Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 44: Ankađien

I Mục tiêu :

1. Kiến thức:

* Học sinh biết : khái niệm về ankadien: định nghĩa, công thức chung, phân loại, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp; tính chất của một số ankadien tiêu biểu: buta-1,3-đien và isopren; phương pháp điều chế và ứng dụng của butađien.

* Học sinh hiểu: vì sao phản ứng của ankađien xảy ra nhiều hướng hơn anken.

* Học sinh vận dụng: viết một số pthh của các phản ứng liên quan đến ankađien.

2. Kĩ năng : viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất của ankađien, so sánh và giải thích được tính chất hóa học của anken và ankađien.

3. Thái độ : nghiêm túc

4. Trọng tâm : tính chất hóa học (phản ứng cộng)

II. Phương pháp : đàm thoại, nêu vấn đề

III. Chuẩn bị:

1. GV : giáo án, bài tập

2. HS : kiến thức bài anken

IV. Các hoạt động dạy học :

1.Ổn định:

2.Kiểm tra: 1. bt3/132.

 2. Hoàn thành chuỗi biến hóa:

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 44: Ankađien, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Hóa 11 cơ bản Tuần: Ns: 05/02/08 Tiết PPCT: 44 Lớp: 11B Nd: ANKAĐIEN I Mục tiêu : 1. Kiến thức: * Học sinh biết : khái niệm về ankadien: định nghĩa, công thức chung, phân loại, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp; tính chất của một số ankadien tiêu biểu: buta-1,3-đien và isopren; phương pháp điều chế và ứng dụng của butađien. * Học sinh hiểu: vì sao phản ứng của ankađien xảy ra nhiều hướng hơn anken. * Học sinh vận dụng: viết một số pthh của các phản ứng liên quan đến ankađien. 2. Kĩ năng : viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất của ankađien, so sánh và giải thích được tính chất hóa học của anken và ankađien. 3. Thái độ : nghiêm túc 4. Trọng tâm : tính chất hóa học (phản ứng cộng) II. Phương pháp : đàm thoại, nêu vấn đề III. Chuẩn bị: 1. GV : giáo án, bài tập 2. HS : kiến thức bài anken IV. Các hoạt động dạy học : 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: 1. bt3/132. 2. Hoàn thành chuỗi biến hóa: 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy: Hoạt động của Trò: Nội dung: Hoạt động 1: định nghĩa -GV lấy ví dụ một số ankađien -Phân loại: yêu cầu HS viết các CTCT của C5H8 Dựa vào vị trí 2 lk đôi phân loại ankađien * Lưu ý hs: trong các loại ankađien thì loại có 2 lk đôi cách nhau bởi 1 lk đơn (ankađien liên hợp) là có nhiều ứng dụng hơn cả. Tiêu biểu là buta-1,3-đien và isopren. Hoạt động 2: tính chất hóa học So sánh đặc điểm cấu tạo của anken và ankađien từ đó nhận xét về khả năng phản ứng của ankađien. *Nêu vấn đề: tùy theo tỉ lệ về số mol, về nhiệt độ, phản ứng cộng có thể xảy ra. * Lưu ý HS viết sản phẩm chính theo quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp Hoạt động 3: *Yêu cầu nhắc lại: khái niệm pứ trùng hợp, đk phản ứng xảy ra. Lưu ý hướng sp bền: trùng hợp theo kiểu 1,4 *pứ oxi hóa Thông báo thêm: buta-1,3-đien và isopren cũng làm mất màu dd thuốc tím, không viết ptpứ Hoạt động 4: điều chế Buta-1,3-đien từ butan hay buten Isopren từ isopentan * Củng cố: phản ứng cộng của buta-1,3-đien -Khái quát đưa CTC, đk n -Viết CTCT của C5H8 Anken có 1lk đôi Ankađien có 2 lk đôi ® tính chất hóa học tương tự anken -Vận dụng viết pthh các phản ứng cộng H2, dd Br2, HX Viết pứ trùng hợp buta-1,3-đien Tương tự: viết pt trùng hợp isopren Tự viết ptpứ cháy của buta-1,3-đien Tự viết pt điều chế buta-1,3-đien từ butan bằng buten bằng cách đề hidro hóa I. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI: 1. Định nghĩa: Ankađien là hidrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi C = C trong phân tử. CTC: CnH2n-2 (n≥ 3) 2. Phân loại: Dựa vào vị trí tương đối giữa 2 lk đôi, có thể chia các ankađien thành 3 loại: * Ankađien có 2 lk đôi cạnh nhau Thí dụ: CH2=C=CH2 : anlen * Ankađien có 2 lk đôi cách nhau 1 lk đơn được gọi là ankađien liên hợp có nhiều ứng dụng trong thực tế. Tiêu biểu là buta-1,3-đien và isopren. Thí dụ: CH2= CH – CH = CH2: buta -1,3 – đien (đivinyl) CH2= C(CH3) – CH = CH2: isopren * Ankađien có 2 lk đôi cách nhau nhiều hơn 2 lk đơn. II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: (xét cho buta-1,3-đien) Ankađien có tính chất hóa học tương tự như anken: tham gia phản ứng cộng, trùng hợp, oxi hóa. 1. Phản ứng cộng: Tùy theo điều kiện về tỉ lệ mol, về nhiệt độ, phản ứng cộng có thể xảy ra: + Tỉ lệ 1:1 phản ứng cộng theo kiểu 1,2 hay 1,4 + Tỉ lệ 1:2 phản ứng cộng đồng thời vào 2 lk đôi a. Cộng hidro: b. Cộng brom: Cộng 1,2: (Sản phẩm chính) Cộng 1,4: (Sản phẩm chính) Cộng đồng thời vào 2 lk đôi: c. Cộng hidro halogenua: Cộng 1,2: (Sản phẩm chính) Cộng 1,4: (Sản phẩm chính) 2. Trùng hợp: (xúc tác: kim loại Na hay chất xúc tác khác) chủ yếu theo kiểu trùng hợp 1,4 Polibutađien 3. Phản ứng oxi hóa: a. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn: b. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn: buta-1,3-đien và isopren cũng làm mất màu dd kali pemanganat tương tự anken. III. ĐIỀU CHẾ: 1. Điều chế buta-1,3-đien từ butan hay buten 2. Điều chế isopren bằng cách tách hidro của isopentan 4. Dặn dò: làm bài, học bài. Chuẩn bị bài luyện tập V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_44_ankadien.doc