I Mục tiêu :
1. Kiến thức: Học sinh biết :định nghĩa axit và bazơ theo thuyết Arrhenius, hidroxit lưỡng tính, muối;khái niệm dung dịch axit nhiều nấc; muối trung hòa và muối axit.
2. Kĩ năng:
* Vận dụng lí thuyết axit – bazơ theo Arrhenius để phân biệt axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính, muối.
* Viết phương trình điện li của một số axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính, muối.
3. Thái độ : Tích cực, nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
* GV : - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, quì tím.
- Hóa chất: muối kẽm, dd NaOH, dd HCl.
* HS : bài tập ở nhà, đọc bài SGK
2. Phương pháp : đàm thoại; trực quan; nêu vấn đề.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Trong các chất sau chất nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu: HNO3, Mg(OH)2 , NaOH, Fe(OH)2, NaClkhan, H2S, CH3COONa, HClO. Viết phương trình điện li của chúng? (6 điểm)
2. Vì sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) giảm dần theo thời gian khi để lâu trong không khí? Viết phương trình phản ứng. (3 điểm)
- GV yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa axit, bazơ đã học ở cấp 2.
GV yêu cầu HS nhận xét đặc điểm chung của các phương trình điện li của axit, bazơ. Sau đó, GV giới thiệu vài nét về nhà bác học Arrhenius – người đã đưa ra thuyết axit – bazơ mới. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thuyết axit – bazơ của Arrhenius có khác gì với những gì chúng ta đã biết về axit, bazơ.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 4: Axit. Bazơ. Muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Ngày soạn: 12/8/2008
Tiết 4 Ngày dạy:21/8: B1,2; 22/8:B3
Bài 2: AXIT, BAZƠ, MUỐI
I Mục tiêu :
1. Kiến thức: Học sinh biết :định nghĩa axit và bazơ theo thuyết Arrhenius, hidroxit lưỡng tính, muối;khái niệm dung dịch axit nhiều nấc; muối trung hòa và muối axit.
2. Kĩ năng:
* Vận dụng lí thuyết axit – bazơ theo Arrhenius để phân biệt axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính, muối.
* Viết phương trình điện li của một số axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính, muối.
3. Thái độ : Tích cực, nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
* GV : - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, quì tím.
- Hóa chất: muối kẽm, dd NaOH, dd HCl.
* HS : bài tập ở nhà, đọc bài SGK
2. Phương pháp : đàm thoại; trực quan; nêu vấn đề.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Trong các chất sau chất nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu: HNO3, Mg(OH)2 , NaOH, Fe(OH)2, NaClkhan, H2S, CH3COONa, HClO. Viết phương trình điện li của chúng? (6 điểm)
2. Vì sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) giảm dần theo thời gian khi để lâu trong không khí? Viết phương trình phản ứng. (3 điểm)
- GV yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa axit, bazơ đã học ở cấp 2.
à GV yêu cầu HS nhận xét đặc điểm chung của các phương trình điện li của axit, bazơ. Sau đó, GV giới thiệu vài nét về nhà bác học Arrhenius – người đã đưa ra thuyết axit – bazơ mới. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thuyết axit – bazơ của Arrhenius có khác gì với những gì chúng ta đã biết về axit, bazơ.
Hoạt động của Thầy:
Hoạt động của Trò:
Nội dung:
Hoạt động 1: Axit:
* Dung dịch axit
- Từ các ptr điện li của dung dịch axit em hãy cho ion nào làm cho các dung dịch axit có tính chất chung?
- Em hãy cho biết định nghĩa axit. Cho ví dụ.
- GV phân tích cách viết ptr điện li của dung dịch H2SO4
H2SO4 → H+ + HSO4- sự điện li mạnh
HSO4- ⇄ H+ + SO42-, Điện li yếu
+ GV tổng kết và hình thành khái niệm axit nhiều nấc.
- Trong các dung dịch axit đều chứa cation H+.
- HS đọc định nghĩa trong SGK.
- HS lấy ví dụ axit 1 nấc và nhiều nấc
- Viết tương tự ptr điện li của H3PO4.
-HS nhận xét và so sánh axit một nấc và axit nhiều nấc.
I. AXIT:
1. Định nghĩa:
Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
Thí dụ: HNO3 → H+ + NO3-
CH3COOH ⇄ H+ + CH3COO-
2. Axit nhiều nấc:
+ Axit một nấc: Axit khi tan trong nước mà phân tử chỉ phân li một nấc ra ion H+.
Thí dụ: HCl, CH3COOH
+ Axit nhiều nấc: Axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+.
Thí dụ: H2SO4, H3PO4
H3PO4 ⇄ H+ + H2PO4 -
H2PO4 - ⇄ H+ + HPO42-
HPO4 2- ⇄ H+ + PO43-
Hoạt động 2: Bazơ:
GV dẫn dắt HS làm tương tự như phần axit.
+ HS tự viết ptr điện li của bazơ NaOH, KOH
+ Nhận xét và đọc định nghĩa bazơ.
II. BAZƠ:
Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
Thí dụ: KOH → K+ + OH –
Hoạt động 3: Hidroxit lưỡng tính
+ GV làm thí nghiệm.
Có 2 ống nghiệm đều chứa Zn(OH)2 kết tủa màu trắng. Cho dd HCl vào một ống. Cho dd NaOH vào ống còn lại. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và nhận xét.
+ GV gợi ý để HS phát hiện Zn(OH)2 thể hiện tính bazơ ở thí nghiệm với HCl; tính axit ở thí nghiệm với NaOH. Người ta gọi nó là hidroxit lưỡng tính.
+ GV giải thích.
-HS quan sát hiện tượng và nhận xét: Zn(OH)2 ở 2 ống nghiệm đều tan.
- HS đọc định nghĩa.
-HS thảo luận:
Viết pt điện li kiểu axit, kiểu bazơ
III. HIDROXIT LƯỠNG TÍNH:
1. Định nghĩa:
Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
2. Thí dụ: Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính:
Sự phân li theo kiểu bazơ:
Zn(OH)2 ⇄ Zn 2+ + 2 OH-
Sự phân li theo kiểu axit:
Zn(OH)2 ⇄ 2H+ + ZnO22-
Để thể hiện tính axit của Zn(OH)2 người ta còn viết dưới dạng: H2ZnO2.
* Các hidroxit thường gặp: Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2,Pb(OH)2. Chúng đều ít tan trong nước và có lực axit, lực bazơ đều yếu.
Hoạt động 4: Muối:
- Viết phương trình điện li các muối NaCl, K2SO4, Ba(NO3)2
+GV bổ sung thêm một số trường hợp phức tạp hơn:
(NH4)2SO4→ 2NH4+ + SO42-
NaHCO3 → Na+ + HCO3-
HCO3- ↔ H+ + CO3 2-
-Vậy, muối là gì?
-Có mấy cách phân loại muối?
+ GV bổ sung và muối axit
Có H có thể phân li ra H+
muối trung hòa
+ Viết pt điện li của NaHSO4,
AlCl3
+ GV phát vấn: Nếu muối anion gốc axit còn H có thể phân li ra ion H+ thì nó phân li yếu ra ion H+.
+ HS viết ptr điện li của một số muối đơn giản.
NaCl → Na+ + Cl-
Ba(NO3)2→Ba2++ 2NO3-
+ HS rút kết luận: muối có cation kim loại (hay NH4+) và anion gốc axit
+HS đọc định nghĩa.
-HS phát biểu các định nghĩa axit, bazơ, muối, hidroxit lưỡng tính theo thuyết Arrhenius.
IV. MUỐI:
1. Muối:
Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
Thí dụ: (NH4)2SO4→ 2NH4+ + SO42-
NaCl → Na+ + Cl-
NaHCO3 → Na+ + HCO3-
2. Muối trung hòa và muối axit:
* Muối trung hòa: muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+. Thí dụ: NaCl, (NH4)2SO4, Na2CO3
* Muối axit: muối mà anion gốc axit vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H+.
Thí dụ: NaHSO4, NaH2PO4, NaHCO3
2. Sự điện li của muối trong nước:
- Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit (trừ một số muối: HgCl2, HgCN2là các chất điện li yếu).
- Nếu anion gốc axit còn hidro có tính axit, thì gốc này tiếp tục phân li yếu ra ion H+.
Thí dụ: NaHCO3 → Na+ + HCO3-
HCO3- ↔ H+ + CO3 2-
IV. Củng cố - Dặn dò:
- GV dùng bài tập 1,2 SGK
- Học bài; làm các bài tập 1 đến 5 trang 10 SGK; 1.8 đến 1.14 trang 4,5 SBT
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_4_axit_bazo_muoi.doc