Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ ) Lí Bạch

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :

- Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ .

 - Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật : hình ảnh gần gũi , ngôn ngữ tự nhiên bình dị, tình cảm giao hoà.

- Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp ( 2/2 ) trong một bài thơ tuyệt cú , thủ pháp đối cùng tác dụng .

II.CÁC BƯỚC LÊN LỚP :

1. Ổn định :

2. Kiểm tra : 3 phút - Có mấy dạng lập ý trong văn biểu cảm ? Cho ví dụ minh hoạ .

3. Bài mới :

* Giới thiệu bài : Biểu tượng quen thuộc đã trở thành truyền thống : vầng trăng . Trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ . Xa quê , trăng càng sáng , càng tròn , càng gợi nhớ quê . Bản thân hình ảnh vầng trăng một mình trên bầu trời cao thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh đã đủ gợi lên nỗi sầu xa xứ . Trăng mùa thu , khi không khí bắt đầu trở lạnh lại càng có sức khêu gợi nỗi nhớ nhà , nhớ quê . CNTĐTT là một bài thơ chọn đề tài ấy nhưng vẫn mang lại cho người đọc cả nghìn năm nay biết bao rung cảm và đồng cảm sâu xa

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5891 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ ) Lí Bạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án : Ngữ văn 7 – Tuần 10 Ngày soạn : 04.11. 2004 Ngày dạy : 8.11.à 13.11.04 Giáo viên : Lâm Hồng Hạnh Văn bản : CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH (Tĩnh dạ tứ ) LÍ BẠCH Tiết 37 A. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN . I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh : - Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ . - Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật : hình ảnh gần gũi , ngôn ngữ tự nhiên bình dị, tình cảm giao hoà. - Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp ( 2/2 ) trong một bài thơ tuyệt cú , thủ pháp đối cùng tác dụng . II.CÁC BƯỚC LÊN LỚP : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra : 3 phút - Có mấy dạng lập ý trong văn biểu cảm ? Cho ví dụ minh hoạ . 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Biểu tượng quen thuộc đã trở thành truyền thống : vầng trăng . Trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ . Xa quê , trăng càng sáng , càng tròn , càng gợi nhớ quê . Bản thân hình ảnh vầng trăng một mình trên bầu trời cao thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh đã đủ gợi lên nỗi sầu xa xứ . Trăng mùa thu , khi không khí bắt đầu trở lạnh lại càng có sức khêu gợi nỗi nhớ nhà , nhớ quê . CNTĐTT là một bài thơ chọn đề tài ấy nhưng vẫn mang lại cho người đọc cả nghìn năm nay biết bao rung cảm và đồng cảm sâu xa . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GHI * Hoạt động 1 : Đọc văn bản . Cho H đọc phần phiên âm và bản dịch thơ rồi so sánh thể thơ của 2 văn bản . - Cả 2 đều là ngũ ngôn tứ tuyệt , song ở bản dịch thơ , câu đầu không gieo vần - G giới thiệu : bài này tuy là ngũ ngôn nhưng không phải là Đường luật mà là cổ thể ( xuất hiện trước đời Đường , không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm , luật và đối ràng buộc ) . * Hoạt động 2 : Đọc phần dịch nghĩa . - Trong 4 bài thơ tuyệt cú ở cụm thơ Đường , đây là bài đơn giản , dễ hiểu nhất .Cả bài chỉ sử dụng 19 chữ đều rất quen thuộc nhưng không thô kệch , nông cạn - G cần cho các em biết rằng hiểu được nghĩa gốc là điều kiện xuất phát để khám phá tài năng tinh luyện ngôn ngữ của tác giả . * Hoạt động 3 : Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh sáng tác . * Nhắc lại một vài nét về Lí Bạch và nội dung , phong cách viết trong thơ ông ? Theo em , Lí Bạch sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh nào ? - Sống tha phương , trong cơn li loạn , nhìn trăng nhớ quê . - Suốt cuộc đời mười mấy “chống kiếm bỏ quê hương , từ biệt cha mẹ viễn du” , hình ảnh quê hương , nhất là những đêm trăng sáng đối với ông đầy nỗi nhớ thương à Tình cảm sâu lắng đó , LB đã diễn tả một cách tha thiết trong bài thơ này . * Hoạt động 4 : Tìm hiểu văn bản . * So sánh 2 bài thơ XNTNL và CNTĐTT , em hãy nhận xét nội dung miêu tả , không gian , thời gian và cảm xúc trong 2 bài có gì khác nhau ? - XNTNL : tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ , thời gian ban ngày ; ánh nắng mặt trời chiếu rọi; thể hiện thái độ ngợi ca cảnh đẹp quê hương đất nước . - CNTĐTT : bức tranh thiên nhiên thanh tĩnh ; thời gian ban đêm ; ánh trăng bàng bạc ; thể hiện cảm xúc nhớ quê trong đêm trăng thanh tĩnh . Đêm thanh tĩnh đó là đêm bầu trời trong xanh , mát mẻ , không có tiếng động , cảnh vật vắng lặng , êm ái ,thơ mộng trữ tình . * Có người cho rằng trong bài TDT , hai câu đầu là thuần tuý tả cảnh , hai câu cuối là thuần tuý tả tình . Em có tán thành ý kiếân đó không ? Vì sao ? - Không . Ở đây chủ thể vẫn là con người . * Chữ “sàng” gợi cho em biết nhà thơ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào ? Vị trí ? Cách ngắm trăng? - Nằm trên giường , trên giường mà không ngủ được mới nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa . * Nếu thay từ “sàng” bằng “án” hoặc “ trác” bàn ) thì ý nghĩa câu thơ sẽ như thế nào ? - Ý nghĩa câu thơ sẽ khác . Người đọc có thể nghĩ là nhà thơ đang đọc sách . G nói thêm : câu thơ cũng sẽ mang ý nghĩa khác nếu thay “sàng” bằng “đình” (sân ) . Cứ cho là tác giả đang nằm thì “trăng trước sân” vẫn khác “trăng trước giường” . è Lí Bạch trong một đêm trăng cực sáng ở chốn tha hương đã trằn trọc không ngủ được ; cũng có thể chợt tỉnh giấc trong đêm , không ngủ lại được è Một cuộc ngắm trăng bất ngờ * Trong tình trạng mơ màng ấy , chữ “nghi” và chữ “sương” đã xuất hiện một cách tự nhiên , hợp lí . Phân tích ý nghĩa từ “nghi” trong câu thơ thứ 2 . - Trăng sáng quá , màu trắng của ánh trăng khiến tác giả ngỡ là sương đã bao phủ khắp nới trên mặt đất . Tác giả như đang ở vào một trạng thái say đắm nơi cõi mộng .Hình ảnh miêu tả đó thể hiện một khoảnh khắc suy nghĩ của con người . è Như vậy , trong 2 câu đầu , ta đã thấy sự hoạt động nhiều mặt của chủ thể trữ tình : ánh trăng dù đẹp đẽ , giàn giụa vẫn chỉ là đối tượng nhận xét , cảm nghĩ của chủ thể . Trong 2 câu đầu ở nguyên tác chỉ có 1 động từ “nghi” nhưng trong bản dịch thơ đã thêm 2 động từ nữa là “rọi , phủ” . Do đó ý vị trữ tình của bài thơ trở nên mờ nhạt và khiến nhiều người nhầm tưởng 2 câu đầu là chủ yếu hoặc thuần tuý là tả cảnh . * Gọi H đọc 2 câu cuối .Có thể xem câu cuối là tả tình thuần tuý không ? Gợi ý ( tìm cụm từ tả tình trực tiếp ? Những chữ còn lại có ý nghĩa gì ? ) - Tư cố hương . Các từ còn lại là tả cảnh , tả người ( vọng minh nguyệt , cử đầu, đê đầu ) .Điều thú vị là tả cảnh , tả người song tình người lại được thể hiện rõ , nói khác hơn tình người , tình quê hương đã được khách quan hoá , hiển hiện thành việc “nhìn trăng sáng , ngẩng đầu , cúi đầu” . * Tìm mối quan hệ giữa câu thơ thứ 3 với 2 câu trên và câu kết ? - Hành động “ngẩng đầu” xuất hiện như một động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều mà câu thơ thứ 2 đặt ra : vùng sáng trước mặt là sương hay trăng ? - Ánh mắt Lí Bạch chuyển từ trong ra ngoài , từ mặt đất lên bầu trời . - Từ chỗ chỉ thấy ánh trăng đầu giường đến chỗ thấy cả vầng trăng . - Và khi thấy vầng trăng cũng đơn côi lạnh lẽo như mình lập tức lại cúi đầu không phải để nhìn một lần nữa sương trên mặt đất mà để suy ngẫm về quê hương . “Ngẩng đầu” , “cúi đầu”, chỉ trong khoảnh khắc đã động mối tình quê à Tình cảm ấy thường trực , sâu nặng biết bao . * Từ đó, em hãy rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ ? - Tình vừa là nhân , vừa là quả : nhớ quê , thao thức không ngủ , nhìn trăng . Nhìn trăng , lại càng nhớ quê . * Tuy không phải là một bài thơ Đường luật , TDT cũng sử dụng phép đối . Em hãy so sánh từ loại của các chữ tương ứng ở 2 câu cuối để hiểu thế nào là phép đối ? - Cử đầu > < tư cố hương . è + Số lượng chữ của các bộ phận tham gia đối bằng nhau . + Cấu trúc ngữ pháp của các bộ phận tham gia đối giống nhau . + Từ loại của các chữ tương ứng ở 2 vế giống nhau . * Cho biết tác dụng của phép đối trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả ? - “Vọng minh nguyệt , tư cố hương” thật ra chỉ là sự diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ “vọng nguyệt hoài hương” . Sáng tạo của nhà thơ là đưa thêm vào 2 cụm từ đối nhau “cử đầu” và “đê đầu” để hình dung cái cách “vọng minh nguyệt” và “tư cố hương” ấy . Ngẩng đầu là hướng ra ngoại cảnh . Cúi đầu là hoạt động hướng nội , trĩu nặng tâm tư à lấp lánh cái ánh sáng của hoạt động tư duy . * Chứng minh vai trò liên kết ý thơ của các động từ trong bài thơ . Gợi ý :+ Bài thơ dùng mấy động từ ? – 5 ( nghi , cử , vọng , đê , tư ) + Tìm chủ ngữ của 5 động từ trên ? - Tất cả đều bị lược bỏ .+ Vậy chủ ngữ của 5 động từ đó là gì ? – Chỉ có 1 CN duy nhất : từ xưng hô của chủ thể trữ tình . Điều đó tạo nên tính thống nhất , liền mạch của cảm xúc trong bài thơ . à Đây là hiện tượng tương đối phổ biến trong thơ . Việc lược bỏ CN , đặc biệt đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số ít làm cho sức hưởng của thơ tăng lên rất nhiều. Ở bài CNTĐTT ta có thể hiểu chủ thể trữ tình là Lí Bạch cũng có thể là bất cứ ai . * Hoạt động 6 : Tổng kết . Luyện tập .* Nhận xét về bố cục bài thơ ? Cảm xúc của tác giả ? à I. Tác giả , tác phẩm . Xem chú thích × trang 123 . II. Tìm hiểu văn bản : 1. Đọc . 2. Thể thơ : cổ thể + Mỗi câu thường 5 hoặc 7 chữ . + Không ràng buộc về niêm , luật , đối . 3. Phân tích - Bài thơ thể hiện một cảm xúc quen thuộc : vọng nguyệt hoài hương . - Ánh trăng bàng bạc nơi đầu giuờng huyền ảo mông lung như sương giăng phu. Tác giả như đang ở vào một trạng thái đắm say nơi cõi mộng ( Sàng tiền … địa thượng sương ) - Thấy trăng lại lay động mối tình quê . Hình ảnh đối lập “cử đầu” và “đê đầu” thể hiện rõ tâm trạng + Ngẩng đầu à ngưỡng vọng và say đắm . + Cúi đầu à nhớ nhung , day dứt . III. Ghi nhớ : Học sgk / 124. IV.Luyện tập Câu hỏi / 125 4. Củng cố- Luyện tập : Bài tập / 125 . Có thể nhận xét như sau :- Hai câu thơ dịch đã nêu được tương đối đủ ý , tình cảm của bài thơ . - Song cũng có một số điểm khác : + LB không dùng phép so sánh . Sương chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của nhà thơ . + Bài thơ ẩn chủ ngữ , không nói rõ là LB . + Năm động từ chỉ còn 3 . 5.Dặn dò: 3 phút * Học bài : học thuộc lòng bản phiên âm và dịch thơ ; ghi nhớ . * Chuẩn bị : Soạn Hồi hương ngẫu thư . Trả lời các câu hỏi / 127 .

File đính kèm:

  • docTinh da tu.doc
Giáo án liên quan