Mục tiêu bài học: Giúp hs:
- Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực.
- Hiểu được nghĩa của khái niệm “ngất ngưởng” để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại.
- Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX.
Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học.
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, thảo luận, phân tích phát huy chủ thể hs.
Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ Vịnh khoa thi hương và phân tích cảm húng chủ đạo của bài thơ?
3. Dạy bài mới
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6573 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn ngữ văn 11 - Bài ca ngất ngưởng (tuần 4, tiết 13 + 14), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13+ 14a Tuần 4
Ngày soạn: 8.9.2008
Đọc văn: BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
(Nguyễn Công Trứ)
Mục tiêu bài học: Giúp hs:
- Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực.
- Hiểu được nghĩa của khái niệm “ngất ngưởng” để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại.
- Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX.
Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học.
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, thảo luận, phân tích phát huy chủ thể hs.
Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ Vịnh khoa thi hương và phân tích cảm húng chủ đạo của bài thơ?
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: Tổ chức cho hs tìm hiều phần tiểu dẫn.
TT1: Hoc sinh đọc tiểu dẫn sgk.
TT2: Tóm tắt ngững nét chính về cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Công Trứ?
TT3: Hoàn cảng sáng tác của bài thơ?
TT4: Em biết gì về thể loại hát nói?
TT5 Chia bố cục bài thơ?
Bố cục bài hát nói: 4 câu đầu; 4 câu tiếp; 8 câu tiếp (khổ dôi) ;3 câu cuối (khổ xếp)
HĐ2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, phân tích văn bản.
TT1: Trong bài thơ, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Em hãy xác địnhnghĩa của từ “ngất ngưởng” qua các văn cảnh sử dụng?
TT2: NCT quan niệm ntn về vai trò của kẻ sĩ đối với cuộc đời? Vì sao ông biết việc làm quan là gò bó mất tự do nhưng vẫn ra làm quan? Xuất phát từ đâu NCT tự cho mình là “Tay ngất ngưởng”?
TT3: Làm rõ phong cách sống, thái độ sống của tác giả thể hiện trong bài thơ từ câu 8 đến 16?
Hết tiết 14a. củng cố
TT4: Theo em giữa lối sống ngất ngưởng với tâm niệm nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung có gì mâu thuẫn không?
HĐ3: HS khái quát chủ đề.
HĐ4: Tổng kết bài học
I. Giới thiệu:
1. Tác giả: Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858)
- Quê: làng Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- 1819 đỗ giải nguyên, làm quan.
- Là người tài năng, nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực: XH, văn hoá, kinh tế.
- Quan lộ thăng trầm.
- Sáng tác: + Hầu hết chữ Nôm, thể hát nói.
+ Là người đầu tiên đem đến cho hát nói nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.
2. Tác phẩm: Bài ca ngất ngưởng
- Sáng tác khi về hưu → bản tự thuật tổng kết cuộc đời
- Thể loại hát nói: tự do, phóng khoáng
- Kết cấu: 3 phần.
+ 6 cầu đầu: ngất ngưởng khi hành đạo.
+ 10 câu giữa: Ngất ngưởng khi về hưu.
+ 3 câu cuối: Tổng kết cuộc đời.
II. Đọc - hiểu:
1 .Cảm hứng chủ đạo: Tập trung qua từ ngất ngưởng.
- Tiêu đề độc đáo
- 4 lần lặp từ “ngất ngưởng”:
+ 3 lần cuối 3 khổ
+ 1 lần ở câu cuối cùng.
→ Nhấn mạnh cảm hứng chủ đạo: lời tự thuật, tự nhìn nhận đánh giá bản thân.
- Kết hợp: Tay ngất ngưởng + ông ngất ngưởng → tập hợp từ thể hiện sự thừa nhận, đánh giá của XH đối với ông, đồng thời làm nổi bật phong cách cá nhân NCT.
- Ngất ngưởng: + Nghĩa đen: Ở thế không vững vàng, lắc lư, nghiêng ngã.
+ Nghĩa bóng: Vượt ra ngoài khuôn phép, không chấp nhận sự sắp đặt.
+ Văn cảnh: thái độ sống, tinh thần sống vượt lên thói tục.
2. Những lời tự thuật:
a. Ngất ngưởng tại triều:
- Mở đầu: Vũ trụ nội mạc phi phận sự: Khẳng định quan niện, ý thức về vai trò, bổn phận của kẻ sĩ.
- Ông Hi Văn: thái độ tự trào, tự tôn độc đáo
- Vào lồng: mất tự do nhưng là phương diện để ông thể hiện tài năng và hoài bão
→ Ý thức cống hiến cao đẹp.
- Điệp từ khi
- Thủ pháp liệt kê:
+ Thủ khoa: học vị.
+ Tham tán, phủ doãn, tổng đốc: chức tước.
+ Bình tây, đại tướng: chiến tích.
→ Tài năng lỗi lạc, văn võ song toàn.
=> Ngất ngưởng là lời tự khẳng định, sự đánh giá cao tài năng, nhân cách và phong cách tài tử, phóng túng.
b. Ngất ngưởng khi về hưu:
- Giải tổ chi niên: tự hào vì trả xong món nợ với nhân dân.
- Thái độ: thay lọng, ngựa bằng bò.
→ Ngạo nghễ, trêu ngươi, coi thường dư luận, đạt đến độ cao của phẩm cách và tài trí.
- Sự chuyển đổi cuộc đời: kiếm cung → từ bi
- Sự chuyển đổi tâm trạng: thanh thản, nhẹ nhỏm → ngậm ngùi.
- Lối sống: + lên chùa cùng đào hát→ khác người, khác đời.
+ Hưởng lạc: cầm, kì, thi, tửu.
+ Được mất: dương dương.
+ Khen chê: phơi phới
→ Lẽ thường tình ở đời.
+ Không vướng tục
=> Cuộc sống tự do tự tại, phóng khoáng vượt lên mọi thói tục của một bản lĩnh vững vàng, một nhân cách cứng cỏi.
c. Tuyên ngôn khẳng định cá tính:
- Chẳng Trái, Nhạc cũng là phường Hàn, Phú: đặt mình ngang hàng với các bậc công thần, danh tướng→ tự hào về sự đóng góp cho đất nước
- Nghĩa vua tôi- vẹn đạo sơ chung: khẳng định tấm lòng trung quân ái quốc.
=> Tự hào, sảng khoái, tự tin thể hiện cái tôi cá nhân
III. Chủ đề: BCNN là bức chân dung tự hoạ của một cá nhân tài năng, bản lĩnh có lối sống độc đáo.
IV. Tổng kết:
1. Nội dung: Bài thơ tự thuật nâng lên tầm triết lí sống.
2. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ: chữ Nôm được sử dụng linh hoạt.
- Nhịp thơ 3/3, 2/2 làm sôi động khúc ca.
- Xây dựng hình tượng ý vị, trào phúng nhưng ẩn sau đó là thái độ, quan niệm nhân sinh quan mang màu sắc hiện đại.
Củng cố và luyện tập: Theo em, giữa lối sống “ngất ngưởng” với tâm niệm “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung” có gì mâu thuẫn không?
Dặn dò: Học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát.
File đính kèm:
- Bai ca ngat nguong.doc