I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ
- Hiểu rõ đặc trưng của một phép chiếu hình bản đồ cơ bản
2. Kĩ năng
- Phân biệt được một số lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ, thông qua lưới kinh vĩ của bản đồ học sinh xác định được phép chiếu hình của bản đồ đó.
- Trên cơ sở phép chiếu hình bản đồ, dự đoán được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác của bản đồ, khu vực nào kém chính xác hơn
3. Thái độ
- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Tập bản đồ thế giới, mô hình quả địa cầu
- Sử dụng các hình ảnh SGK
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần i: địa lý tự nhiên
Chương i: bản đồ
Ngày soạn: 09/8/2009
Ngày giảng:
10A1: 10A2:
10A3: 10A4:
Tiết 1 – Bài 1
Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ
- Hiểu rõ đặc trưng của một phép chiếu hình bản đồ cơ bản
2. Kĩ năng
- Phân biệt được một số lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ, thông qua lưới kinh vĩ của bản đồ học sinh xác định được phép chiếu hình của bản đồ đó.
- Trên cơ sở phép chiếu hình bản đồ, dự đoán được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác của bản đồ, khu vực nào kém chính xác hơn
3. Thái độ
- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập
II. Thiết bị dạy học
- Tập bản đồ thế giới, mô hình quả địa cầu
- Sử dụng các hình ảnh sgk
III. Phương pháp
- Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình tổ chức giờ học
1.ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra đồ dùng học tập và công tác chuẩn bị của lớp
3. Bài mới
Khởi động bài
- Mục tiêu: Giới thiệu ngắn gọn nội dung chương trình học tập bộ môn ở lớp 10 và nội dung chính của bài 1.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: 2’
- Tiến hành: GV giới thiệu ngắn gọn nội dung chương trình bộ môn địa lý 10: Học tập và nghiên cứu về những vấn đề cơ bản nhất của địa lý tự nhiên đại cương và địa lý kinh tế – xã hội thế giới.
Nội dung chính
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt được
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm bản đồ, phép chiếu hình bản đồ
- Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm bản đồ, phân biệt bản đồ với quả địa cầu và nêu được khái niệm phép chiếu hình bản đồ.
- Thời gian: 5’
- Phương tiện: Quả địa cầu và bản đồ thế giới treo tường.
- Phương pháp: HS làm việc theo các cặp (bàn)
- Cách thức tiến hành:
+ Bước 1: GV nêu vấn đề, yêu cầu học sinh thảo luận theo từng cặp để hoàn thành các câu hỏi.
Quan sát bản đồ Thế giới và quả địa cầu, hãy cho biết sự khác nhau cơ bản giữa bản đồ và quả địa cầu?
-> HS quan sát bản đồ thế giới treo tường và mô hình quả địa cầu, trao đổi theo từng cặp hoàn thành câu hỏi.
BĐ là hình ảnh thu nhỏ của Trái đất được trải ra trên mặt phẳng
Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất (mặt cong)
-> Đại diện học sinh trình bày câu hỏi. Các cặp khác bổ sung kiến thức.
-> GV chuẩn kiến thức.
+ Bước 2: HS nghiên cứu SGK và kết quả so sánh trình bày khái niệm bản đồ.
+ Bước 3: Gv nêu vấn đề: Làm thế nào để chuyển bề mặt cong của địa cầu lên bản đồ? Từ đó giới thiệu cho học sinh đến với thuật ngữ phép chiếu hình bản đồ.
+ Bước 4: HS nghiên cứu nội dung SGK, nêu khái niệm phép chiếu hình bản đồ và trả lời câu hỏi:
Có mấy cách chiếu? Tại sao lại phải dùng các phép chiếu hình khác nhau?
-> Hs trình bày
-> Gv chốt kiến thức.
I. Khái niệm bản đồ và phép chiếu hình bản đồ
- Bản đồ: Là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên mặt phẳng
- Phép chiếu hình bản đồ: Là biểu diễn mặt cong của trái đất lên một mặt phẳmg để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng
- Cơ sở XD: Do bề mặt trái đất cong nên khi thể hiện trên mặt phẳng các khu vực khác nhau trên bản đồ không hoàn toàn chính xác đsử dụng các phép chiếu khác nhau tuỳ từng yêu cầu sử dụng bản đồ và từng vùng thể hiện bản đồ
Hoạt động 2: Xác định một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản
- Mục tiêu: HS nêu được tên 3 phép chiếu hình bản đồ cơ bản, đặc điểm mặt chiếu trong từng trường hợp cụ thể.
- Thời gian: 4’
- Phương tiện: Tấm bìa, mô hình quả địa cầu.
- Phương pháp: Mô tả trực quan
- Cách thức tiến hành
+ Bước 1: GV dùng tấm bìa thay cho mặt chiếu. Có thể giữ nguyên tấm bìa là một mặt phẳng hoặc cuộn lại thành hình nón hoặc hình trụ.
+ Bước 2: GV cho mặt phẳng hình nón, hình nón, hình trụ lần lượt tiếp xúc quả địa cầu tại các vị trí khác nhau (ở cực, ở XĐ, ở 1 vĩ tuyến bất kỳ) "lần lượt giới thiệu tên gọi của các phép chiếu đồ.
+ Bước 3: HS kể tên 3 loại phép chiếu đồ cơ bản vừa được đề cập đến.
II. Một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản
Có 3 phép chiếu đồ cơ bản:
- Phép chiếu phương vị
- Phép chiếu hình nón
- Phép chiếu hình trụ
Hoạt động 3: Tìm hiểu 3 phép chiếu hình: Phép chiếu phương vị đứng, phép chiếu hình nón đứng, phép chiếu hình trụ đứng.
- Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm (cách chiếu, đặc điểm lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ, khu vực bản đồ có độ chính xác cao nhất, thấp nhất, khả năng ứng dụng) của từng phép chiếu; phân biệt được các phép chiếu đồ của một số bản đồ thường gặp...
- Thời gian: 24’
- Phương tiện: Hình 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7 (phóng to); phiếu học tập
- Phương pháp: Thảo luận nhóm
- Cách thức tiến hành:
+ Bước 1: GV chia lớp làm 6 nhóm. Yêu cầu học sinh quan sát các hình vẽ trong SGK, nghiên cứu kỹ kênh chữ để trả lời các câu hỏi sau và điền thông tin ngắn gọn nhất vào phiếu học tập:
Câu 1: Xác định vị trí tiếp xúc của mặt chiếu với quả địa cầu?
Câu 2: Trình bày ngắn gọn đặc điểm hệ thống kinh vĩ tuyến được thể hiện trên bản đồ?Nhận xét về độ dài của các vĩ tuyến gần và xa vĩ tuyến tiếp xúc giữa mặt chiếu và địa cầu.
Câu 3: Cho biết những khu vực tương đối chính xác và khu vực kém chính xác nhất trên bản đồ?
Câu 4: Phép chiếu này thường được sử dụng để vẽ bản đồ gì?
+ Bước 2: Học sinh hoạt động nhóm (5’):
Nhóm 1, 2 : Phép chiếu phuơng vị đứng.
Nhóm 3, 4 : Phép chiếu hình nón đứng.
- Nhóm 5, 6 : Phép chiếu hình trụ đứng.
+ Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo, ghi bảng và mô tả trên mô hình quả địa cầu. Nêu tên một số bản đồ có sử dụng phép chiều hình đó được thể hiện trong tập bản đồ thế giới.
-> Các nhóm nhận xét, bổ sung kiến thức.
+ Bước 4: Gv nhận xét thái độ, kết quả làm việc của các nhóm; chuẩn xác kiến thức; chấm điểm cho các nhóm.
Thông tin phản hồi của phiếu học tập
Tiêu mục
Phép chiếu hình
Phương vị đứng
Hình nón đứng
Hình trụ đứng
Cách chiếu
Cho mặt phẳng tiếp xúc với địa cầu ở cực, trục địa cầu vưông góc với mặt chiếu
Cho mặt chiếu hình nón chụp lên mặt địa cầu, trục địa cầu trùng với trục hình nón
Cho mặt chiếu hình trụ bao quanh mặt trục địa cầu, vòng tiếp xúc giữa hình trụ và mặt địa cầu là vòng Xích đạo
Kinh vĩ tuyến
- VT là những đường tròn đồng tâm ở cực, càng xa cực khoảng cách giữa các vĩ tuyến càng lớn
- KT là những đoạn thẳng đồng qui ở cực
- VT là những đường tròn đồng tâm ở cực. Càng xa vĩ tuyến tiếp xúc khoảng cách giữa các vĩ tuyến càng lớn.
- KT là những đoạn thẳng đồng qui ở cực
- KT và VT là những đường thẳng song song.
- Xích đạo được giữ nguyên độ dài; càng xa Xích đạo, khoảng cách giữa các vĩ tuyến càng lớn. độ dài của các vĩ tuyến thay đổi nhiều.
KV tương đối chính xác
Vùng cực
Vùng ôn đới
Vùng xích đạo
ứng dụng
Vẽ các bản đồ KV quanh cực
Vẽ các bản đồ KV ôn đới
Vẽ các bản đồ thế giới hoặc bản đồ khu vực gần Xích đạo
4. Củng cố, đánh giá
a. Vì sao phải sử dụng các phép chiếu hình khác nhau? Cơ sở để nhận biết các phép chiếu?
b. Xác định các phép chiếu dựa trên một số bản đồ trong tập bản đồ thế giới.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Hoàn thành bài tập và câu hỏi cuối bài
- Dựa vào hình 1.2, 1.4, 1.6 hãy trình bày cách chiếu hình ở các phép chiếu hình còn lại.
- Chuẩn bị nội dung tiết 2.
V. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 1.doc