Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 16: Độ ẩm không khí - Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển

I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần

 1. Về kiến thức :

 - Biết được độ ẩm tuyện đối, độ ẩm tương đối là gì.

 - Thấy được vì sao độ ẩm tương đối là một trong những căn cư để dự báo thời tiết

 - Nắm được sự hình thành sương mù, mây và mưa

 2. Về kỹ năng :

 Quan sát điều kiện đề hình thành 1 số yếu tố của thời tiết như: sương mù, mây, mưa, tuyết rơi, mưa đá

II/. Thiết bị dạy học :

 Kẻ bảng thống kê về mối quan hệ giữa sự thay đồi nhiệt độ với lượng hơi nước tối đa chứa trong không khí theo các số liệu sau:

 - Ở 0oC 1 m3 không khíchứa được lượng hơi nước tối đa là 5g

 - Ở 20oC -----------------------------------------------------------17,3g

 - Ở 30oC -----------------------------------------------------------30g

III/. Trọng tâm bài học

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 16: Độ ẩm không khí - Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần . . .. Ngày soạn . . tháng . .. . năm 20. . . Tiết . . . . Ngày dạy..tháng..năm 20. . . . Bài 16 ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ- NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần 1. Về kiến thức : - Biết được độ ẩm tuyện đối, độ ẩm tương đối là gì. - Thấy được vì sao độ ẩm tương đối là một trong những căn cư ùđể dự báo thời tiết - Nắm được sự hình thành sương mù, mây và mưa 2. Về kỹ năng : Quan sát điều kiện đề hình thành 1 số yếu tố của thời tiết như: sương mù, mây, mưa, tuyết rơi, mưa đá II/. Thiết bị dạy học : Kẻ bảng thống kê về mối quan hệ giữa sự thay đồi nhiệt độ với lượng hơi nước tối đa chứa trong không khí theo các số liệu sau: - Ở 0oC 1 m3 không khíchứa được lượng hơi nước tối đa là 5g - Ở 20oC -----------------------------------------------------------17,3g - Ở 30oC -----------------------------------------------------------30g III/. Trọng tâm bài học Sương mù, mây, mưa IV/. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra: Trình bày đặc điểm, nguyên nhân hình thành của gió mùa 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ 1: Cả lớp GV nhắc lại khái niệm về độ ẩm không khí, hơi nước có trong không khí là do bốc hơi từ ao, hồ, sông biểnđã học ở lớp 6 * HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết để: - Phân biệt được khái niệm độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối, độ ẩm bảo hòa - Giải thích vì sao độ ẩm tương đối là 1 trong những căn cứ để dự báo thời tiết KL: Độ ẩm tuyệt đối cho biết số lượng gram hơi nước cụ thể chứa trong không khí trong 1 thời điểm. Nhưng chưa cho biết lượng hơi nước đó là nhiều hay ít, cón chứ`a bao nhiêu hơi nước nữa thì bảo hòa. Độ ẩm tương đối giúp ta biết được không khí khô hay ẩm, cò chứa được bao nhiêu hơi nước. Khi độ ẩm tương đối là 100% nghĩa là không khí đã bão hoà hơi nước. HĐ 2: Cặp/ nhóm * Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết thảo luận theo gợi ý: - Khi nào thì hơi nước trong không khí ngưng đọng? - Nguyên nhân làm cho nhiệt độ không khí giảm? - sương mù hình thành ở đâu? Điều kiện hình thanøh sương mù? - Mây được hình thành như thế nào? - Dựa vào hình 16 đọc tên các loaiï mây từ thấp lên cao. Mây nào thường gây ra mưa? * Bước 2: HS trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức HĐ 3: Cá nhân/ cặp * Bước 1: HS dựavào SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau: - Mưa được hình thành như thế nào? - Nước rơi trong điều kiện nà thì gọi là tuyết rơi? - Giải thích sự hình thành mưa đá? * Bước 2: HS trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức GV có thểsử dụng sơ đồ hình thành mưa để hướng dẫn và yêu cầu hs đọa mục 3 kết hợp với kiến thức đã học nêu được quá trình hình thành mây, mưa. Các hạt nước có trong các đám mây thường xuyên vận động, chúng kết hợp vời nhau ngưng tụ thêm, kích thước trở nên lớn hơn đủ để thắng dòng thăngcủa không khí và rơi xuống đất. I. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối - Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước được tính bằng gram trong 1m3 không khí ở 1 thời điểm nhất định - Độ ẩm bão hòa: là lượng hơi nước tối đa mà 1m3 không khí có thể chứa được độ ẩm bão hòa thay đổi theo nhiệt độ không khí. - Độ ẩm tương đối: la øtỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối của không khí với độ ẩm bão hòa ở cùng nhiệt độ II. Sương mù và mây 1. Sự ngưng đọng hơi nước _ Hơi nước sẽ ngưng tụ khi có hạt nhân ngưng đọng như: bụi, khói và 1 trong 2 điều kiện: + Không khí chứa hơi nước đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước. + Không khí gặp lạnh. _ Nhiệt độ không khí giảm do những nguyên nhân sau: khối không khí bị bốc lên cao, di chuyển tới vùng lạnh hơn, có sự tranh chấp giừa khối khí có nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. 2. Sương mù Điều kiện hình thành: độ ẩm cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ. 3. Mây: Hơi nước ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ và nhẹ tụ thành những đám ở trên cao. III. Mưa - Các hạt nước trong các đám mây vận động, kết hợp với nhau, ngưng tụ thêm, kích thước lớn hơn và rơi xuống thành mưa. - Tuyết rơi: Nước rơi khi nhiệt độ hạ thấp xuống còn 0oC và không khí yên tĩnh. - Mưa đá: +Xảy ra trong điểu kiện thời tiết nóng, oi bức. + Không khí đối lưu mạnh, hạt nước trong mây bị đẩy lên xuống nhiều lần, gặp lạnh trở thành các hạt băng. Các hạt băng lớn dần khi bị đẩy lên xuống, cuối cùng khi rơi xuống tạo thành mưa đá V/. Đánh giá Vì sao độ ẩm tương đối là 1 trong những căn cứ để dự báo thời tiết? Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ngưng tụ hơi nước trong không khí. Sương mù và mây được hình thành trong những điều kiện nào? VI/. Họat động nối tiếp Làm các câu hỏi trong SGK

File đính kèm:

  • docBAI 16- DO AMKHONG KHI....doc