Giáo án môn học Địa lý 10 - Trường THPT Lý Thường Kiệt

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Sau bài hoc, HS cần:

1. Về kiến thức

 - Làm cho học sinh hiểu rõ một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản và vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau.

- Biết rõ một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản.

2. Về kĩ năng

 - Phân biệt được mạng lưới kinh vĩ tuyến của các phép chiếu hình -> biết được lưới kinh, vĩ tuyến đó thuộc phép chiếu hình bản đồ nào.

 - Thông qua các phép chiếu hình bản đồ biết được khu vực nào tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác.

3. Về thái độ, hành vi

- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.

 

doc79 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Trường THPT Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12-08-2010 Tuần: 01 Tiết PPCT: 01 Tên bài dạy: Phần một: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN Chương I: BẢN ĐỒ Bài1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài hoc, HS cần: 1. Về kiến thức - Làm cho học sinh hiểu rõ một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản và vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau. - Biết rõ một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản. 2. Về kĩ năng - Phân biệt được mạng lưới kinh vĩ tuyến của các phép chiếu hình -> biết được lưới kinh, vĩ tuyến đó thuộc phép chiếu hình bản đồ nào. - Thông qua các phép chiếu hình bản đồ biết được khu vực nào tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác. 3. Về thái độ, hành vi - Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Bản đồ thế giới, bản đồ châu Âu, bản đồ châu Á. - Tập bản đồ thế giới và các khu vực. - Qủa địa cầu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy bài mới: Mở bài: Ở các lớp dưới chúng ta đã nghe nĩi nhiều đến bản đồ, vậy thì bản đồ là gì? Tại sao lại cĩ nhiều loại bản đồ khác nhau như thế? Bài hơm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những thắc mắc ấy. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm phép chiếu hình bản đồ Hình thức: Cá nhân Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát quả địa cầu và bản đồ thế giới, suy nghĩ cách thức chuyển hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt phẳng. Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát lại 3 bản đồ và trả lời câu hỏi: - Tại sao hệ thống kinh vĩ tuyến trên 3 bản đồ cĩ sự khác nhau? - Tại sao lại phải dùng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau? Bước 3: HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu các phép chiếu hình bản đồ Hình thức: Nhóm Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Cụ thể như sau: + Nhóm 1+2: Tìm hiểu phép chiếu phương vị. + Nhóm 3+4: Tìm hiểu về phép chiếu hình nón. + Nhóm 5+6: Tìm hiểu về phép chiếu hình trụ. GV gợi ý HS tìm hiểu theo dàn ý: Khái niệm về phép chiếu? Mỗi phép chiếu có mấy loại? Các vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với quả cầu để có các loại của phép chiếu? Đặc điểm lưới kinh vĩ tuyến trên bản bản đồ, điểm nào chính xác nhất? Phép chiếu dùng để vẽ khu vực nào? Bước 2: HS các nhóm thảo luận, trao đổi, bổ sung ý kiến hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. GV Nhận xét, chuẩn kiến thức và mở rộng thêm. I. Khái niệm phép chiếu hình bản đồ. - Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng. - Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với mỗi điểm trên mặt phẳng. II. Các loại phép chiếu: 1. Phép chiếu phương vị: - Khái niệm: là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng. - Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với quả cầu, có các loại phép chiếu phương vị khác nhau: phép chiếu phương vị đứng, phương vị ngang và phương vị nghiêng - Phép chiếu phương vị đứng: + Mặt phẳng tiếp xúc với quả cầu ở cực. + Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là các vòng tròn đồng tâm ở cực. + Những điểm ở cực tương đối chính xác, càng xa cực độ chính xác càng giảm. + Dùng để vẽ bản đồ khu vực quanh cực. 2. Phép chiếu hình nón: - Khái niệm: là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt chiếu là hình nón. - Tuỳ theo vị trí tiếp xúc có các phép chiếu: phép chiếu hình nón đứng, hình nón ngang và hình nón nghiêng - Phép chiếu hình nón đứng: + Mặt phẳng tiếp xúc với quả cầu tại 1 vòng tròn vĩ tuyến. + Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng qui ở đỉnh hình nón, vĩ tuyến là các cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón. + Những khu vực ở vĩ tuyến tiếp xúc tương đối chính xác. + Dùng để vẽ bản đồ khu vực ở vĩ độ trung bình. 3. Phép chiếu hình trụ - Khái niệm: là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt chiếu là hình trụ. - Tuỳ theo vị trí tiếp xúc có các phép chiếu: phép chiếu hình trụ đứng, hình trụ ngang và hình trụ nghiêng - Phép chiếu hình trụ đứng: + Mặt phẳng tiếp xúc với quả cầu theo vòng tròn xích đạo. + Kinh tuyến và vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và thẳng góc nhau. + Những khu vực ở xích đạo tương đối chính xác, càng xa xích đạo độ chính xác càng giảm. + Dùng để vẽ bản đồ khu vực ở gần xích đạo. IV. ĐÁNH GIÁ 1. Thế nào là phép chiếu hình bản đồ? Trình bày các đặc điểm của phép chiếu phương vị đứng? 2. Phân biệt phép chiếu hình trụ đứng và hình nón đứng? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - HS học bài cũ, trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. - Chuẩn bị nội dung bài mới về các phương pháp thể hiện đối tượng trên bản đồ. Ngày soạn: 15-08-2010 Tuần: 01 Tiết PPCT: 02 Tên bài dạy : Bài 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, Hs cần: 1. Về kiến thức - Hs hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số dối tượng địa lí nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó. 2. Về kĩ năng - Hs nhận biết được một số phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ qua các đặc điểm kí hiệu bản đồ. 3. Về thái độ, hành vi - HS nhận thấy muốn đọc được bản đồ địa lý trước hết phải tìm hiểu bảng chú giải của bản đồ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Bản đồ khí hậu, bản đồ khoáng sản Việt Nam, bản đồ phân bố dân cư, bản đồ nông nghiệp. - Atlat địa lý Việt Nam. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu khái niệm bản đồ? Phép chiếu hình bản đồ là gì? - Phân biệt mạng lưới kinh vĩ tuyến của một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản? 3. Bài mới: Vào bài: Như các em đã biết, trên mỗi bản đồ đều có rất nhiều kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lý khác nhau. Các kí hiệu này được phân loại như thế nào? Nó biểu hiện đối tượng nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp kí hiệu. Hình thức: Cá nhân GV: Cho hs quan sát Bản đồ khoáng sản Việt Nam, hãy nhận xét biểu hiện các đối tượng trên bản đồ như thế nào? HS: suy nghĩ và trả lời GV: chuẩn kiến thức GV: Xem hình 2.1 cho biết có những dạng kí hiệu nào? HS: trả lời GV: chuẩn kiến thức. =>Đây là phương pháp có khả năng thể hiện đầy đủ các đặc tính của đối tượng từ vị trí, số lượng, chất lượng, cấu trúc và động lực. Vd:Số lượng: qua kích thước kí hiệu Chất lượng: màu sắc, hình dạng Cấu trúc: dùng kí hiệu tổng lượng Động lực: qua kí hiệu tăng trưởng Hoạt động 2: Tìm hiểu về 3 phương pháp còn lại. Hình thức: Nhóm Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 3 phương pháp còn lại. HS: tiến hành thảo luận và trả lời GV: nhận xét và chuẩn hoá kiến thức. (GV sử dụng Bản đồ khí hậu) (GV Ví dụ về phương pháp kí hiệu đường chuyển động:các đối tượng như các dòng biển, các khối không khí, hướng gió, luồng di dân, di cư, sự vân chuyển hàng hóa hành khách, các kế hoạch chiến lược chiến thuật, hướng tiến quân) GV: Vậy khả năng biểu hiện của phương pháp này là như thế nào? GV: Quan sát hình 2.4 cho biết các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng những phương pháp nào? Mỗi chấm điển trên bản đồ tương ứng bao nhiêu người? GV: Vậy khả năng biểu hiện như thế nào? GV: Xem hình 2.5, cho biết những khu vực nào có diện tích và sản lượng lúa lớn ở nước ta? (GV: Phạm vi giới hạn lãnh thổ được xác định ranh giới rõ ràng như thể hiện diện tích, sản lượng cây trồng, dân số theo thành phần dân tộc) GV bổ sung thêm. Ngoài các phương pháp trên còn có một số phương pháp khác biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ như phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp khoanh vùng, phương pháp nền chất lượng( xem hình 2.6) 1. Phương pháp kí hiệu: a. Đối tượng biểu hiện: biểu hiện các đối tượng theo những điểm cụ thể, những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. b. Các dạng kí hiệu: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình. c. Khả năng biểu hiện: vị trí, số lượng, chất lượng, cấu trúc và động lực phát triển. 2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động: a. Đối tượng biểu hiện: biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội. b. Khả năng biểu hiện: hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ di chuyển của đối tượng. 3. Phương pháp chấm điểm: a.Đối tượng biểu hiện: hiện tượng phân tán nhỏ trên lãnh thổ, các điểm chấm có giá trị như nhau. b. Khả năng biểu hiện: sự phân bố, số lượng của đối tượng địa lí. 4. Phương pháp bản đồ- biểu đồ: a. Đối tượng biểu hiện: thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó. b. Khả năng biểu hiện: về số lượng, chất lượng, cấu trúc, động lực của đối tượng. IV. ĐÁNH GIÁ - GV treo một số bản đồ bất kỳ, cho hs nhận biết các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP. - HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Tìm hiểu nội dung bài tiếp về sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. Ngày soạn: 23-08-2010 Tuần: 02 Tiết PPCT : 03 Tên bài dạy : Bài 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Về kiến thức - Học sinh thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống. - Nắm được một số điều cần lưu ý khi sử dụng bản đồ và Atlat trong học tập. 2. Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ và Atlat trong học tập. 3. Về thái độ hành vi - Có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Một số bản đồ về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội. - Atlat địa lí Việt Nam, tập bản đồ thế giới và các châu lục. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: Hãy so sánh phương pháp kí hiệu với phương pháp kí hiệu đường chuyển động? 3.Bài mới: Vào bài: Trong học tập và đời sống chúng ta luôn sử dụng bản đồ, vậy bản đồ có vai trò như thế nào? Cách sử dụng bản đồ ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của bản đồ. Hình thức: Cả lớp GV:Bằng những hiểu biết của mình hãy cho biết bản đồ có vai trò như thế nào trong học tập và đời sống? Cho ví dụ? HS: suy nghĩ và trả lời GV: nhận xét và chuẩn hoá kiến thức. Ví dụ: học ở lớp: sử dụng bản đồ trên lớp -> biết nội dung bản đồ, hình dạng, vị trí, qui mô của một quốc gia, một khu vực so với các quốc gia khác, khu vực khác, đọc được nội dung hệ thống các kí hiệu Ở nhà: khai thác bản đồ để năm vững kiến thức lý thuyết, dễ hiểu bài hơn. Kiểm tra: GV kiểm tra kĩ năng sử dụng bản đồ của HS. Trong xã hội ngày nay, bản đồ không chỉ là công cụ làm việc của các nhà địa lí, mà nó còn cần thiết cho tất cả mọi người, nhất là những người làm việc trong các ngành giao thông, quân sự, kinh tế và những ngành có liên quan đến việc nghiên cứu, quy hoạch các lãnh thổ. Vd: sgk trang 15 Hoạt động 2: Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập: Hình thức: Cá nhân GV: Theo em khi sử dụng bản đồ cần phải lưu ý những vấn đề gì? HS: trả lời và bổ sung cho nhau GV: chuẩn kiến thức Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần nghiên cứu như bản đồ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, khí hậu Tỉ lệ bản đồ chia 3 loại: + Từ 1/500 -> 1/5000 : tỉ lệ lớn + Từ 1/10000 -> 1/200000: tỉ lệ trung bình + Từ 1/500000 trở xuống: tỉ lệ nhỏ Xem tỉ lệ bản đồ để biết được 1cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km ở thực địa. Kí hiệu dùng để thể hiện nội dung bản đồ được chú thích ở bản chú giải. - Xác định phương hướng dựa vào các đường kinh vĩ tuyến, hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc. Ví dụ: Đọc bản đồ không chỉ biết được những thông tin riêng lẻ như núi gì, chỉ số độ cao bao nhiêu mà chúng ta còn tìm hiểu về hướng của dãy núi, nằm trong khu vực nào Đọc Atlat giải thích một sự vật hiện tượng địa lí nào đó chúng ta cần tìm hiểu các bản đồ có liên quan. I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống: 1. Trong học tập: Bản đồ là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và kiểm tra. - Qua bản đồ có thể xác định được vị trí của một địa điểm, mối quan hệ giữa các thành phần địa lí, đặc điểm của các đối tượng địa lí. 2. Trong đời sống: bản đồ được sử dụng rộng rãi: - Bảng chỉ đường. - Phục vụ các ngành sản xuất. Trong quân sự. II. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập: 1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ: - Chọn bản đồ phù hợp với yêu cầu học tập, nghiên cứu.. - Đọc bản đồ phải tìm hiểu về tỉ lệ và kí hiệu trên bản đồ. - Xác định phương hướng trên bản đồ. - Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí. 2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ, Atlat IV. ĐÁNH GIÁ - Cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập và đời sống? Cho ví dụ? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP HS học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài, chuẩn bị nội dung bài mới cần ôn lại kiến thức các bài học trước. Ngày soạn: 25-08-2010 Tuần: 02 Tiết PPCT: 04 Tên bài dạy : Bài 4: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Học sinh xác định được các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ bằng những phương pháp nào. - Phân biệt được các phương pháp biểu hiện trên bản đồ. - Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp, khí hậu, phân bố dân cư Việt Nam. - Atlát địa lí Việt Nam III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Cho biết vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống? Lấy ví dụ? - Những điểm cần lưu ý khi sử dụng bản đồ? 3. Bài mới * Bước 1:Xác định nội dung, nhiệm vụ của bài thực hành: - Cho học sinh đọc nội dung bài thực hành. - Nêu mục đích yêu cầu bài thực hành. - Phân công nội dung cụ thể cho từng tổ, mỗi tổ tìm hiểu một bản đồ. * Bước 2: Hướng dẫn nội dung: - Tên bản đồ? - Nội dung bản đồ? - Phương pháp biểu hiện nội dung trên bản đồ: + Tên phương pháp? + Đối tượng biểu hiện của phương pháp? + Khả năng biểu hiện của phương pháp? * Bước 3: Gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo luận Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. VD: Hình 2.2: - Lược đồ công nghiệp điện Việt Nam. - Nội dung: thể hiện sự phân bố các ngành công nghiệp điện ở Việt Nam - Phương pháp kí hiệu - Đối tượng biểu hiện: thể hiện sự phân bố các nhà máy điện, hệ thống đường dây, các trạm điện. - Khả năng biểu hiện: số lượng, chất lượng, vị trí. IV. ĐÁNH GIÁ Nhắc lại một số phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - Xem lại những kiến thức đã học các bài trước. - Chuẩn bị nội dung bài mới. Ngày soạn: 30-08-2010 Tuần: 03 Tiết PPCT: 05 Chương II. VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT. Bài 5: VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học HS cần nắm: - Học sinh nhận thức được Vũ Trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất chỉ là một bộ phận nhỏ bé của Vũ Trụ. - Hiểu khái quát về Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. - Trình bày và giải thích được các hiện tượng: luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất. - Biết sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày, giải thích các hệ quả của chuyển động tự quay của Trái Đất. - Nhận thức đúng về sự tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: Quả địa cầu, tranh ảnh, hình vẽ, mô hình. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra vở thực hành của HS 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI Hoạt động 1: Khái quát về Vũ Trụ, Hệ MặtTrời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời Hình thức: Cá nhân GV: Cho HS đọc nội dung sgk phần I, rút ra khái niệm về Vũ Trụ. Phân biệt Thiên Hà và Dải Ngân Hà. Thiên Hà: một tập hợp cuả rất nhiều thiên thể ( các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi, khí bụi, bức xạ điện từ) Dải Ngân Hà: là thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta. GV: Vậy thế nào là Hệ Mặt Trời? - Dựa vào hình 5.2 cho biết: - Gồm mấy hành tinh trong Hệ Mặt Trời? - Nhận xét hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh? - Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có những chuyển động chính nào? HS: trao đổi và phát biểu ý kiến GV: chuẩn kiến thức. 24/8/2006: Hội thiên văn quốc tế tại Cộng hoà Séc đã chính thức tước bỏ sự tồn tại của Diêm Vương Tinh. GV: Tính từ Mặt Trời thì Trái Đất ởvị trí thứ mấy? Trái Đất có những chuyển động chính nào? HS: trả lời GV: chuẩn kiến thức So với các hành tinh khác nó không quá nóng cũng không quá lạnh, cho đến nay người tavẫn cho rằng Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống. GV: Ví dụ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất thì có hiện tượng gì? Hoạt động 2: Hệ quả của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Hình thức:Nhĩm nhỏ( cặp) GV: Chúng ta thường được thưởng thức các trận đấu bóng Ngoại hạng Anh thường diễn ra vào lúc 1h sáng ở Việt Nam thì đó là lúc 18h tại nước Anh. Giờ khác nhau trên Trái Đất. Trái Đất vòng tròn và vòng tròn xích đạo lớn nhất 360 chia Trái Đất làm 24 múi -> 1 múi có số đo là15 , và đánh số đo các múi, múi số 0 đi qua đài thiên văn nước Anh qua kinh tuyến 0 . Từ 0 -> 24 theo thứ tự là 25 nhưng do quả địa cầu hình tròn nên múi sô 0 sẽ trùng với múi số 24. Cứ mỗi múi giờ thì giờ sẽ chênh nhau là 1h. vd: Tại Việt Nam là 16h -> giờ địa phương Xêun là 17h, Lào 15h, Thái Lan 14h. Giờ địa phương thường được chia theo biên giới quốc gia để có sự thống nhất chung một giờ trong cùng một nước, nhưng trong các vănbản quốc tế thường người ta sẽ lấy giờ quốc tế làm chuẩn. Đi từ Tây sang Đông sẽ đi từ múi giờ sớm đến múi giờ muộn thì lùi đi một ngày và ngược lại. Cuộc thám hiểm của Magiêlăng đi từ Tây Ban Nha vòng quanh Trái Đất qua 24 múi giờ vặn lui 24 lần và khi về đến nhà thì chậm lại 1 ngày. GV: Dựa vào hình 5.4 cho biết ở Bán cầu Bắc và Bán cầu Nam vật chuyển động lệch theo hướng nào? I. Khái quát về Vũ Trụ, Hệ MặtTrời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời: 1. Vũ Trụ:là khoảng không gian vô tận, chứa hàng trăm tỉ thiên hà. 2. Hệ Mặt Trời: - Khái niệm: Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh ( hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch...) và các đám bụi khí. - Gồm có 8 hành tinh. 3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời: - Trái Đất ở vị trí thứ 3. - Khoảng cách trung bình từ Trái Đất tới Mặt Trời 149,6 triệu km( 1 đơn vị thiên văn). Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp với sự sống. - Trái Đất vừa tự quay vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời, tạo ra nhiều hệ quả II. Hệ quả của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất: 1. Sự luân phiên ngày đêm: - Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm. 2. Giờ trên Trái Đất vàđường chuyển ngày quốc tế: - Giờ địa phương là giờ ở các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau. - Giờ quốc tế là giờ ở múi số 0 ( giờ GMT) - Đường chuyển ngày quốc tế lấy kinh tuyến 180. Nếu đi từ Tây sang Đông qua kinh tuyến 180 thì lùi lại một ngày, nếu đi từ Đông sang Tây qua kinh tuyến 180 thì tăng thêm một ngày. 3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: - Lực làm lệch hướng: lực Côriôlít. + Nửa cầu Bắc: lệch về bên phải. + Nửa cầu Nam: lệch về bên trái. - Nguyên nhân: Trái Đất tự quay theo hướng từ Tây sang Đông với vận tốc dài khácnhau ở các vĩ độ. - Lực Côriôlit tác động đến sự chuyển động của khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn hay trên bề mặt Trái Đất. IV. ĐÁNH GIÁ HS nhắc lại những hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - Học sinh về nhà học bài cũ, xem kĩ các mô hình trong SGK - Làm bài tập 3 trang 21 - Chuẩn bị bài tiếp theo Ngày soạn: 1-9-2010 Tuần: 03 Tiết PPCT: 06 Tên bài dạy: Bài 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Học sinh trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. - Sử dụng hình vẽ để trình bày cáchệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất. - Nhận thức đúng đắn các quy luật tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Sử dụng các mô hình sgk. - Quả địa cầu III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn đinh lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày những nét khái quát về các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI Hoạt động 1: Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời: Hình thức: Cá nhân - Chuyển động giả của Mặt Trời hàng năm giữa hai chí tuyến gọi là chuyển động biểu kiến. Cũng giống như khi ta đang đi trên ôtô ta sẽ thấy các hàng cây 2 bên đường như đang chạy lui. Mặt Trời không chuyển động mà do Trái Đất chuyển động nên ta có ảo giác như là Mặt Trời chuyển động. GV: Em hiểu như thế nào là biểu kiến? (lúc Mặt Trời lên thiên đỉnh là vuông góc) GV: Dựa vào hình 6.1 cho biết Mặt trời có mấy lần lên thiên đỉnh? Ơû đâu? GV: Việt Nam Mặt Trời lên thiên đỉnh mấy lần? Tất cả các địa phương đều có2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, nhưng tại TP HCM 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh cách nhau 128 ngày thì tại Hà Nội chỉ cách 53 ngày. - Không đổi phương: vẫn nghiêng và luôn tạo với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 660 33’. Các điểm ngoại chí tuyến không có hiện tượng này vì trục Tđất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo 1 góc 660 33’. Để tạo góc 900 thì góc phụ là 230 27’ mà các điểm ngoại chí tuyến lớn hơn 230 27’. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các mùa trong năm Hình thức: Cả lớp - Vì sao có hiện tượng mùa trên trái đất? (Trời có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông với đặc điểm thời tiết mỗi mùa khác nhau.Khu vực Tây Nguyên chỉ có 2 mùa( do cận xích đạo, tính chất

File đính kèm:

  • docgiao an 10 HKI.doc
Giáo án liên quan