà, giấy bút.
IV. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 35: Ôn tập học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Hóa 11 cơ bản
Tuần: 17 Ns: 22/12/07
Tiết PPCT: 34, (35)
Lớp: 11B Nd:
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I Mục tiêu :
1. Kiến thức:
Hệ thống hóa các khái niệm cơ bản: sự điện li; axit, bazơ, muối theo thuyết điện li; tính chất của nitơ – photpho và cacbon – silic. Ứng dụng của thuyết điện li vào nghiên cứu các hợp chất của nitơ, photpho
2. Kĩ năng : hoạt động theo nhóm, giải các bài tập; hệ thống hóa kiến thức
3. Thái độ : nghiêm túc, tích cực
4. Trọng tâm : điện li
II. Phương pháp :
III. Chuẩn bị:
1. GV : phiếu học tập, bài tập
2. HS : kiến thức liên quan, bài tập ở nhà, giấy bút.
IV. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò:
Nội dung :
Hoạt động 1: chia nhóm nhỏ thảo luận nội dung phiếu học tập số 1 (1, 2, 3)
- HS từng nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung để đầy đủ.
- GV tổng kết nội dung thảo luận
Hoạt động 2: thảo luận phiếu học tập số 2 (4.)
Hoạt động 3: bài tập của chương điện li. Thảo luận phiếu học tập số 3
- Định luật bảo toàn điện tích:
Tổng đại số điện tích dương = tổng đại số điện tích âm
- pH = -lg[H+],
V1*10-3 = V2*10-4
- Cho Zn vào dd HNO3 loãng thu được hỗn hợp gồm NO, N2. Viết tất cả các phản ứng xảy ra dưới dạng phương trình phân tử, ion đầy đủ, ion thu gọn.
- GV sửa cho cả lớp
Hoạt động 4: Thảo luận phiếu học tập số 4 (bt 4)
A. LÝ THUYẾT:
1. Thế nào là sự điện li, chất điện li? Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch điện li. Khái niệm về axit, bazơ, muối, hidroxit lưỡng tính theo thuyết điện li. Cho ví dụ minh họa.
2. Biểu thức tính pH.
3. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. Cho ví dụ, viết phương trình phân tử, phương trình ion đầy đủ, phương trình ion thu gọn trong từng trường hợp.
4. So sánh nitơ – photpho, cacbon – silic về các nội dung:
- Đặc điểm cấu tạo và liên kết hóa học.
- Tính chất vật lí và tính chất hóa học của các đơn chất nitơ, photpho và cacbon, silic
- Dạng thù hình là gì? Các dạng thù hình của cacbon, photpho.
- Tính chất của các hợp chất quan trọng của nitơ, photpho, cacbon, silic. (muối nitrat – muối photphat, axit nitric – axit photphoric, muối cacbonat – muối silicat).
B. BÀI TẬP:
1. Một cốc có nước có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol HCO3-. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là:
A. 2a + 2b = c + d B. a + b = c+ d
C. 2a + 2b = c – d D. a + b = 2c+ 2d
2. Có V1 ml dd HCl có pH = 3, pha loãng thành V2 ml dd HCl có pH = 4. Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2 là:
A. V1 = 9V2 B. V2 = 10V1 C. V2 = 9V1 D. V2 = V1
3. Cho Zn vào dd HNO3 loãng thu được hỗn hợp gồm NO, N2. Viết tất cả các phản ứng xảy ra dưới dạng phương trình phân tử, ion đầy đủ, ion thu gọn.
4. Hòa tan đồng vào dd HNO3 loãng, dư, đun nóng thu được 6,72 l khí NO (đkc). Viết phương trình phản ứng dạng phân tử, ion thu gọn. Tính mCu đã phản ứng, V dd HNO3 0,2M đã dùng.
4. Dặn dò: học bài, chuẩn bị các bài tập trong đề cương.
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_35_on_tap_hoc_ki_1.doc