A. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG
Kiến thức
- Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
- Rèn một số thao tác thực hành thí nghiệm: lấy hoá chất, trộn hoá chất, đun nóng hoá chất, sử dụng một số dụng cụ hoá học thông thường.
- Sự biến đổi tính chất nguyên tố trong nhóm: phản ứng giữa Na, K với nước.
- Sự biến đổi tính chất nguyên tố trong chu kỳ: phản ứng giữa Na, Mg với nước.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
22 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 35 đến bài 48, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần VI: các bài thực hành
Bài 15: Bài thực hành số 1
Một số thao tác thực hành thí nghiệm hoá học
Sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong chu kì, nhóm
A. chuẩn kiến thức và kĩ năng
Kiến thức
- Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
- Rèn một số thao tác thực hành thí nghiệm: lấy hoá chất, trộn hoá chất, đun nóng hoá chất, sử dụng một số dụng cụ hoá học thông thường.
- Sự biến đổi tính chất nguyên tố trong nhóm: phản ứng giữa Na, K với nước.
- Sự biến đổi tính chất nguyên tố trong chu kỳ: phản ứng giữa Na, Mg với nước.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Chuẩn bị
Dụng cụ thí nghiệm:
ống nghiệm :2
ống hút nhỏ giọt : 2
kẹp đốt hoá chất : 1
phễu thuỷ tinh :1
thìa xúc hoá chất: 1
kẹp ống nghiệm : 1
giá ống nghiệm: 1
đèn cồn: 1
Lọ thuỷ tinh 100 ml : 1
Hoá chất:
Natri
Muối ăn
Dung dịch phenolphtalein
Kali
Magie
C. Nội dung thực hành
Chia HS trong lớp ra thành từng nhóm nhỏ để tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Một số thao tác thực hành thí nghiệm hoá học:
Khi mở nút lọ lấy hóa chất phải đặt ngửa nút trên mặt bàn để đảm bảo độ tinh khiết của hóa chất và tránh hóa chất dây ra bàn.
Hoạt động 1
a. Lấy hóa chất:
- Rót hóa chất phải dùng phễu.
- Lấy hóa chất phải dùng ống hút nhỏ giọt, phải dùng kẹp gỗ để kẹp ống nghiệm tránh hóa chất dây ra tay.
- Lấy hóa chất rằn phải dùng thìa xúc hoặc kẹp không dùng tay.
Hoạt động 2
b. Trộn các hoá chất:
- Trộn hoặc hòa tan hóa chất trong cốc phải dùng đũa thủy tinh.
- Trộn hoặc hòa tan hóa chất trong ống nghiệm phải cầm miệng ống bằng các ngón tay trỏ, cái và giữa của bàn tay. Để ống hơi nghiêng và lắc bằng cách đập phần dưới của ống nghiệm vào ngón tay trỏ hoặc lòng bàn tay bên kia cho đến khi hóa chất được trộn đều. Không dùng ngón tay bịt miệng ống nghiệm và lắc vì như vậy sẽ làm hóa chất dây ra tay. Nếu lượng hóa chất chứa quá 1/2 ống nghệm thì phải dùng đũa thuỷ tinh.
Hoạt động 3
c. Đun nóng hoá chất:
Lưu ý HS:
Để ống nghiệm ở tư thế hơi nghiêng, hướng miệng ống về chỗ không có người.
Đáy ống nghiệm đặt ở chỗ nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn (vị trí 1/3 chiều cao ngọn lửa tính từ trên xuống)
Sau khi nước sôi, tắt ngọn lửa đèn cồn bằng cách đậy nắp đèn cồn.
Nếu :
Đun hóa chất lỏng trong cốc thủy tinh phải dùng lưới thép, không cúi mặt gần miệng cốc đang đun nóng.
Đun hóa chất rắn trong ống nghiệm thì cặp ống nghiêm ở tư thế nằm ngang, miệng ống hơi chúc xuống để phòng hơi nước từ hóa chất thoát ra đọng lại và chảy ngược xuống đáy ống nghiệm đang nóng làm vỡ ống.
Đặt chỗ cần đun nóng vào điểm nóng nhất ( chiều cao ngọn lửa tính từ trên xuống) của ngọn lửa đén cồn.
Hoạt động 4
d. Sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm thông thường:
- Dùng cặp gỗ cặp ống nghiệm:
Nắm chắc nhánh dài của cặp, đặt ngón tay cái lên nhánh ngắn. Không dùng cả bàn tay nắm hai nhánh của cặp.
- Dùng đèn cồn:
Châm đèn cồn bằng que đóm, không nghiêng đèn để châm trực tiếp từ đèn cồn khác. Khi tắt đèn cồn không thổi mà phải dùng chụp.
- Đọc mực chất lỏng:
Cần để tầm mắt ngang với đáy vòm khum của mực chất lỏng.
2. Thực hành về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm:
a. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm:
Hoạt động 5
GV lưu ý HS
Mẩu Na hay K chỉ lấy bằng hạt đậu xanh và được bảo quản trong dầu hỏa.
Phải dùng kẹp để lấy Na và K, không cầm tay để tránh bị bỏng.
Khi tiến hành thí nghiệm úp phễu thủy tinh lên miệng cốc.
GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng và so sánh:
Khi cho Na vào cốc 1: Na nóng chảy thành giọt tròn và sáng, chuyển động lung tung trên mặt nước rồi biến mất, có khí H2 bay ra. Nước chuyển sang mầu hồng do tạo thành dd kiềm NaOH.
Khi cho K vào cốc 2; K phản ứng mãnh liệt hơn đến nỗi khí H2 sinh ra bị đốt cháy, nước nhanh chóng chuyển sang màu hồng do tạo thành dd kiềm mạnh KOH.
b. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì:
Hoạt động 6
GV hướng dẫn HS nhận xét:
Na tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dd kiềm NaOH.
Mg chỉ tác dụng với nước ở nhiệt độ cao tạo thành dd Mg(OH)2
1. Một số thao tác thực hành thí nghiệm hoá học:
a. Lấy hóa chất :
- Dùng phễu thủy tinh, rót vào lọ thủy tinh 100 ml khoảng 30 ml nước. Dùng ống hút nhỏ giọt lấy nước từ lọ cho vào ống nghiệm đặt ống nghiệm trên giá.
- Dùng thìa xúc vài hạt muối ăn rồi cho vào một ống nghiệm đặt trên giá.
b. Trộn các hoá chất:
- Dùng thìa xúc vài hạt muối ăn rồi cho vào một ống nghiệm đặt trên giá.
- Sau đó rót tiếp vào ống nghiệm một lượng nước để được 1/4 chiều cao ống nghiệm. Rồi hòa tan muối ăn như hướng dẫn.
c. Đun nóng hoá chất:
- Dùng kẹp để kẹp ống nghiềm và rót vào đó một lượng nước để đạt 1/4 chiều cao của ống.
- Mở nắp đậy đèn cồn, châm lửa đun.
d. Sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm thông thường:
a) Dùng cặp gỗ cặp ống nghiệm
b) Châm và tắt đèn cồn.
c) Đọc mực chất lỏng trong dụng cụ đo, đong chất lỏng.
2. Thực hành về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm:
a. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm:
- Lấy vào 2 cốc thủy tinh, mỗi cốc chừng 60 ml nước. Nhỏ vào mỗi cốc vài giọt dd phenolphtalein và khuấy đều.
- Cho vào cốc thứ nhất mẩu nhỏ Na, cốc thứ 2 một mẩu K cùng kích thước.
HS quan sát, ghi lại hiện tượng và nhận xét và kết luận về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
b. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì:
- Cho mẩu Na tác dụng với nước ở nhiệt độ thường (như phần a).
- Cho mẩu Mg vào cốc thứ 2 có phenolphtalein. Quan sát hiện tượng. Đun nóng dần nước trong cốc. Quan sát hiện tượng, cho nhận xét.
Hoạt động 7
D. báo cáo kết quả thực hành
1. Họ và tên học sinh:Lớp:..
2. Tên bài thực hành.
TT
Tên TN
Cách tiến hành
TN
Hiện tượng
quan sát được
Giải thích kết quả TN
Rút ra kết luận về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm.
Bài 28: Bài thực hành số 2
Phản ứng oxihoá - khử
A. chuẩn kiến thức và kĩ năng
Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ Phản ứng giữa một số kim loại Fe, Cu với H2SO4 loãng hoặc đặc, nóng
+ Phản ứng giữa kim loại Mg với dung dịch muối CuSO4.
+ Phản ứng giữa oxihoá - khử giữa kim loại với oxit (Mg + CO2) ở nhiệt độ cao..
+ Phản ứng oxi hoá - khử trong môi trường axit (Cu + KNO3 + H2SO4).
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Chuẩn bị:
Dụng cụ thí nghiệm:
- ống nghiệm: 4
- Capsun sứ hoặc hõm sứ: 1
- Kẹp lấy hoá chất :1
Hoá chất:
Kẽm viên
dd HCl, H2SO4 loãng
dd CuSO4 ; dd KMnO4 loãng
- ống hút nhỏ giọt: 6
- Thìa xúc hoá chất: 1
Đinh sắt loại 1,5 cm
Băng Mg
- dd FeSO4 ; lọ khí chứa khí CO2
C. Nội dung thực hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Thí nghiệm 1.
Phản ứng giữa kim loại và dd axit.
- Để phản ứng xảy ra nhanh, nên dùng dd H2SO4 nồng độ khoảng 30%, các hạt Zn phải được rửa sạch bằng dd HCl loãng, sau đó rửa bằng nước cất.
- Để tiết kiệm hóa chất và thêm an toàn cho HS, có thể tiến hành các thí nghiệm lượng nhỏ trong các hõm sứ để trên giá thí nghiệm.
2. Thí nghiệm 2. Phản ứng giữa kim loại và dd muối.
- Nên dùng chiếc đinh sắt còn mới và được lau sạch. Nếu dùng đinh sắt cũ phải đánh sạch gỉ.
3. Thí nghiệm 3. Phản ứng oxi hóa khử giữa Mg và CO2
- Điều chế sẵn khí CO2 từ dung dịch HCl và CaCO3, thu đầy lọ miệng rộng 100 ml, sau đó đậy nút lại.
- Cho vào đáy lọ một ít cát để tránh cho lọ khỏi bị nứt,vỡ khi tiến hành thí nghiệm.
4. Thí nghiệm 4. Phản ứng oxi hóa khử trong môi trường axit.
- Hướng dẫn HS xác định sản phẩm tạo thành
1. Thí nghiệm 1.
Phản ứng giữa kim loại và dd axit.
Cho vào ống nghiệm 2 ml dung dịch axit H2SO4 loãng, bỏ tiếp vào ống một hạt kẽm.
Quan sát hiện tượng
Trong ống nghiệm có bọt khí H2 nổi lên, kẽm tan dần trong dung dịch axit.
Giải thích hiện tượng, viết ptpư, cho biêt vai trò từng chất trong phản ứng
2. Thí nghiệm 2. Phản ứng giữa kim loại và dd muối.
Cho vào ống nghiệm 2 ml dung dịch CuSO4 loãng, bỏ tiếp vào ống một đinh sắt.
Quan sát hiện tượng:
Trên mặt chiếc đinh được phủ dần một lớp đồng kim loại màu đỏ. Màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dàn do phản ứng tạo thành dung dịch FeSO4 không màu.
Giải thích hiện tượng, viết ptpư, cho biêt vai trò từng chất trong phản ứng
3. Thí nghiệm 3. Phản ứng oxi hóa khử giữa Mg và CO2
Lấy một băng Mg (kẹp bằng kẹp sắt) đem châm lửa trong không khí rồi đưa vào bình có chứa khí CO2.
Quan sát hiện tượng.
Khi đốt Mg trong không khí sẽ cho ngọn lửa sáng chói. Đưa nhanh đầu dây đang cháy vào lọ đựng CO2, Mg tiếp tục cháy, tạo thành bột MgO màu trắng rơi xuống và muội than (C) màu đen xuất hiện.
Giải thích hiện tượng, viết ptpư, cho biêt vai trò từng chất trong phản ứng
4. Thí nghiệm 4. Phản ứng oxi hóa khử trong môi trường axit.
Cho vào ống nghiệm 2 ml dung dịch FeSO4 loãng, thêm tiếp vào ống nghiệm 1 ml dung dịch H2SO4. Nhỏ vào ống nghiệm từng giọt dd KMnO4, lắc nhẹ ống sau mỗi lần thêm một giọt dung dịch.
Quan sát hiện tượng:
Khi nhỏ từng giọt dung dịch KMnO4 màu tím vào hỗn hợp dd FeSO4 và H2SO4 trong ống nghiệm,lắc nhẹ, dung dịch mất dần màu tím.
Giải thích hiện tượng, viết ptpư, cho biêt vai trò từng chất trong phản ứng
D. báo cáo kết quả thực hành
1. Họ và tên học sinh:Lớp:..
2. Tên bài thực hành.
TT
Tên TN
Cách tiến hành
TN
Hiện tượng
quan sát được
Giải thích kết quả TN
Bài 38: Bài thực hành số 3
tính chất của các halogen
A. chuẩn kiến thức và kĩ năng
Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ Điều chế axit clo, tính tẩy màu của clo ẩm
+ So sánh tính oxihoá của clo với brom và iot.
+ Tác dụng của iot với hồ tinh bột.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Chuẩn bị
Dụng cụ thí nghiệm:
ống nghiệm : 5
Cặp ống nghiệm: 1
Giá để ống nghiệm: 1
Hóa chất:
KClO3 hoặc KMnO4
dd NaCl; dd NaI; Nước iot
Bông
ống nghiệm nhỏ giọt: 5
Nút cao su đục lỗ: 1
Thìa xúc hóa chất: 1
dd HCl đặc
dd NaBr; Nước clo.
Hồ tinh bột.
C. Nội dung thực hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Thí nghiệm 1: Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm
- Nếu dùng KMnO4 để điều chế thì phải dùng một lượng nhiều hơn.
- Dung dịch HCl đặc dễ bay hơi và khí clo rất độc vì vậy khi làm TN thì để ống nghiệm trên giá.
2. So sánh tính oxi hoá của clo, brom và iot
- Để quan sát rõ hơn lượng brôm được tách ra trong pư ta có thể cho thêm vào ống một ít benzen để brom được tách ra hoà tan trong benzen. Lắc nhẹ ống nghiệm và để một lúc sau brom tan trong benzen sẽ tạo thành một lớp dung dịch màu nâu nổi trên mặt nước clo.
3. Tác dụng của iot với tinh bột
- Cách khác: Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt nước iot lên mặt cắt của củ khoai tây hoặc khoai lang.
1. Thí nghiệm 1: Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm
- Cho vào ống nghiệm một lượng KClO3 bằng những hạt ngô.
- Lắp dụng cụ như hình vẽ.
- Bóp nhẹ phần cao su của ống nhỏ giọt để dung dịch HCl chảy xuống ống nghiệm.
2. So sánh tính oxi hoá của clo, brom và iot
- Lấy 3 ống nghiệm có ghi nhãn, mỗi ống chứa một trong các dung dịch NaCl; NaBr; NaI.
- Nhỏ vào mỗi ống vài giọt nước clo, lắc nhẹ.
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm. Giải thích và viết pt.
- Lặp lại TN như trên nhưng thay nước clo bằng nước brom.
- Lặp lại TN lần nữa với nước iot.
3. Tác dụng của iot với tinh bột
- Cho vào ống nghiệm một ít hồ tinh bột. Nhỏ vào một giọt nước iot. Quan sát hiện tượng, nêu nguyên nhân.
D. báo cáo kết quả thực hành
1. Họ và tên học sinh:Lớp:..
2. Tên bài thực hành.
TT
Tên TN
Cách tiến hành
TN
Hiện tượng
quan sát được
Giải thích kết quả TN
Bài 38: Bài thực hành số 4
tính chất các hợp chất của halogen
A. chuẩn kiến thức và kĩ năng
Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ Tính axit của axit HCl
+ Tính tẩy màu của nước Giaven.
+ Bài tập thực nghiệm nhận biết các dung dịch NaCl, NaBr, NaI.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Chuẩn bị cho một nhóm thực hành
Dụng cụ thí nghiệm:
ống nghiệm : 5
Cặp ống nghiệm : 1
Thìa xúc hóa chất: 1
Hóa chất:
Đồng oxit
Đồng phoi bào
dd HCl; dd NaNO3 ; quỳ
Một số kim loại, phi kim và muối khác.
Đồng hiđroxit, CaCO3, nước Gia-ven
ống nhỏ giọt: 5
Giá để ống nghiệm: 5
Lọ thủy tinh cỡ nhỏ có nút: 4
Đá vôi, kẽm viên
dd HNO3
dd NaCl
dd AgNO3
C. Nội dung bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Thí nghiệm 1: Tính axit của axit clohiđric.
- Axit HCl rất độc nên làm cẩn thận với lượng nhỏ.
- HS phải nêu được các hiện tượng:
Lúc đầu Cu(OH)2 có màu xanh đậm, sau khi nhỏ HCl vào Cu(OH)2 tan tạo thành dung dịch CuCl2 màu xanh trong.
Trong ống nghiệm thứ 2: CuO màu đen chuyển sang màu xanh trong của dd CuCl2.
Trong ống nghiệm thứ 3: xuất hiện các bọt khí CO2.
Trong ống thứ 4: có bọt khí H2 nổi lên.
2. Thí nghiệm 2:
Tính tẩy màu của nước Giaven.
- Có thể cho miếng vải trước, rót từ từ nước Gia-ven vào ống nghiệm theo thành ống. Quan sát.
3. Bài tập thực nghiệm nhận biết các dung dịch:
GV đưa cho mỗi nhóm HS 4 ống nghiệm : mỗi ống đựng một trong các dd HNO3 ; HCl ; NaNO3 ; NaCl (không ghi nhãn).
1.Thí nghiệm 1: Tính axit của axit clohiđric.
- Lấy 4 ống nghiệm sạch. Bỏ vào mỗi ống một trong các chất rẵn sau: Cu(OH)2 màu xanh; CuO màu đen; CaCO3 màu trắng, một viên kẽm.
- Dùng ống nhỏ giọt lần lượt cho vào mỗi ống một ít dung dịch HCl, lắc nhẹ.
2. Thí nghiệm 2:
Tính tẩy màu của nước Giaven.
Cho vào ống nghiệm 1 ml nước Giaven. Bỏ tiếp vào ống nghiệm một miếng vải hoặc giấy màu. Để yên một thời gian.
3.Bài tập thực nghiệm nhận biết các dung dịch:
- Dùng quỳ để nhận biết 2 ống nghiệm chứa 2 dd axit HCl và HNO3.
- Sau đó dùng dd AgNO3 để nhận biết dung dịch HCl.
- Dùng dung dịch AgNO3 để nhận biết dung dịch NaCl chứa trong 2 ống nghiệm còn lại.
D. báo cáo kết quả thực hành
1. Họ và tên học sinh:Lớp:..
2. Tên bài thực hành.
TT
Tên TN
Cách tiến hành
TN
Hiện tượng
quan sát được
Giải thích kết quả TN
Bài 47: Bài thực hành số 5
tính chất của oxi, lưu huỳnh
A. chuẩn kiến thức và kĩ năng
Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ Tính oxi hoá của oxi và lưu huỳnh (tác dụng của H2 + CuO ; Fe + S).
+ Tính khử của lưu huỳnh (tác dụng của S + O2)
+ Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Chuẩn bị
1. Dụng cụ thí nghiệm:
- Kẹp đốt hóa chất: 1
- ống nghiệm: 2
- Muỗng đốt hóa chất: 1
- Lọ thủy tinh miệng rộng 100 ml chứa khí O2
2. Hóa chất:
- Dây thép. Bột lưu huỳnh. Bột sắt.
- KMnO4. Than gỗ.
Đèn cồn: 1
Cặp ống nghiệm : 1
Giá để ống nghiệm: 1
C. Thực hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Thí nghiệm 1:
Tính oxi hoá của các đơn chất oxi, lưu huỳnh.
- Cần đánh sạch gỉ hoặc lau sạch dầu mỡ phủ trên mặt đoạn dây thép.
- Uốn đoạn dây thép thành hình soắn lò xo để tăng diện tích tiếp xúc giữa các hoá chất khi phản ứng hoá học xảy ra.
- Cắm một mẩu than bằng hạt đậu xanh vào đầu đoạn dây théo và đốt nóng mẩu than trước khi cho vào lọ thuỷ tinh miệng rộng chứa khí oxi. Mồi than sẽ cháy trước tạo nhiệt độ đủ làm sắt nóng lên.
- Cho một ít cát hoặc nước dưới đáy lọ thuỷ tinh để khi pư xảy ra, những giọt thép tròn nóng chảy rơi xuống không làm vỡ lọ.
- Trong thí nghiệm Fe + S nên dùng lượng S nhiều hơn lượng Fe để tăng diện tích tiếp xúc. Cần dùng ống nghiệm trung tính, chịu nhiệt độ cao.
2. Thí nghiệm 2.
Tính khử của lưu huỳnh.
Oxi được điều chế và thu vào lọ thuỷ tinh miệng rộng, dung tích khoảng 100 ml. S được đun trong muống hoá chất trên ngọn lửa đèn cồn.
3. Thí nghiệm 3: Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ:
- Dùng ống nghiệm trung tính, chịu nhiệt độ cao.
- Dùng cặp gỗ để giữ ống nghiệm. Trong khi thí nghiệm phải thường xuyên hướng miệng ống nghiệm về phía không có người để tránh hít phải hơi lưu huỳnh độc hại.
1. Thí nghiệm 1:
Tính oxi hoá của các đơn chất oxi, lưu huỳnh.
- Đốt cháy một đoạn dây thép xoắn trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình đựng khí oxi.
HS quan sát hiện tượng: dây thép được nung nóng cháy trong oxi sáng chói không thành ngọn lửa, không khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảt màu nâu bắn tung toé ra xung quanh như pháo hoa. Đó là Fe3O.4
- Cho một ít hh bột sắt và S vào đáy ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi pư xảy ra.
HS quan sát hiện tượng: Hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm có màu vàng xám nhạt. Khi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn pư xảy ra mãnh liệt, toả nhiều nhiệt làm đỏ rực hh và tạo thành hợp chất FeS màu xám đen.
2. Thí nghiệm 2:
Tính khử của lưu huỳnh.
Đốt lưu huỳnh cháy trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí oxi.
HS quan sát hiện tượng: lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt hơn nhiều so với ngoài không khí, tạo thành khói màu trắng, đó là khí SO2 có lẫn SO3. Khí SO2 mùi hắc, khó thở, gây ho.
3. Thí nghiệm 3: Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ:
Đun nóng liên tục một ít lưu huỳnh trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
HS quan sát các trạng thái, màu sắc của lưu huỳnh từ lúc đầu (chất rắn, màu vàng) đến 3 giai đoạn tiếp theo (chất lỏng màu vàng linh động, quánh nhớt màu đỏ nâu, hơi màu da cam).
D. báo cáo kết quả thực hành
1. Họ và tên học sinh:Lớp:..
2. Tên bài thực hành.
TT
Tên TN
Cách tiến hành
TN
Hiện tượng
quan sát được
Giải thích kết quả TN
Bài 48: Bài thực hành số 6
tính chất các hợp chất của lưu huỳnh
(Sách giáo khoa Hoá học 10 nâng cao)
A. chuẩn kiến thức và kĩ năng
Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ Tính khử của hidro sunfua (tác dụng của H2S + O2)
+ Tính khử và tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit.
+ Tính oxi hoá và tính háo nước của H2SO4 đặc.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Chuẩn bị
1.Dụng cụ:
- ống nghiệm, nút cao su không lỗ, ống cao su, giá để ống nghiệm, ống thủy tinh (chữ L và thẳng)
2. Hóa chất:
- dd HCl, dd H2SO4 đặc, dây Mg, sắt (II) sunfua
- Nút cao su có lỗ, ống hút, bộ giá thí nghiệm cải tiến, ống nghiệm có nhánh.
- dd Na2SO3,KMnO4l, phoi Cu, đường kính trắng.
C. Nội dung thực hành
Hướng dẫn của Giáo Viên
Thực hành của Học Sinh
1.Thí nghiệm 1: Điều chế và chưng minh tính khử của hiđro sunfua.
- H2S là khí không màu, mùi trứng thối, rất độc; dd HCl đặc là chất dễ bay hơi. Vì vậy cần dùng lượng nhỏ hoá chất, sử dụng thiết bị kép kín để tránh chất độc bay ra ngoài.
- Cách làm:
+ Nối nhánh của ống nghiệm với một ống thuỷ tinh hình chữ L, đầu vuốt nhọn rối đặt ống nghiệm rồi đặt ống nghiệm trên giá.
+ Cho vào ống nghiệm vài mẩu FeS rồi nhỏ tiếp dd HCl đặc bằng ống hút nhỏ giọt.
+ Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống hút nhỏ giọt chứa dd HCl.
+ Bóp mạnh nút cao su của ống nhỏ giọt để dd HCl nhỏ xuống tác dụng với FeS.
Khí H2S bay ra ở đầu ống dẫn khí.
+ Đốt khí H2S bay ra ở đầu ống dẫn khí.
2. Thí nghiệm 2: Điều chế và chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit.
- SO2 là khí độc, mùi hắc, không màu. Trong thí nghiệm thực hành HS cần dùng lượng nhỏ hoá chất, sử dụng thiết bị kép kín.
- Tương tự TN 1, ta điều chế SO2 từ Na2CO3 và H2SO4 trong ống nghiệm có nhánh.
Tính khử:
- dd KMnO4 loãng thì nhanh mất màu.
Tính oxi hoá:
- Điều chế khí H2S ở ống nghiệm (b)
- Điều chế khí SO2 ở ống nghiệm (c)
- Dẫn H2S và SO2 từ các ống nghiệm (b) và (c) vào ống nghiệm (a)
- Phản ứng của 2 khí xảy ra
- Kết tủa màu vàng xuất hiện trên thành ống nghiệm (a)
- Chú ý:
+ nhắc HS đậy lỏng nút ở ống nghiệm (a) và qua một miếng bông mỏng có tẩm dung dịch NaOH
Hỏi HS tác dung của miếmg bông tẩm dd NaOH.
+ Các dd axit điều chế H2S và SO2 cần pha chế với nồng độ loãng.
3. Thí nghiệm 3: Tính oxi hoá của H2SO4 đặc
- Để tránh độc hại thí nghiệm phải kép kín
- GV chuẩn bị sẵn một lượng H2SO4 đặc trong ống nghiệm và dán tem để HS biết (có đậy nút cao su cẩn thận)
- Hướng dẫn HS thả một miếng Cu nhỏ và đậy miệng ống nghiệm bằng mẩu bông tẩm dd NaOH.
- Hướng dẫn HS quan sát ống nghiệm khi chưa đun nóng. Nhận xét
- Hướng dẫn HS đun nhẹ ống nghiệm và quan sát màu dd. Nhận xét
- Hướng dẫn HS thả quỳ tím trên miệng ống nghiệm. Quan sát và nhận xét
- Hướng dẫn HS thảo luận và giải thích các hiện tượng quan sát được
1.Thí nghiệm 1: Điều chế và chưng minh tính khử của hiđro sunfua.
- Đốt khí H2S thoát ra từ ống vuốt nhọn.
- Hình vẽ thí gnhiệm tính khử của H2S
HS quan sát hiện tượng:
Khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh. Nếu ngọn lửa có lẫn màu vàng thì do ống dẫn khí làm bằng thuỷ tinh kiềm (màu của ion Natri).
2. Thí nghiệm 2: Điều chế và chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit.
- Hình vẽ :
Tính khử:
- Dẫn khí SO2 vào dd KMnO4 loãng.
- HS quan sát hiện tượng: dd KMnO4 mất màu.
Tính oxi hoá:
- Lắp một hệ gồm 3 ống nghiệm:
+ ống (a) là ống nghiệm có nhánh, miệng ống đậy nút cao su có ống dẫn từ ống (b) sang, nhánh nối ống dẫn từ ống (c) sang.
+ ống (b) để điều chế H2S (như TN1) có ống dẫn nối sang miệng ống (a)
+ ống (c) để điều chế SO2 (như TN2) có ống dẫn nối với nhánh của ống (a)
- Điều chế H2S và SO2 tại các ống (b) và (c)
- Quan sát ống nghiệm (a)
3. Thí nghiệm 3: Tính oxi hoá của H2SO4 đặc
- Hình vẽ:
- Cho một mảnh nhỏ Cu vào ống nghiệm chứa H2SO4 đặc, quan sát.
- đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.
- Hiện tượng: dd trong ống nghiệm (a) từ không màu chuyển thành màu xanh.. Mẩu quỳ tím đặt trên miệng ống nghiệm (b) ngả màu hồng do SO2 hoà tan trong nước tạo thành dd axit.
D. báo cáo kết quả thực hành
1. Họ và tên học sinh:Lớp:..
2. Tên bài thực hành.
TT
Tên TN
Cách tiến hành
TN
Hiện tượng
quan sát được
Giải thích kết quả TN
Bài 35. Bài thực hành số 5
Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh
(Sách giáo khoa Hoá học 10 )
A. chuẩn kiến thức và kĩ năng
Kiến thức
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ Tính khử của hidro sunfua (tác dụng của H2S + O2)
+ Tính khử và tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit.
+ Tính oxi hoá và tính háo nước của H2SO4 đặc.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
B. Chuẩn bị
1.Dụng cụ:
- ống nghiệm, nút cao su không lỗ, ống cao su, giá để ống nghiệm, ống thủy tinh (chữ L và thẳng)
2. Hóa chất:
- dd HCl, dd H2SO4 đặc, sắt (II) sunfua
- Nút cao su có lỗ, ống hút, bộ giá thí nghiệm cải tiến, ống nghiệm có nhánh.
- dd Na2SO3,KMnO4l, phoi Cu.
C. Nội dung thực hành
1. Từ FeS, O2, dd HCl, H2SO4 đặc, Cu có thể điều chế SO2 bằng ba cách được không? (Viết phương trình phản ứng)
- 4FeS + 7O2 đ 2Fe2O3 + 4SO2
- Cu + 2 H2SO4 (đặc, nóng) đ CuSO4 + SO2 ư + 2H2O
- FeS + 2HCl đ FeCl2 + H2S ư
2H2S + 3O2 đ 2SO2 + 2H2O
2. Cho các chất: SO2, KMnO4, nước brom, H2S. Viết phương trình phản ứng của các chất trên với nhau để chứng minh SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxihoá.
- Tính khử:
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O đ K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
SO2 + Br2 + 2H2O đ H2SO4 + 2HBr
- Tính oxihoá:
SO2 + 2H2S đ 3 S ¯ + 2H2O
Kiến thức của bài thực hành:
* H2S chỉ có tính khử
* SO2 vừa có tính oxihoá, vừa có tính khử
* H2SO4 chỉ có tính oxihoá
Các thao tác, kỹ năng TN cần chú ý:
- Cặp ống nghiệm vào giá đỡ
- Thả chất rắn vào chất lỏng
- Dùng ống dẫn thuỷ tinh để dẫn chất khí vào chất lỏng.
Hướng dẫn của GV
Thực hành của HS
1.Thí nghiệm 1: Tính khử của hiđro sunfua:
- H2S là khí không màu, mùi trứng thối, rất độc; dd HCl đặc là chất dễ bay hơi. Vì vậy cần dùng lượng nhỏ hoá chất, sử dụng thiết bị khép kín để tránh chất độc bay ra ngoài.
- Cách làm:
+ Lắp ống dẫn thuỷ tinh đầu vuốt nhọn vào nút cao su có lỗ rồi đậy vào ống nghiệm và cặp ống nghiệm trên giá.
+ Cho vào ống nghiệm vài mẩu FeS có chứa sẵn dd HCl.
+ Đậy ống nghiệm bằng nút cao su nói trên.
Khí H2S bay ra ở đầu ống dẫn khí.
+ Đốt khí H2S bay ra ở đầu ống dẫn khí.
- Câu hỏi: O2 có tính ox hay kh?
Vậy, H2S có tính ox hay kh?
+ Thay ống dẫn, đưa đầu ống dẫn vào ông nghiệm đựng nước. Thử dung dịch thu được bằng quỳ tím.
- Câu hỏi: Quỳ tím có màu gì? dd thu được có tính chất axit hay bazơ?
2. Thí nghiệm 2: Tính khử của lưu huỳnh đioxit.
- SO2 là khí độc, mùi hắc, không màu. Trong thí nghiệm thực hành HS cần dùng lượng nhỏ hoá chất, sử dụng thiết bị khép kín.
- Tương tự TN 1, ta điều chế SO2 từ Na2CO3 và H2SO4 trong ống nghiệm có nhánh
File đính kèm:
- Giao an bai thuc hanh Lop 10doc.doc