I- TIÊU MỤC:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Hiểu khái niệm về ngoại lực và nguyên nhân sinh ra ngoại lực.
- Trình bày được khái niệm về quá trình phong hóa. Phân biệt được phong hóa lí học, hóa học và sinh học
2. Kỹ năng:
- Quan sát và nhận xét tác động cúa các quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt TĐ qua hình ảnh, hình vẽ.
II- THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Tranh ảnh (hoặc băng đĩa hình) thể hiện tác động của các quá trình ngoại lực.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. On định lớp:
- Kiểm tra sỉ số. - Kiểm tra bài cũ: Nội lưc, nguyên nhân sinh ra nội lực. Tác động của nội lực đến bề mặt TĐ.
2. Bài mới: Ngoại lực là gì? NL khác NL ở điểm nào? NL tác động đến địa hình bề mặt TĐ như thế nào?
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Tiết 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T.9- B.9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I- TIÊU MỤC:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Hiểu khái niệm về ngoại lực và nguyên nhân sinh ra ngoại lực.
- Trình bày được khái niệm về quá trình phong hóa. Phân biệt được phong hóa lí học, hóa học và sinh học
2. Kỹ năng:
- Quan sát và nhận xét tác động cúa các quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt TĐ qua hình ảnh, hình vẽ.
II- THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Tranh ảnh (hoặc băng đĩa hình) thể hiện tác động của các quá trình ngoại lực.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Oån định lớp:
- Kiểm tra sỉ số. - Kiểm tra bài cũ: Nội lưc, nguyên nhân sinh ra nội lực. Tác động của nội lực đến bề mặt TĐ.
2. Bài mới: Ngoại lực là gì? NL khác NL ở điểm nào? NL tác động đến địa hình bề mặt TĐ như thế nào?
3. Tiến trình bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HĐ 1: Cả lớp
- Hs: bằng kiến thức và thực tiển + mục I SGK:
+ Nêu khái niệm ngoại lực. NL khác NL ở điểm nào?
+ Nêu nguyên nhân sinh ra ngoại lực. Cho ví dụ (mưa gây ra xói mòn ở sườn núi, sông vận chuyển phù sa)
- Gv kết luận: Hoạt động của gió, mưa, dòng chảy...sinh ra nguồn năng lượngtác động lên bề mặt TĐ. Ngoại lực được sinh ra do những nguồn năng lượng ở bên ngoài TĐ. N/nhân chủ yếu là do năng lượng bức xạ M.Trời.
* Ngoại lực tác động đến địa hình Ntnào?
HĐ2 : Cặp/ nhóm
Bước 1 : HS dựa vào kiến thức đã học và quan sát hình 9.1, 9.2 tìm hiểu về phong hoá lí học: Vì sao quá trình P.hóa lại diễn ra mạnh ở bề mặt TĐ?
+ Các loại đá có cấu trúc đồng nhất không?Tính chất của các loại đá ra sao?
+ Khi có sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ tại sao đá lại vỡ ra? (vì các khoáng vật cấu tạo đá có hệ số dãn nở khác nhau, nhiệt dung khác nhau. Khi thay đổi nhiệt độ chúng dãn nở, co rút khác nhau làm cho đá bị phân huỷ, nứt vỡ).
+ Sự lớn lên của rễ cây có ảnh hưởng như thế nào đến đá?
+ Tại sao ở hoang mạc phong hoá lí học lại phát triển?
+ Nhận xét và rút ra khái niệm phong hoá lí học?
Bước 2: - HS trình bày kết quả tìm hiểu của mình. Cả lớp bổ sung, góp ý.
- GV kết luận về quá trình phong hoá lí học:
+ Làm cho đá bị vỡ vụn, thay đổi kích thước, không làm thay đổi thành phần hoá học, tính chất
+ Cường độ của quá trình này tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, tính chất đá và cấu trúc của đá
*Vì sao P/ hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu kho ânóng ,lạnh
+ Ở hoang mạc, có sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày, đêm rất lớn. Bề mặt đất vào ban ngày rất nóng, ban đêm toả nhiệt và nguội lạnh nhanh làm cho đá dễ bị phân huy về mặt cơ học. Hình 9.1
HĐ3: Cá nhân/cặp
Bước 1: GV nêu một số công thức hoá học của một số loại khoáng vật tạo đá, ví dụ: -Thạch anh – SiO2; Hêmatit – FeO3; Siliasat (H2SiO3; H4SiO4)
Bước 2: HS dựa vào kiến thức hoá học nêu một vài phản ứng hoá học sẽ xảy ra với một số khoáng vật.
+ HS nêu ví dụ về tác động của nước làm biến đổi thành phần hoá học của đá và khoáng vật tạo nên dạng địa hình caxtơ độc đáo ở nước ta. Hình 9.2
Bước 3: HS trình bày kết quả
- GV giới thiệu một số tranh ảnh, băng hình về một số dạng địa hình do phong hoá hóa học tạo thành và dựa vào những kênh hình đó kết hợp nội dung SGK chốt lại kiến thức.
+ Không khí, nước và những chất khoáng hoà tan trong nước tác động vào đá và khoáng vật, xảy ra các phản ứng hoá học khác nhau (O2 hoá, hoà tan).
+ Các khoáng vật bị sự tác động đó không còn duy trì dạng tinh thể của mình mà bị phá huỷ, chuyển trạng thái, dần dần trở thành khối đất vụn bở.
+ Trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, PHH Học phát triển. Vì vậy, ở miền nhiệt đới ẩm, xích đạo thì quá trình PHH Học diễn ra mạnh mẽ.
HĐ4: Cả lớp
- Hỏi: Dựa vào hình 9.3 kết hợp với kiến thức hoá học nêu tác động của sinh vật đến đá và khoáng vật bằng con đường cơ giới và hoá học.
(+ Sự lớn lên của rễ cây, tạo sức ép vào vách, khe nứt làm vỡ đá.
+ Sinh vật bài tiết ra khí CO2, axit hữu cơ cũng phá huỷ đá về mặt hoá học).
- Hỏi: Từ những kiến thức về ba kiểu phong hoá, kết hợp đọc phần đầu mục b (SGK) cho biết quá trình phong hoá là gì?
- GV giảng HS nhận thức được:
+ Quá trình phong hoá là quá trình chuẩn bị cho sự chuyển dời vật liệu, là bước đầu của quá trình ngoại lực, làm biến đổi đá.
+ Diễn ra thường xuyên trên bề mặt Địa Cầu với những cường độ khác nhau ở các khu vực tự nhiên.
Trong thực tế các quá trình phong hoá diễn ra đồng thời. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện khí hậu, tính bền vững của đá có thể có kiểu phong hoá này trội hơn kiểu phong hoá kia.
I. Ngoại lực:
- Khái niệm : những lực sinh ra bên ngoài trái đất.
- Nguyên nhân chủ yếu : Do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt trời.
II. Tác động của ngoại lực:
1. Quá trình phong hóa:
- Kn: Là quá trình phá hủy và làm biến đổi các lọai đá và khoáng vật về kính thước và khoáng vật
- N.n: Tác động của sự thay đổi to , H20, 02, khí cacbonic, các laọi axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
a. Phong hóa lí học:
K.n: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau.
N.n: Do thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng, tác động của sinh vật.
b. Phong hóa hóa học:
- K.n: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
- N.n: Do tác động của nước và các hợp chất hòa tan trong nước,các chất khí và axit hữu cơ của sinh vật.
c. Phong hóa sinh học:
- K.n: Là sự phá hủy đá và các khaóng vật dưới tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rể cây...
- N.n: Do sự lớn lên của rể cây và sự bài tiết cảu sinh vật.
- Kết quả: Đá và khoáng chất vừa bị phá hủy về mặt cơ giới vừa phá hủy về mặt hóa học
IV. ĐÁNH GIÁ: - Ngoại lực là gì?. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực?
- Sự khác nhau giữa phong hóa lí học, hóa học, sinh học.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Lập bảng so sánh các quá trình phong hóa theo mẫu sau:
Các quá trình phong hóa
Khái niệm
Tác nhân chủ yếu
Kết quả
File đính kèm:
- GA Dia 10 CBBai 9tiet 9 theo chuan kt.doc