Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 27: Tiếng Việt - Tình thái từ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

- Giúp học sinh hiểu: Thế nào là tình thái từ?

- Tích hợp với những văn bản đã học, với tập làm văn qua bài luyện tập viết đoạn văn tự sự. Kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

- Biết sử dụng tình thái phù hợp với tình huống giao tiếp

II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

 1- Ổn định tổ chức

 2- Kiểm tra bài cũ

Câu1: Phân biệt sự khác nhau giữa trợ từ và thán từ.

Câu2: Thán từ gồm mấy loại chính? Nêu rõ mỗi loại?

 3. Bài mới.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 27: Tiếng Việt - Tình thái từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27 Tiếng Việt Tình thái từ I. Mục tiêu cần đạt. - Giúp học sinh hiểu: Thế nào là tình thái từ? - Tích hợp với những văn bản đã học, với tập làm văn qua bài luyện tập viết đoạn văn tự sự. Kết hợp với miêu tả, biểu cảm. - Biết sử dụng tình thái phù hợp với tình huống giao tiếp II. các bước lên lớp 1- ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ Câu1: Phân biệt sự khác nhau giữa trợ từ và thán từ. Câu2: Thán từ gồm mấy loại chính? Nêu rõ mỗi loại? 3. Bài mới. A. Giới thiệu bài mới: Tình thái từ là những từ biểu thị sắc thái tình cảm rất rõ, nó được thêm vào câu để tạo ra những kiểu câu... Muốn sử dụng nó như thế nào, có chức năng ra sao.... Đó là nội dung bài học ngày hôm nay. B. Hoạt động của thầy và trò. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài học Hoạt động 1: - Giáo viên treo bảng phụ - Cho học sinh chú ý từ in đậm ở các ví dụ. Hỏi: Trong các ví dụ a, b, c nếu bỏ các từ in đậm “ à, đi, thay” thì ý nghĩa của câu đó có gì thay đổi? ( Thông tin, sự kiện có gì thay đổi không?) - Quan hệ giao tiếp có đổi không? thay đổi như thế nào? Hỏi: Những từ “à, đi, thay” có chức năng gì? Hỏi: ở ví dụ (d) từ “ạ” biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói? Hỏi: Từ “à, đi, thay, ạ” là tình thái từ. Vậy em hiểu thế nào là tình thái từ? * Bài tập nhanh. - Cho học sinh đọc bài tập Hỏi: Hãy xác định tình thái từ và cho biết chúng tạo nên kiểu câu gì? - Cho học sinh nhận xét? Hỏi: Ngoài các tình thái từ trên, em hãy tìm thêm tình thái từ khác để tạo nên câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và tình thái từ biểu thị sắc thái biểu cảm? Hỏi: Từ ví dụ trên, em hãy cho biết có mấy loại tình thái từ? Hỏi: Hãy nêu chức năng của tình thái từ? - Gọi hs đọc ghi nhớ 1. - Cho học sinh lấy ví dụ về 4 loại tình thái từ ? Nhận xét? Hoạt động 2: - Giáo viên treo bảng phụ. - Chỉ các tình thái từ? Hỏi: Những tình thái từ đó tạo ra kiểu câu gì? Hỏi: Những tình thái từ trên được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào? Hỏi: Nếu đổi à bằng ạ, nhé bằng ạ có được không? Vì sao? Hỏi: Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì? Quan sát bảng phụ. - Bỏ những từ in đậm đi thì thông tin, sự kiện không thay đổi ( Đặc điểm ngữ pháp của câu có khi có 2 hoặc nhiều người giao tiếp với nhau) Câu a: nếu bỏ “à” câu này không còn là câu nghi vấn nữa, câu trên trỏ thành câu trần thuật. Câu b: nếu lược bỏ từ “ đi” thì câu này không còn là câu cầu khiến nữa mà là câu trần thuật. Câu c: nếu không có từ “ thay” thì câu cảm thán không được tạo lập. - Những từ đó thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, cầu cầu khiến, câu cảm thán. - Từ “ạ” biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép của người nói. Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. 1. ồ tất cả của ta đây sướng thật! (Tố Hữu) 2. Mẹ cho con đi theo với! 3. Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn? ( ca dao) 4. Con đừng hút thuốc lá đấy nhé! * Các tình thái từ. Câu1: Thật đ câu cảm thán: thay sao, thât.. Câu2: Với đ câu cầu khiến: đi, nào, với, thôi.. Câu 3: Chăngđ câu nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng... Câu 4: Nhé đ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhỉ, nhé, cơ, mà. - Học sinh phát biểu. - Có 4 loại tình thái từ - Học sinh phát biểu. - Học sinh đọc ghi nhớ - Học sinh lấy ví dụ 1. à đ câu cầu khiến 2. ạ đ câu nghi vấn 3. nhé đ câu cầu khiến 4. ạ đ câu cầu khiến - Câu 1, 3 hỏi thân mật, quan hệ bằng vai. - Câu 2, 4: Lễ phép, kính trọng, quan hệ trên hàng ( vai trên vai dưới, thứ bậc xã hội) - Không đổi ạ=à, nhé =ạ được vì không dùng với thứ bậc xã hội, tuổi tác. - Học sinh trả lời. I. Chức năng của tình thái từ. Ví dụ: Bài tập áp dụng. - Có 4 loại tình thái từ. - Ghi nhớ 1 trang 81. II. Sử dụng tình thái từ Ví dụ: GV: Tình thái từ có tính biểu cao rất rõ khi nói, viết cần cân nhắc cẩn thận, căn cứ vào vị thế xã hội, gia đình, hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng một cách hợp lým tránh vô lễ, thô lỗ hoặc vụng về đáng chê.... - Cho học sinh nhắc lại cách sử dụng tình thái từ. (học sinh đọc ghi nhớ 2) *Bài tập nhanh - Cho học sinh đọc 2 câu thơ Hỏi: Trong các từ gạch chân, từ nào là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ? Vì sao? . Học sinh phát biểu 1. Em thích trường nào thì thi vào trường ấy. 2. Nhanh lên nào anh em ơi. - Từ “nào” ở câu 1 không phải là tình thái từ vì nó không tạo ra các kiểu câu đã học ở trên - Từ “nào” ở câu 2 là tình thái từ vì nó thêm vào câu, cấu tạo câu cầu khiến. Ghi nhớ 2 trang 81: Bài tập áp dụng Hoạt động 3: Luyện tập: Hoạt động của thầy và trò Nội dung + HS: Đọc yêu cầu của bài tập 1: Những từ in đậm, từ nào là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ? * Đáp án: - Câu có tình thái từ: b, c, e, i - Câu không có tình thái từ: a, d, g, h vì chúng không tạo ra các kiểu câu đã học, chúng sử dụng ở dạng câu trần thuật. +HS giải thích ý nghĩa tình thái từ. a. “chứ”: nghi vấn thể hiện sự băn khoăn, lo lắng và cảm thương của bà lão láng giềng đối với anh Dậu. b. “chứ ”: nhấn mạnh điều mình khẳng định cho là không thể khác được. c. “ư”: Hỏi với thái độ phân vân. d. “nhỉ”: diễn tả nỗi băn khoăn và thương nhớ bố mẹ của bé Thuỷ trước khi đi theo mẹ. e. “nhé”: Thái độ thân mật của cô giáo Tâm, cô giáo dặn dò khi chia tay Thuỷ. g. “ vậy”: Thái độ miễn cưỡng của 2 anh em Thuỷ khi chia đồ chơi. h. “ cơ mà”: Biểu thị sắc thái tình cảm, thái độ thuyết phục của ông Đốc đối với học sinh. + Học sinh đặt câu lưu ý phân biệt thình thái từ mà với quan hệ từ mà tình thái từ đấy với chỉ từ đấy, tình thái từ thôi với đại từ thôi, tình thái từ vậy với đại từ vậy. + Đặt câu. - Học sinh với thầy giáo: Thưa thầy, hôm nay học bài gì ạ? - Nam- nữ: Đằng ấy đã học bài rồi chứ? - Bố-mẹ-con: Bố sắp đi làm phải không ạ? Bài tập1: Bài tập 2: Bài tập3: Bài tập 4: * Hướng dẫn bài tập: 1. Học thuộc 2 ghi nhớ, làm bài tập 5. - Viết đoạn văn có dùng tình thái từ. 2. Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng.

File đính kèm:

  • doctinh thai tu.doc
Giáo án liên quan