Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 128 Tập làm văn: Ôn tập tập làm văn (tiếp theo)

1. MỤC TIÊU:

 a) Kiến thức:

 - Hệ thống kiến thức về văn nghị luận .

 b) Kĩ năng:

 - Khái quát, hệ thống các văn bản nghị luận đã học.

 - Làm bài văn nghị luận .

 c)Thái độ:

 - Ý thức nhận diện văn bản.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 a. Giáo viên:

Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu

 b. Học sinh:

Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 128 Tập làm văn: Ôn tập tập làm văn (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/4/2013 Ngày giảng:7D: /4/2013 7E: /4/2013 Tiết 128- Tập làm văn: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN ( Tiếp theo ) 1. MỤC TIÊU: a) Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về văn nghị luận . b) Kĩ năng: - Khái quát, hệ thống các văn bản nghị luận đã học. - Làm bài văn nghị luận . c)Thái độ: - Ý thức nhận diện văn bản. 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: a. Giáo viên: Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Kiểm tra bài cũ : (1') Kiểm tra sự chuẩn bị của hs b. Bài mới: * Giới thiệu bài mới :(1') Các em đã nắm được các yêu cầu của văn bản ,hôm nay chúng ta tiến hành ôn tập tập làm văn về phần văn biểu cảm.Vậy còn văn nghị luận như thế nào? Hôm nay cô trò ta đi tìm hiểu tiếp phần tiếp theo * Nội dung: HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG ? Hãy kể tên các văn bản nghị luận ( đã học) ở lớp 7? Gv yêu cầu hs lập bảng GV: Xét một cách rộng rãi, thì nhiều câu tục ngữ cũng là văn bản nghị luận ngắn gọn mà cô đúc. ? Văn nghị luận xuất hiện trong những tình huống nào? dưới dạng bài gì? GV: Các luận văn luận án, chuyên luận khoa học, các tuyên ngôn, tuyên bố quan trọng, các văn bản nghị luận ? Những yếu tố cơ bản trong văn nghị luận? Yếu tố nào là chủ yếu? ? Nêu các bước làm bài văn nghị luận? ? Luận điểm là gì? ? Hãy cho biết những câu trong sgk đâu là luận điểm và giải thích vì sao GV: câu c là một luận đề chưa phải là luận điểm. Luận điểm thường có hình thức câu trần thuật với từ là hoặc có phẩm chất, tính chất nào đó). ? Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. VD sau khi nêu luận điểm "Tiếng Việt ta giàu đẹp" , chỉ cần dẫn ra câu ca dao: "Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng..." là đợc. Theo em, nói nh vậy có đúng không ? Để làm đợc văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có thêm điều gì ? Có cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không ? Chúng như thế nào thì đạt yêu cầu ? Đọc yêu cầu, Cho hai đề TLV sau: a.Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. b.Chứng minh rằng: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn. Hãy cho biết cách làm hai đề này có gì giống nhau và khác nhau. Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau nh thế nào ? Gv: Yêu cầu hs về nhà đọc và làm các đề văn tham khảo sgk/140- 143 stt Tên văn bản 1 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 2 Sự giàu đẹp của Tiếng Việt 3 Đức tính giản dị của Bác Hồ 4 Chống nạn thất học 5 Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội 6 . Hai biển hồ 7 Học thầy, học bạn 8 ích lợi của việc đọc sách 9 Học cơ bản mới có thể thành tài lớn 10 Tiếng Việt giàu và đẹp 11 Đừng sợ vấp ngã 12 Không sợ sai lầm 13 Có hiểu đời mới hiểu văn 14 Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc 15 Lòng khiêm tốn 16 Lòng nhân đạo 17 Óc phán đoán và óc thẩm mĩ 18 Tự do và nô lệ - ý kiến trao đổi, tranh luận, phát biểu trong các cuộc họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết. - Chương trình luận thời sự thể thao, văn nghệ, trên đài phát thanh, vô tuyến truyền hình. - Các bài xã luận, bình luận, đọc sách phê bình văn học, trên báo chí. Luận đề, luận điểm luận cứ, luận chứng, lập luận trong đó lập luận là yếu tố chủ yếu. - Lập luận là chủ yếu. Bài văn nghị luận có sức thuyết phục, có đanh thép, sâu sắc, thấm thía, chặt chẽ hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ và hiệu quả nghệ thuật lập luận của người viết - Các bước làm văn nghị luận : Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn bài, viết bài văn nghị luận, đọc lại và sửa chữa. Câu a,d là luận điểm b là cảm thán c chưa đầy đủ, rõ ý - Hs suy nghĩ- trả lời. - Hs về nhà đọc và làm các đề bài. II. Về văn nghị luận: (40') Câu 1: Các bài văn nghị luận lớp 7 đã học và đọc ẩ Tác giả Hồ chí Minh Đặng Thai Mai Phạm Văn Đồng Hồ chí Minh Băng Sơn. Theo Quà tặng của c.sống Nguyễn Thanh Tú Thành Mĩ Xuân Yên. Phạm Văn Đồng. Theo Trái tim có điều kì diệu Hồng Diễm Nguyễn Hiến Lê Phạm Văn Đồng Theo Lâm Ngữ Đường Theo Lâm Ngữ Đường Nguyễn Hiến Lê Nghiêm Toản Câu 2- Văn nghị luận trên báo chí và sgk - Trên báo chí: Văn bản nghị luận xuất hiện dưới những dạng bài xã luận, diễn đàn, bàn về các vấn đề trong XH. VD: chương trình bình luận thời sự, thể thao - Trong sgk: văn bản nghị luận xuất hiện dới những dạng bài làm văn nghị luận, hội thảo, chuyên đề, ... VD: các văn bản nghị luận trong sgk. Câu 3 - Yếu tố chủ yếu trong văn nghị luận - Mỗi bài văn nghị luận đều có luận điểm, luận cứ và lập luận. - Luận điểm: Là những KL có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với XH. - Luận cứ: Là lí lẽ, dẫn chứng đa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới giúp cho luận điểm có sức thuyết phục. - Lập luận: Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục. →Lập luận là chủ yếu. Câu 4: - Thế nào là luận điểm: - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định). Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế, mới có sức thuyết phục. 5- Làm văn nghị luận chứng minh như thế nào: - Nói rằng làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong.Nói như vậy là không đúng. - Trong bài văn chứng minh rất cần dẫn chứng, nhưng còn cần lí lẽ và phải biết lập luận. - Dẫn chứng trong bài văn chứng minh phải tiêu biểu, chọn lọc, chính xác, phù hợp với luận điểm, luận đề, đồng thời cần được làm rõ, được phân tích bằng lí lẽ, lập luận chứ không phải chỉ nêu, thống kê dẫn chứng hàng loạt. - Lí lẽ, lập luận không chỉ là chất keo kết nối các dẫn chứng mà còn làm sáng tỏ và nổi bật dẫn chứng và đó mới là chủ yấu. - Bởi vậy, dẫn chứng bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen, chưa đủ để chứng minh TViệt ta giàu đẹp, mà người viết còn phải thêm những dẫn chứng khác và phân tích cụ thể bài ca dao trên để thấy rõ trong đó TViệt đã thể hiện sự giàu đẹp như thế nào. - Yêu cầu của lí lẽ và lập luận phải phù hợp với dẫn chứng, góp phần làm rõ bản chất của dẫn chứng hướng tới luận điểm, luận đề; phải chặt chẽ, mạch lạc, lô gíc. Câu 6: So sánh cách làm hai đề TLV - Hai đề bài này đều giống nhau là cùng chung một luận đề: ăn quả nhớ kẻ trồng cây - cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận. - Hai đề này có cách làm khác nhau: Đề a giải thích, đề b chứng minh. - Nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau: + Giải thích là làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ những điều chưa biết theo đề bài đã nêu lên (dùng lí lẽ là chủ yếu). + Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, dẫn chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy (dùng dẫn chứng là chủ yếu). c. Củng cố- luyện tập (2'): - GV khái quát những kiến thức về văn nghị luận. d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà(1') - Xem lại các kiến thức đã học. - Làm các đề văn trong sgk/140-143 - Đọc và chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng Việt 4.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: - Nội dung kiến thức : ................................................................................................... ........................................................................................................................................ ....................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... - Phương pháp : ............................................................................................................. ....................................................................................................................................... - Thời gian : .................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 128 on tap tap lam van tiep theo .doc
Giáo án liên quan