A. Mục tiêu bài học
Thông qua bài học giúp học sinh:
- Thấy được những ưu và nhược điểm của mình trong bài làm văn số 4.
- Rút ra được những kinh nghiệm để nâng cao khả năng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình trước một tác phẩm văn học quen thuộc.
B. Phương tiện thực hiện
- SGV, SGK
- Thiết kế bài học
- Các bài kiểm tra của học sinh
C. Cách thức tiến hành
- Giáo viên tổ chức giờ học theo hình thức két hợp các phương pháp trao đổi, thảo luận, nêu văn đề, gợi mở.
D. Tiến trình dạy học
I. Nhận xét bài làm của học sinh
1. Ưu điểm:
- Nhìn chung các bài làm đã xác định được đề bài, biết cách khai thác nội dung đã cho.
- Một số em có bài làm tốt, xác định đúng đối tượng, mục tiêu của bài làm. Ngôn ngữ trong diễn đạt có sự chọn lọc ký càng, không khuôn sáo, sáo rỗng mà thể hiện chân thực sự cảm nhận của mình về một tác phẩm văn học.
- Một số em trình bày có sự rõ ràng, mạch lạc, chữ viết đẹp, không mắc các lỗi về chính tả.
- Các bài tiêu biểu: Lương Thị Ngân, Trương Văn Tú, Lê Thị Lan, Lê Hồng Minh, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Văn Trung.
2. Nhược điểm:
Nhiều bài làm còn sơ sài, không có bố cục rõ ràng, chữ viết cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả, Một số em chưa xác định được yêu cầu của đề bài nên dẫn đến tình trạng làm bài sai lệch đề. Bài làm chưa khoa học, ngôn ngữ chưa rõ ràng mạch lạc, còn mắc nhièu lỗi trong cách diễnm đạt.
Điển hình là các bài: Lê Viết Tuấn, Lê Viết Tuấn Anh, Phạm Hành Chính, Lê Văn Cường, Bùi Văn Học, Phạm Ngọc Ánh, Bùi Văn Duy.
96 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn ngữ văn 12 - Tiết 54 đến tiết 97, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm văn: Tiết 54
Ngày soạn: 07/01/08
Trả bài làm văn số 4
A. Mục tiêu bài học
Thông qua bài học giúp học sinh:
- Thấy được những ưu và nhược điểm của mình trong bài làm văn số 4.
- Rút ra được những kinh nghiệm để nâng cao khả năng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình trước một tác phẩm văn học quen thuộc.
B. Phương tiện thực hiện
- SGV, SGK
- Thiết kế bài học
- Các bài kiểm tra của học sinh
C. Cách thức tiến hành
- Giáo viên tổ chức giờ học theo hình thức két hợp các phương pháp trao đổi, thảo luận, nêu văn đề, gợi mở...
D. Tiến trình dạy học
I. Nhận xét bài làm của học sinh
1. Ưu điểm:
- Nhìn chung các bài làm đã xác định được đề bài, biết cách khai thác nội dung đã cho.
- Một số em có bài làm tốt, xác định đúng đối tượng, mục tiêu của bài làm. Ngôn ngữ trong diễn đạt có sự chọn lọc ký càng, không khuôn sáo, sáo rỗng mà thể hiện chân thực sự cảm nhận của mình về một tác phẩm văn học.
- Một số em trình bày có sự rõ ràng, mạch lạc, chữ viết đẹp, không mắc các lỗi về chính tả...
- Các bài tiêu biểu: Lương Thị Ngân, Trương Văn Tú, Lê Thị Lan, Lê Hồng Minh, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Văn Trung...
2. Nhược điểm:
Nhiều bài làm còn sơ sài, không có bố cục rõ ràng, chữ viết cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả, Một số em chưa xác định được yêu cầu của đề bài nên dẫn đến tình trạng làm bài sai lệch đề.. Bài làm chưa khoa học, ngôn ngữ chưa rõ ràng mạch lạc, còn mắc nhièu lỗi trong cách diễnm đạt...
Điển hình là các bài: Lê Viết Tuấn, Lê Viết Tuấn Anh, Phạm Hành Chính, Lê Văn Cường, Bùi Văn Học, Phạm Ngọc ánh, Bùi Văn Duy...
II. Đọc điểm cho học sinh
III. Gợi ý làm bài
I. Phần trắc nghiệm
1. B; 2. A; 3. D; 4. D; 5. C; 6. A; 7 B; 8D; 9A; 10D; 11C; 12 (1c, 2d,3a,4b)
2. Tự luận
Gợi ý làm bài
a. Về kỹ năng
Học sinh nắm được kiểu bài phân tích tác phẩm trữ tình, nêu được những cảm xúc, cảm nhận của mình về một tác phẩm văn học quen thuộc.
b. Về kiến thức:
Phân tích và cảm nhận được bài thơ để thấy khung cảnh thiên nhiên, khung cảnh sinh hoạt của đời sống con người trong bài thơ, đồng thời thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với đời sống của người dân lao động nghèo khổ.
D. Củng cố-Dặn dò
Giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà làm lại bài và chuẩn bị bài mới tiếp theo.
Làm văn: Tiết 55
Ngày soạn: 10/01/08
Trình bày một vấn đề
A. Mục tiêu bài học
Thông qua bài học giúp học sinh:
- Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề.
- Trình bày được một vấn đề trước tập thể lớp.
B. Phương tiện thực hiện
- SGV, SGK
- Thiết kế bài học
C. Cách thức tiến hành
- Giáo viên tổ chức giờ học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, Xêmina, thực hành.
D. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Như thế nào là trình bày một vấn đề?
Việc trình bày một vấn đề có tầm quan trọng như thế nào?
Để trình bày tốt một vấn đề ta cần phải làm gì?
Tại sao phải lập dàn ý trước khi trình bày một ván đề?
Khi lập dàn ý cần tiến hành những thao tác nào?
Khi trình bày một vấn đề cần phải có những thao tác nào?
Khi trình bày phải chú ý những gì?
Kết thúc vấn đề ta phải làm những việc gì?
I. Tầm quan trọng của một vấn đề
- Trình bày một vấn đề là bày tỏ quan điểm, cách hiểu, cách nghĩ, cách cảm nhận của mình về một vấn đề nào đó trong cuộc sống để người khác hiểu được. Nó rất quan trọng trong đời sống và trong học tập.
II. Công việc chuẩn bị
1. Chọn vấn đề để trình bày
- Trình bày vấn đề gì? Càn xác định những việc sau:
+ Hiểu biết của bản thân về vấn đề đó như thế nào?
+ Người nghe là những ai? (Tuổi tác, trình độ, giới tính, nghề nghiệp, họ đang quan tâm đến vấn đề gì)
+ Đề tài trình bày có bao nhiêu vấn đề.
2. Lập dàn ý:
Để việc trình bày rõ ràng, rành mạch, đầy đủ không có khiếm khuyết cần phải lập dàn ý trình bày. Dàn ý còn làm co ta chủ động hơn trong quá trình trình bày.
Khi lập dàn ý cần tiến hành các thao tác sau:
- Để làm sáng tỏ vấn để trình bày cần trình bày bao nhiêu ý.
- Các ý đó cần được triển khai thành những ý nhỏ nào
- Sắp xếp các ý theo trình tự nào cho hợp lí, ý nào là trọng tâm...
- Chuẩn bị trước những câu chào hỏi, cảm ơn, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ...
III. Trình bày
1. Bắt đầu trình bày:
Bước lên diễn đàn bình tĩnh, tự tin, không nên vội vàng, hấp tấp.
- Chào cử tạo và giới thiệu bàng những lời lẽ cử chỉ thân thiện.
2. Trình bày nội dung:
- Khi ổn định tất cả mọi việc đã nói trên bắt đầu vào trình bày nội dung thứ nhất.
- Cần phải khéo léo, dẫn dắt để chuyển ý từ nội dung này sang nội dung khác.
- Phải chú ý phản ứng của người nghe để điều chỉnh nội dung, tư thế, cách nói...
3. Kết thúc và cảm ơn
- Tóm tắt nhấn mạnh một số ý chính
- Cảm ơn người nghe.
IV. Luyện tập:
Học sinh làm bài tập trong SGK và trình bày một vấn đề trước tập thể lớp. Vấn đề này học sinh tự chọn.
V. Củng cố-Dặn dò:
- GV củng cố lại bài giảng
- HS học bài cũ, chuẩn bị bài mới
Làm văn: Tiết 56
Ngày soạn: 12/01/08
lập kế hoạch cá nhân
A. Mục tiêu bài học
Thông qua bài học giúp học sinh:
- Nắm được yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân.
- Biết xác định mục tiêu, định hướg kế haọch khoa học và viết thành bản kế hoạch cá nhân.
- Có ý thức và thói quen làm việc theo kế hoạch một cách khoa học.
B. Phương tiện thực hiện
- SGV, SGK
- Thiết kế bài học
C. Cách thức tiến hành
- Giáo viên tổ chức giờ học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, Xêmina, thực hành.
D. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Kế hoạch cá nhân là gì?
- Lập được kế hoạch cá nhân giúp chúng ta giải quyết được những việc gì?
GV cho học sinh đọc SGK và yêu cẫu các em trả lời những câu hỏi sau:
- Theo em, một bản kế hoạch cá nhânthường có mấy phần, đó là những phần nào?
Học sinh đọc văn bản trong sách giáo khoa và trả lời theo yêu cầu?
I. Sự cần thiết phải lập kế hoạch cá nhân:
- Kê hoach cá nhân là một bản dự kiến nội dung, cách thức hoạt động và phân bổ thời gian để hoàn thành một công việc nhất định nhân
- Lập được kế họach cá nhân ta sẽ hình dung được các công việc cần làm, phân phối thời gian hợp lí để tránh bị động hoặc bỏ quên, bỏ sót các công việc cần làm.
II.Cách lập kế hoạch cá nhân
- Bản kế hoạch cá nhân thường có hai phần ngoài tên gọi của kế hoạch.
- Cụ thể từng phần là:
+ Phần 1: Nêu họ tên, nơi làm việc, học tập của người lập kế hoạch.
+ Phần 2: Nêu nội dung công việc càn làm, thời gian, địa điểm tiến hành, dự kiến kết quả đat được.
Chú ý: Nếu làm kế hoạch cho riêng mình thì không cần phần 1, lời văn phải ngắn gọn. Cần có sự kẻ bảng.
III. Luyện Tập:
Đây không phải là bản kế hoạch mà chỉ là một thời gian biểu.
- Cần bổ sung:
Viết dự thảo báo cáo dự kiến nội dung phải viết gồm những gì
-
Cách thức tiến hành đại hội.
IV. Củng cố-Dặn dò
- GV củng cố lại bài giảng
- HS làm bài tập, học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
Làm văn: Tiết 57
Ngày soạn: 13/01/08
bạch đằng giang phú
A. Mục tiêu bài học
Thông qua bài học giúp học sinh:
- Nắm được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú.
- Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho học sinh.
B. Phương tiện thực hiện
- SGV, SGK
- Thiết kế bài học
C. Cách thức tiến hành
- Giáo viên tổ chức giờ học theo cách kết hợp các hình thức đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận, nêu vấn đề, gợi mở...
D. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Phần tiểu dẫn nêu lên những vấn đề gì?
Bài phú được chia thành mấy phần? Từ đâu đến đâu là một phần?
Nhân vật khách ở đây là ai? Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của khách ở đây là để làm gì?
Khách xuất hiện với một tư thế như thế nào?
Khách là người có tráng chí, có tâm hồn như thế nào qua việc nhắc đến những địa danh lịch sử của TQ và địa danh lịch sử của đất Việt?
Trước khung cảnh đó tâm trạng của nhà thơ như thế nào?
Em hãy nêu vai trò hình tượng các bô lão trong bài phú? Các bô lão đến với khách với thái độ như thế nào?
Thái độ và giọng kể của các bô lão khi kể chuyện thể hiện như thế nào?
Sau lời kể là hành động gì cảu các bô lão?
Sau những suy ngẫm và bình luận của các bô lão là vấn đề gì?
Tiếp sau lời ca của các bô lão là lời ca của khách. Lời ca ấy có ý nghĩa như thế nào?
Em hãy nêu những nét tiêu biểu về nghệ thuật của bài phú?
I. Tiểu dẫn
- Vài nét về Trương Hán Siêu:
+ Từng giữ nhiều chức quan quan trọng trong triều đình.
+ Là môn khách của Trần Hưng Đạo
+ Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được các vua Trần và nhân dân kính trọng.
- Vài nét về bài pú:
Dự đoán sáng tác vào koảng 50 năm sau khi chiến thắng Bạch Đằng.
- Về thể phú:
Là loại văn học tiếp nhận từ TQ.
Nội dung của phú là tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời...
Kết cấu: Phú thường có 4 đoạn: Mở; Giải thích, Bình luận và kết.
II. Đọc-Hiểu
1. Đoc diễn cảm bản dịch- Giải nghĩa từ khó.
2. Bố cục bài phú
Chia làm 4 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu-> luống còn lưu: Giới thiệu về nhân vật khách và tráng chí của ông, cảm xúc của khách khi du ngoạn trên sông.
- Đoạn 2: Bên sông các bô lão...chừ lệ chan: Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão.
- Đoạn 3: Rồi vừa đi ê lưu danh: Lời bình luận của các bô lão
- Đoạn 4: Còn lại: Lời bình luận của tác giả (của khách)
3. Tìm hiểu bài phú
a. Hình tượng nhân vật khách
- Nhân vật khách có thể là chính tác giả hoặc cũng có thể là một nhân vật do tác giả dựng lên.
- Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức phong cảnh thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, nâng cao về nhận thức.
- Khách xuất hiện với một con người có thư thế và tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao: “Nơi có...tha thiết
- Khách là người có tráng chí lớn nó được gợi lên qua hai loại địa danh:
+ Loại đại danh thứ nhất lấy trong điển cố của TQ -> đó là địa danh tác giả đi qua chủ yếu bằng sách vở, bằng trí tưởng tượng: “Sớm gõ...Vũ Huyệt”. Những hình ảnh không gian rộng lớn: biển lớn (lướt bể chơi trăng), sông hồ (Cửu Giang, Ngũ Hồ), những vùng đất nổi tiếng (Tam Ngô, Bách Việt, Vân Mộng...) đã thể hiện tráng chí bốn phương của khách.
+ Loại địa danh thứ hai là những địa danh của đất Việt với không gian cụ thể Đại Than, Đông Triều, sông Bạch Đằng...Đay là những hình ảnh có tính chất đương đại, đang hiện ra trước mắt và được tác giả trực tiếp mô tả. Chính vì vậy, cảnh sắc thiên nhiên nơi tác giả dừng chân là cảnh thực, cụ thể. Cảnh hiện nlên thật hùng vĩ, hoàng tráng song ảm đạm và hiu hắt.
- Trước cảnh tượng đó, với tâm hồn phong phú, nhạy cảm, tác giả vừa vui, tự hào, vừa buồn, nuối tiếc. Vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng. Buồn đau, nuối tiếc vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, dòng thời gian đang làm mờ bao dấu vết.
b. Hình tượng các bô lão
- Nhân vật Bô lão có thể là thật, có thê là hư cấu
- Các bô lão đến với khách bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính khách.
- Các bô lão kể với khách về chiến tích Trùng hưng nhỵi thánh bắt Ô Mã. Lời kể theo trình tự diễn biến: Ngay từ đầu ta và địch đã tập trung binh lực hùng hậu cho một trận đánh quyết định.
Trận chiến đã diễn ra ác liệt đó là một cuộc thủy chiến kinh hoàng. Cuối cùng chính nghĩa đã chiến thắng.
- Thái độ, giọng điệu của các bô lão trong khi kể về chiến công trên sông Bạch Đằng là đầy nhiệt huyết, tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc. Lời kể không dài dòng mà rất súc tích, cô đọng, khái quát nhưng gợi lại được diễn biến, không khí của trận đánh.
- Sau lời kể là lời suy ngẫm, bình luận của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Lời suy ngẫm, bình luận đã chỉ ra nguyên nhân ta thắng và địch thua. Đó là Ta có cái quyết định là nhân tài.
- Sau những suy ngẫm, bình luận là lời ca của các bô lão mang ý nghĩa tổng kết. Lời ca có giá trị như một tuyên ngôn về chân lí: Bất nghĩa thì tiêu vong, có nhân có nghĩa thì lưu thiên cổ. Đó là sự vĩnh hằng của chân lí giống như dòng sông Bạch Đăng “luồng to sóng lớn dồn về biển đông”
c. Lời bình luận của tác giả
- Lời ca của khách ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh nhân, đồng thời ca ngợi chiến tích của sông Bạch Đằng lịch sử nhiều lần đánh thắng quân xâm lược, đem lại nền thái bình cho đất nước.
ở hai câu cuối lời ca của khách vừa là lời biện luận, vừa khẳng định chân lí: Trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt thì nhân kiệt là yếu tố quyết định. Ta thắng giặc bởi ta không chỉ có đất hiểm mà còn có nhân tài vfa đức cao, đức lành. Khẳng định địa linh nhân kiệt , nêu cao vai trò và vị trí của con người. Lời ca kết thúc vừa mang niềm tự hào dân tộc, vừa thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp.
* Nghệ thuật: Cấu tứ đơn giản, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí, ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm.
III. Củng cố-Dặn dò:
- GV củng cố lại bài đã giảng.
- HS học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Đọc văn: Tiết 58 - 60
Ngày soạn: 15/01/08
đại cáo bình ngô
A. Mục tiêu bài học
Thông qua bài học giúp học sinh:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi-một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hóa thế giới; thấy được vị trí to lớn của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học dân tộc: nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt.
- Hiểu rõ Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa; là kiệt tác văn học kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và chất văn chương.
- Nắm vững những đặc trưng cơ bản của thể cáo, đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong Đại cóa bình Ngô.
B. Phương tiện thực hiện
- SGV, SGK
- Thiết kế bài học
C. Cách thức tiến hành
- Giáo viên tổ chức giờ học theo cách kết hợp các hình thức đọc sáng tạo, trao đổi thảo luận, nêu vấn đề, gợi mở...
D. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng đoạn 1 của bài phú sông Bạch Đằng và nêu nội dung của nó?
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Nêu những nét cơ bản về cuộc đời của Nguyễn Trãi?
Nêu nhận xét chung của em về cuộc đời Nguyễn Trãi?
Nêu tên những tác phẩm chính của Nguyễn Trãi?
Tại sao nói Nguyễn Trãi là văn chính luận kiệt xuất?
Lí do nào có thể khẳng định Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc?
Hãy nêu kết luận của em về tác gia Nguyễn Trãi?
Bài cáo ra đời trong hoàn cảnh nào?
Em đã hiểu biết những gì về thể loại cáo?
Bài cáo có kết cấu như thế nào?
Đoạn văn 1 trong bài cáo đã cho ta biết được điều gì?
Cơ sở của cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn cũng như của nhân dân ta là gì?
Bên cạnh cơ sở nhân nghĩa, việc kháng chiến của nhân dân ta còn nhằm mục đích gì nữa?
Đoạn văn thứ hai trong bài cáo cho ta biết về điều gì?
Giặc Minh đã gây ra những tội ác gì đối với nhân dân ta?
Đoạn văn thứ 3 này tác giả đã nói về vấn đề gì?
Quá trình phát triển của cuộc kháng chiến được diễn ra như thế nào?
Em hãy nêu những khó khăn bước đầu của cuộc kháng chiến?
Bưên cạnh những khó khăn đã nêu trên nghĩa quân đã có những thuận lợi gì trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến?
Nghĩa quân đã chiến thắng oanh liệt như thế nào?
Theo em hình ảnh sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay nói lên điều gì?
Sự thất bại thảm hại của kẻ thù được thể hiện ở những câu văn nào?
Trong trận đánh hai đạo binh do Mộc Thạch và Liễu Thăng kéo sang tác giả đã ví quân như voi uống nước. Em hãy cho biết việc so sánh đó nhằm thể hiện điều gì?
Trước sự thất bại nặng nề của kẻ thù nhân dân ta đã có thái độ như thế nào đối với chúng?
Đoạn văn bốn Nguyễn Trãi đã khẳng định vấn đề gì?
Em có nhận xét gì về lời công bố chiến thắng của Nguyễn Trãi?
Qua việc tìm hiểu văn bản em có thể nêu nhận xét của mình về bài cáo?
I. Cuộc đời:
- Nguyễn Trãi 1380-1442 hiệu là ức Trai
- Quê gốc ở làn Chi Ngại (Chí Linh-Hải Dương), sau chuyển về Nhị Khê (Thường Tín-Hà Tây).
- Con của Nguyễn Phi Khanh (Nguyễn ứng Long), cháu ngoại Trần Nguyên Đán. Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa, văn học.
- Sớm mồ côi mẹ, hai cha con cùng thi đậu tiến sĩ cùng một khóa và cùng làm quan dưới triều nhà Hồ.
- Năm 1407, giặc Minh xâm lược, Nguyễn Phi Khanh bị bắt, Nguyễn Trãi đã gạt lệ chia tay ghi nhớ lời dạy của cha: Lập chí, rửa nhục trước, trả thù nhà mới là đại hiếu.
- Thoát khỏi sự giam lỏng của giặc, Nguyễn Trai đã vào Lam Sơn Thanh Hóa nhập nghĩa quân của Lê Lợi và trở thành quân sư cho Lê Lợi sau này.
- Sau khi thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi hăng hái tham gia xây dựng đất nước nhưng bị gian thần gièm pha nên năm 1439 ông xin về Côn Sơn ở ẩn. Năm 1440 ông lại được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Năm 1442 Nguyễn Trãi đã bị bọn gian thần hãm hại, nghi oan là có âm mưu giết vua và đã bị sử tội tru di tam tộc.
- Đến năm 1464 Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông. (Lòng ức Trai sáng tựa sao khuê)
=> Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, là một danh nhân văn hóa thế giới nhưng cũng là một người phải chịu nỗi oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam. (Bi kịch Lệ Chi viên để lụy bậc thiên tài-Hận anh hùng nước biển đông cũng không rửa sạch-Sóng Hồng)
II. Sự nghiệp thơ văn
1. Những tác phẩm chính
Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại. Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Tác phẩm chữ Hán
- Quân trung từ mệnh tập
- Bình ngô đại cáo
- ức Trai thi tập
- Chí Linh sơn phú
- Văn bia Vĩnh Lăng...
+ Tác phẩm chữ Nôm
- Quốc âm thi tập
Ngoài các tác phẩm văn học còn có tác phẩm địa lí: Dư địa chí.
2. Nguyễn Trãi - Nhà văn chính luận kiệt xuất.
- Hai tác phẩm tiêu biểu là: Bình Ngô đại cáo và Quân trung từ mệnh tập.
- Luận điểm cốt lõi, xuyên xuất đó là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
- > Là nhà chính luận bậc thầy, luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt.
3. Nguyễn Trãi - Nhà thơ trữ tình sâu sắc.
- Thể hiện hình ảnh con người bình thường - con người trần thế thống nhất, hòa quyện với con người anh hùng vĩ đại.
- Lí tưởng nhân nghĩa yêu nước kết hợp với thương dân, vì dân trừ bạo.
- Ví mình như cây trúc, cây mai, cây tùng cững cỏi, thanh cao giống như những phẩm chất của người quân tử.
- Đau nỗi đau con người, yêu tình yêu con người, đau đớn chứng kiến thói đời nghịch cảnh.
- Khát khao dân giàu, nước mạnh xã hội thanh bình.
- Tình cảm cha con, vua tôi, gia đình bạn bè, quê hương chân thành và cảm động
- Thể hiện tình cảm với thiên nhiên phong phú khi thì hoành tráng, khi thì xinh xắn, tinh vi, khi êm đềm ngọt ngào...
- Nghệ thuật: Sáng tạo cải biên thể loại, sử dụng hình ảnh quen thuộc, dân dã, bình thường. Cảm xúc, tứ thơ tinh tế.
Thơ Nôm Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp.
III. Tổng kết
Nguyễn Trãi trở thành một hiện tượng Văn học kết tinh truyền thống cuỉa văn học Lí - Trần, đồng thời mở đường cho cả một giai đoạn văn học phát triển mới.
- Nội dung thơ văn của Nguyễn Trai thể hiện cảm hứng yêu nước và nhân đạo.
- Hình thức nghệ thuật phong phú
IV. Đọc-Hiểu
1. Hoàn cảnh ra đời
- Mùa xuân năm 1428, tên giặc Minh cuối cùng đã rút khỏi nước ta. Nước ta hoàn toàn sạch bóng quân thù. trong niềm vui chiến thắng, Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi viết bài cáo này để tuyên cáo cho toàn dân biết rõ công cuộc cứu nước gian khổ nay đã đạt thắng lợi vĩ đại, mở ra một kỷ nguyên hòa bình lâu dài cho dân tộc.
- Cáo là thể văn chính luận, tương tự văn kiện tuyên ngôn. Cáo thường được viết theo thể văn biền ngẫu, có kết cấu chặt chẽ.
- Bài cáo được chia thành 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Từng nghe...còn ghi: ý nghĩa và mục đích của cuộc chiến đấu
+ Đoạn 2: Vừa rồi...chịu được: Tố cáo tội ác của đối phương
+ Đoạn 3: Ta đây...xưa nay: Quá trình phát triển của cuộc chiến đấu.
+ Kết luận: Tuyên bố độc lập, đất nước muôn thủa thái bình.
2. Tìm hiểu bài cáo:
a. Đoạn 1:
Cơ sở nhân nghĩa của cuộc chiến đấu
- Cơ sở của cuộc kháng chiến chống quân Minh đó là dựa trên việc nhân nghĩa. Tác giả đã mượn lời của Hoàng thượng mà khẳng định: “Việc nhân...trừ bạo”. Điều này tác giả nhấn mạnh tư tưởng nhân nghĩa. Đó là mục đích của cuộc kháng chiến chống quân Minh, một cuộc kháng chiến vì dân, trừ họa cho dân.
- Tác giả tự hào về dân tộc, khẳng định vị trí của đất nước. Chúng ta chiến đấu là để bảo vệ đất nước đã có hàng ngàn năm lịch sử. Chúng ta có quyền độc lập, chủ quyền, cóa lịch sử riêng, văn hóa riêng, không thiếu người tài giỏi, hoàn toàn ngang hàng với TQ. Đó là chân lí hiển nhiên, vốn có từ lâu. Trong các yếu tố đó, truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa và con người là những yếu tố cơ bản nhất, hạt nhân để xác định dân tộc.
b. Đoạn 2:
Đoạn văn là bản cáo trạng tố cáo tội ác của giặc Minh đối với đất nước ta.
- Tố cáo sự giả dối của giặc Minh “Nhân họ Hồ...oán giận”.
- Tố cáo tội ác cướp của giết người của giặc Minh: “Nướng dân...tai vạ”; Nặng thuế...núi Người bị ép...nước độc”
- Khẳng định tội ác tày trời của giặc Minh nhiều đến nỗi “Độc ác...sạch mùi”. Đó là tội ác mà “trời không dung, đất không tha.
c. Đoạn 3:
- Quá trình phát triển của cuộc kháng chiến gian khổ nhưng kết quả đã giành được thănmgs lợi vẻ vang.
*. Những gian khổ và thuận lợi bước đầu của cuộc kháng chiến.
Khó khăn:
- Địa điểm hiểm trở “Chốn hoang dã nương mình”
- Đời sống sinh hoạt vất vả: “Nếm mật nằm gai”
- Khi giấy binh lên thì kẻ thù đang mạnh: “Từ khi... đang mạnh”
- Nhân tài thì hiếm hoi: “Tuấn kiệt...mùa thu”
- Khi thì lương hết, quân hết: “Khi Linh Sơn...một đội”
Những thuận lợi:
- Lòng căm thù giặc sâu săc
- Trên dưới một lòng đoàn kết, quyết tâm đánh giặc: “Chiến sĩ...ngọt ngào”
- Chiến thuật chiến lược tinh thông tài gỏi: “ Lấy yếu...địch nhiều”
* Những chiến thắng oanh liệt, dồn dập, liên tục đã diến ra khắp nơi.
- Trận tiến công bao vây chặt thành Đông Quan khí thế của nghĩa quân hùng mạnh vô cùng và đã giành được nhiều thắng lợi như: Trận Bồ Đằng, Trận Trà Lân...
-Hình ảnh sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay diến tả khí thế mạnh mẽ của quân Lam Sơn. Bên cạnh sức mạnh đó thì kẻ thù lại thất bại thảm hại, tướng giặc vừa bị chết vừa phải chạy để thóat thân. “Trần Trí...Thoát thân”.
Sự thất bại thảm hại của kẻ thù được diễn tả trong câu văn: “Ninh Kiều...ngàn năm”.
- Tác giả dùng hình ảnh: “Gươm mài...phải cạn”; “Đánh một...chim muông” để chỉ khí thế sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn. Sức mạnh đó đã làm quân viện binh bị thất bại tan hoang, tướng giặc hoạc đầu hàng, hoặc tự vẫn, lính tráng thì thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước.
- Trước sự thất bại của kẻ thù nhân dân ta đã lấy đại nghĩa, truyền thống nhân đạo lâu nay để tha chết cho chúng và hơn nữa còn cấp cho chúng thuyền và ngựa để chúng về nước. “Thần vũ...hiếu sinh”
d. Đoạn 4:
- Lời công bố hòa bình, đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập.
- Lời tuyên bố trang nghiêm, trịnh trọng về nền đọc lập, dân tộc, chủ quyền đất nước đã được lập lại: Đất nước giang sơn từ nay hòa bình đổi mới bền vững; tương lai vô cùng tốt đẹp và bền vững. Từ đó khẳng định quyết tâm xây dựng và gìn giữ đất nước của nhân dân ta.
4. Tổng kết
Bình Ngô đại cáo xứng đáng là một áng thiên cổ hùng văn, có tác dụng lớn trong việc tổng kết mười năm kháng chiến chống quân Minh của dân tộc. Đó cũng là niềm tự hào lớn của tác giả-người anh hùng dân tộc văn võ song toàn.
V. Củng cố-Dặn dò
- Gv củng cố lại bài giảng
- HS học thuộc bài cáo, nắm nội dung của nó và chuẩn bị bài mới.
Làm văn: Tiết 61
Ngày soạn: 22/01/08
tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu bài học
Thông qua bài học giúp học sinh:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh có tính cuẩn xác và hấp dẫn.
B. Phương tiện thực hiện
- SGV, SGK
- Thiết kế bài học
C. Cách thức tiến hành
- Giáo viên tổ chức giờ học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, nêu vấn đề, gợi mở, thực hành...
D. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng đoạn 1 của bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và nêu cơ sở nhân nghĩa cũng như mục đích của cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhân dân ta?
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Vì sao văn bản thuyết minh lại phải đảm bảo tính chuẩn xác?
Để đạt được tính chuẩn xác trong văn
File đính kèm:
- giao an hay.doc