Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.

- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.

- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”- một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lý.

b. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỷ XX.

 - Kể tóm tắt truyện.

 - Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:28 SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn). Tiết 105 ND: 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn. - Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ. - Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”- một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại. - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lý. b. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỷ XX. - Kể tóm tắt truyện. - Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp. c. Thái độ: - Rèn kỹ năng cho học sinh tự nhận thức được giá trị của tinh thần trách nhiệm với người khác, biết cảm nhận về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước lỗi khổ của dân. 2.Trọng Tâm: - Sự đối lập tương phản giữa cảnh hộ đê và cảnh trong đình. 3. CHUẨN BỊ: GV:Tranh minh học cảnh vỡ đê và cảnh quan phụ mẫu.. HS: SGK ,VBT, chuẩn bị bài. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiển diện. 7A1…………………………………………… 7A3………………………………………… 4.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 4.3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Thể loại truyện ngắn xuất hiện ở nước ta đã từ lâu. Đó là những truyện ngắn trung đại viết bằng chữ Hán như “Con hổ có nghĩa”, “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”, … mà chúng ta đã học ở lớp 6. Truyện ngắn Việt Nam hiện đại bắt đầu hình thành từ đầu thế kỉ XX. Một trong những nhà văn tiên phong của thể loại này là Phạm Duy Tốn. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của ông như bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS PHẦN GHI BẢNG Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc: Chú ý giọng kể – tả của tác giả; giọng của quan, của những chức sắc, dân phu, … GV đọc, gọi HS đọc. GV nhận xétù. Cho biết đôi nét về TG – TP? Hs phát biểu. Gv chốt: Gv lưu ý 1 số từ ngữ khó SGK: Bốc, phỗng, chờ, hạ, ù, … Sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì? Hs : Ba đoạn: Đoạn 1: “gần 1 giờ đêm… khúc đê này hỏng mất”: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân. Đoạn 2: “Ấy, lũ con dân… Điếu mày”: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê. Đoạn 3: Còn lại: Cảnh đê vỡ, nông dân lâm vào tình trạng thảm sầu. Hoạt động 2: Gv diễn giảng: Phép tương phản (đối lập) trong NT là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật 1 ý tưởng bộ phận trong TP hoặc tư tưởng chính của TP. Thảo luận nhóm: 4 phút. Dựa vào định nghĩa trên, em hãy: a. Chỉ ra 2 mặt tương phản cơ bản trong truyện sống chết mặc bay? b. Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó? HS thảo luận nhóm, trình bày. Gv nhận xét, diễn giảng, chốt ý: Một bên là cảnh tượng ND đang vật lộn căng thẳng, vật vả đến cực độ trước nguy cơ vỡ đê. Một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại chánh tông lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ đi hộ đê. Dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này? Hs nhận xét. Gv : Thấy được sự mâu thuẫn giữa cảnh vỡ đê và cảnh quan phụ mẫu ngồi uy nghi. Gv treo 2 bức tranh minh học cảnh vỡ đê và cảnh trong đình, Hs bình tranh. Gv liên hệ, gioá dục hs: Bản chất quan lại thời phong kiến. Chúng chẳng bao giờ lo cho dân. Chúng chỉ lo vơ vét cho đấy túi để sung sướng thoả mãn mọi thú vui của bản thân. I. Đọc ,hiểu văn bản: 1. Đọc: 2. Chú thích: a. Tác giả, tác phẩm. b.Giải thích từ khó. 3. Bố cục: II. Tìm hiểu văn bản: 1. Cảnh vỡ đê và cảnh trong đình: a. Cảnh vỡ đê: - Trời mưa tầm tã. - Nước sông Nhị Hà lên to quá. - Hàng trăm nghìn con người… trông thật thảm hại. - Tiếng trống, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau. - Sức ngườikhó lòng địch nổi. - Lo thay, nguy thay khúc đê này hỏng mất. b. Cảnh trong đình: - Đình cũng ở trên mặt đê cao mà vững chãi. - Đèn thắp sáng, kẻ hầu người hạ… quan phụ mẫu uy nghi chễm chện ngồi, không khí tĩnh mịch trang nghiêm… - Đê vỡ mặc đê… không bằng nước bài cao thấp. - Đê vỡ rồi… ông cách cổ chúng mày. - Vội vàng xèo bài, miệng vừa cười, vừa nói: . 4.4. Củng cố và luyện tập: Với nghệ thuật tương phản, tác giả đã miêu tả rõ cảnh gì? - Cảnh vỡ đê và cảnh trong đình. Miêu tả cảnh tượng nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ vỡ đê, TG nhằm dụng ý gì? A. Nói lên thiên tai, đang từng lúc giáng xuống đe doạ cuộc sống của người dân quê. B. Nói lên sự thắng thế của con người trước TN. C. Nói lên sự căng thẳng của quan phủ và bọn lính khi đi cứu đê. D. Nói lên sự yếu thế của thế nước trước thế đê. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học thuộc nội dung bài. - Chuẩn bị bài :Sống chết mặc bay(tt). + Tìm hiểu nghệ thuật tăng cấp( Dẫn chứng tìm trong văn bản) + Nêu giá trị của văn bản. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 105.doc