Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 46: Ankin

I Mục tiêu :

1. Kiến thức: * Học sinh biết : khái niệm về ankin; công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp; tính chất hóa học của ankin và ứng dụng quan trọng của axetilen.

* Học sinh hiểu: ankin có nối ba đầu mạch có phản ứng thế nguyên tử H ở nối ba bởi nguyên tử kim loại.

2. Kĩ năng : viết pthh minh họa tính chất hóa học của ankin; phân biệt ankan, anken, ankin dựa vào tchh

3. Thái độ : nghiêm túc, tích cực.

4. Trọng tâm : tính chất hóa học của ankin.

II. Phương pháp : đàm thoại, trực quan, thuyết trình.

III. Chuẩn bị:

1. GV : mô hình phân tử C2H2; CaC2, dd AgNO3, dd NH3, dd KMnO4, H2O. Ống nghiệm, giá đỡ, giá thí nghiệm, ống nhỏ giọt, ống dẫn khí.

2. HS : tính chất anken, cách đọc tên mạch cacbon.

IV. Các hoạt động dạy học :

1.Ổn định:

2.Kiểm tra:

3.Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 46: Ankin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Hóa 11 cơ bản Tuần: 23 Ns: 14/02/08 Tiết PPCT: 46 Lớp: 11B Nd: ANKIN I Mục tiêu : 1. Kiến thức: * Học sinh biết : khái niệm về ankin; công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp; tính chất hóa học của ankin và ứng dụng quan trọng của axetilen. * Học sinh hiểu: ankin có nối ba đầu mạch có phản ứng thế nguyên tử H ở nối ba bởi nguyên tử kim loại. 2. Kĩ năng : viết pthh minh họa tính chất hóa học của ankin; phân biệt ankan, anken, ankin dựa vào tchh 3. Thái độ : nghiêm túc, tích cực. 4. Trọng tâm : tính chất hóa học của ankin. II. Phương pháp : đàm thoại, trực quan, thuyết trình. III. Chuẩn bị: 1. GV : mô hình phân tử C2H2; CaC2, dd AgNO3, dd NH3, dd KMnO4, H2O. Ống nghiệm, giá đỡ, giá thí nghiệm, ống nhỏ giọt, ống dẫn khí. 2. HS : tính chất anken, cách đọc tên mạch cacbon. IV. Các hoạt động dạy học : 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy: Hoạt động của Trò: Nội dung: Hoạt động 1: Lấy td về một số CTCT ankin. Yêu cầu HS rút khái niệm, CTC, cấu tạo ankin. Viết CTCT của các ankin C5H8, C4H6. Phân loại đồng phân của ankin Hoạt động 2: danh pháp - GV cho ví dụ như SGK. Yêu cầu HS rút cách đọc tên thông thường cho ankin - Tên quốc tế: quan sát bảng 6.2 SGK rút ra cách đọc tên, so sánh với ankan Hoạt động 3: nghiên cứu SGK rút ra tính chất vật lí ankin Hoạt động 4: từ đặc điểm cấu tạo của ankin. Em hãy dự đoán tính chất hóa học của ankin? + Hd Hs viết ptpư cộng của ankin với H2, X2, HX theo đúng quy tắc cộng Mac-cop-nhi-cop. + Lưu ý HS điều kiện phản ứng Hoạt động 5: GV làm thí nghiệm điều chế và dẫn khí axetilen vào dd AgNO3/ dd NH3. Quan sát thí nghiệm Khái niệm ankin, CT e, CTCT và mô hình phân tử của axetilen. Đp mạch C và đp vị trí nối ba Rút cách đọc tên thông thường của ankin Đọc tương tự như ankan, thay an bằng in. Đọc SGK Có 1 lk ba trong ptử gồm: 1 lk xích-ma và 2 lk pi kém bền. Ankin cũng có pứ cộng. Vận dụng quy tắc cộng để cho sp đúng. Quan sát thí nghiệm: có kết tủa vàng nhạt I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP: 1. Dãy đồng đẳng ankin: Axetilen C2H2 và các chất tiếp theo C3H4, C4H6 họp thành dãy đồng đẳng của axetilen gọi là ankin. * Ankin là những hidrocacbon mạch hở trong ptử có 1 liên kết ba C º C CTC: CnH2n – 2 (n≥2) 2. Đồng phân: Các ankin từ C4H6 trở lên có đồng phân vị trí của lk ba, từ C5H8 còn có đồng phân mạch cacbon (tương tự anken). Thí dụ: C5H8 có các đồng phân HC º C – CH2 – CH2 – CH3 CH3 – C º C – CH2 – CH3 HC º C – CH(CH3)– CH3 3. Danh pháp: a. Tên thông thường: Tên gốc ankyl liên kết với nguyên tử C của lk ba + axetilen Thí dụ: HC º C – CH3 : metyl axetilen; HC º C – CH2 – CH3: etyl axetilen CH3 – C º C – CH3 : đimetyl axetilen b. Tên thay thế: -Tên cacbon mạch chính + IN. -Từ C4H6 thêm số chỉ vị trí nguyên tử bắt đầu lk ba. Mạch cacbon được đánh số từ phía gần lk ba. - Ankin có nối ba đầu mạch (dạng R – C º CH) gọi là các ank-1-in. II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ: -Các ankin có Ts tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối, ankin có Ts cao hơn và khối lượng lớn hơn anken tương ứng. - Nhẹ hơn nước và không tan trong nước. III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: Ankin có 1 lk ba trong phân tử gồm 1 lk s bền và 2 lk p kém bền, nên ankin cũng tham gia phản ứng cộng. Ngoài ra, ank -1-in còn có phản ứng thế H ở nguyên tử C của lk ba bằng nguyên tử kim loại. 1. Phản ứng cộng: Tùy điều kiện phản ứng, ankin tham gia phản ứng cộng tạo hợp chất không no loại anken hay hợp chất no. Cộng hidro: + Ni xúc tác: ankin cộng hidro thành anken, sau đó thành ankan. Thí dụ: + Pb/ PbCO3 hay Pd/ BaSO4: ankin cộng hidro thành anken (Dùng điều chế anken từ ankin) Thí dụ: b. Cộng brom, clo: theo 2 giai đoạn liên tiếp Thí dụ: HC º CH + Br2 (dd) ® CHBr = CHBr 1,2-đibrometen CHBr = CHBr + Br2 (dd) ® CH2Br - CH2Br 1,1,2,2-tetrabrometan c. Cộng HX (X: OH, Cl, Br, CH3COO): + Ankin cộng HX theo 2 giai đoạn liên tiếp Thí dụ: + Khi có xúc tác thích hợp, ankin tác dụng với HCl sinh ra dẫn xuất monoclo của anken. Thí dụ: + Phản ứng cộng HX tuân theo quy tắc cộng Thí dụ: + Phản ứng cộng H2O chỉ theo tỉ lệ số mol 1:1 Thí dụ: d. Phản ứng đime hóa hay trime hóa: 2. Phản ứng thế bằng ion kim loại(nhận biết ank-1-in): a. Thí nghiệm: (SGK) dẫn khí axetilen vào dd AgNO3/ddNH3 HC º CH + 2AgNO3 + 2NH3 ®Ag - C º C - Ag¯ + 2NH4NO3 Bạc axetilua b. Nhận xét: Nguyên tử H lk trực tiếp với nguyên tử C của lk ba có tính linh động cao hơn các nguyên tử H khác nên có thể bị thay bằng nguyên tử kim loại. TQ: R- C º CH + AgNO3 + NH3 ®R- C º C - Ag¯ + NH4NO3 3. Phản ứng oxi hóa: a. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn (cháy): 2 CnH2n – 2 + (3n-1) O2 ® 2n CO2 + 2(n-1) H2O b. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn: Ankin cũng làm mất màu dung dịch thuốc tím như anken. IV. ĐIỀU CHẾ (axetilen): 1. Trong PTN: CaC2 + H2O ® C2H2 + Ca(OH)2 2. Trong CN: V. ỨNG DỤNG: Axetilen dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu 4. Dặn dò: V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_46_ankin.doc