Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 19

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Giúp học sinh:

· Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ. Hiểu nội dung và một số nghệ thuật (Kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

· Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm Ca dao, Dân ca, Tục ngữ địa phương.

· Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 (HKII) Tuần 19 BÀI 18: Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Tiết 74: Chương trình địa phương (phần văn và tập làm văn). Tiết 75+76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp học sinh: Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ. Hiểu nội dung và một số nghệ thuật (Kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm Ca dao, Dân ca, Tục ngữ địa phương. Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận. Tiết 73: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Bài mới Giới thiệu: Trong cuộc sống, nhân dân ta đã hình thành những kinh nghiệm qua cách nói ngắn gọn. Ví dụ: Mẹ bảo con:”Này! Đừng có lề mề nữa, Tháng mười chưa cười đã tối đấy! Vậy người mẹ đã vận dụng cách nói ngắn gọn nào? Cách nói ấy được dùng tục ngữ. Vậy tục ngữ là gì? Đấy là nội dung mà ta sẽ tím hiểu trong bài học hôm nay. Ghi bảng: Tục ngữ về Thiên nhiên và Lao động sản xuất. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Ghi Bảng Giáo viên đọc mẫu Gọi học sinh đọc chú thích sách giáo khoa (SGK) à Khái niệm tục ngữ. - Về hình thức, tục ngữ có đặc điểm gì. - Về nội dung, tục ngữ chứa đựng điều gì? - Tục ngữ được nhân dân ta sử dụng để làm gì? - Có thể chia 8 câu tục ngữ vừa đọc thành mấy nhóm. Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm. Thảo luận: Chia 4 nhóm, mỗi nhóm nhận nhiệm vụ tìm hiểu 1 cặp tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (1,5; 2,6; 3,7; 4,8) Yêu cầu: Giải nghĩa 1 câu. Nêu cơ sở hình thành kinh nghiệm trong câu đó. Các trường hợp áp dụng. Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện. Giáo viên vẽ khung bảng thống kê và ghi các đề mục. Giáo viên cho ghi nghĩa của từng câu là chính, các yêu cầu khác giảng lướt qua để học sinh tự ghi. Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu nghệ thuật của tục ngữ bằng cách phân tích một câu tục ngữ. Sau đó học sinh tự tìm hiểu, có sự góp ý của giáo viên. - Nêu nghệ thuật có trong các câu tục ngữ còn lại? - Tục ngữ thường có đặc điểm gì trong cách diễn đạt? Học sinh đọc các câu tục ngữ, xem chú thích để hiểu các câu khó Câu 1,2,3,4: Tục ngữ về thiên nhiên. Câu 5,6,7,8: Tục ngữ về lao động sản xuất. Thời gian các nhóm thảo luận mỗi là 5 phút. Các nhóm lần lượt trình bày theo bảng thống kê. Học sinh sau khi được giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.. Từ đó có thể tự điền vào bảng thống kê. - Học sinh tìm hiểu tục ngữ, bổ sung vào bảng thống kê. Hình thức ngắn gọn. Lặp luận chặt, giàu hình ảnh. Thường có vần nhất là vần lưng. Các vế đối xứng về hình thức lẫn nội dung. I. Đọc, hiểu văn bản: 1. Khái niệm tục ngữ: (SGK trang 3&4) 2. Phân nhóm: a/ Tục ngữ về thiên nhiên: câu 1,2,3,4. b/ Tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5,6,7,8. II. Tìm hiểu nội dung các câu tục ngữ: Lập bảng thống kê Bảng thống kê Câu tục ngữ Ý nghĩa Cơ sở khoa học Aùp dụng Nghệ thuật 1 Ở nước ta, tháng năm (Âm lịch) ngày dài đêm ngắn, tháng mười thì ngược lại. Do trái quỹ đạo của trái đất với mặt trời và trái đất xoay xung quanh trục nghiêng. Sử dụng thời gian hợp lý vào mùa hè và mùa đông. 2 vế, quan hệ tương phản, vần lưng, nói quá 2 Đêm trời có nhiều sao, ngày nắng. Đêm trời có ít sao, ngày mưa Đêm ít sao do trời có nhiều mây mù nên sẽ có mưa vào ngày hôm sau. Chuẩn bị công việc thích nghi với thời tiết. 2 vế đối, vần lưng. 3 Chân trời có màu vàng (Mỡ gà) báo hiệu sắp có dông bão. Sự thay đổi áp suất, luồng không khí di chuyển tạo màu sắc ánh mặt trời phản chiếu khác nhau Phòng chống thiệt hại do dông bão gây ra. 2 vế, vần lưng. 4 Tháng 7 ở Bắc bộ thường có lũ lụt, kiến bò lên cao tránh lũ. Một số loài vật có giác quan nhạy bén biết được sự thay đổi của thiên nhiên. Phòng tránh thiệt hại do bão lụt 2 vế, vần lưng, hình ảnh 5 Đề cao giá trị của đất đai Đồng bằng Bắc bộ hẹp, dân đông Tận dụng đất đai canh tác 2 vế, so sánh 6 Thứ tự lợi ích các ngành nghề trong nông nghiệp. Trong nông nghiệp thì nuôi cá, làm vườn có thể có thu nhập khá. Cải thiện đời sống Liệt kê, vần lưng 7 Thứ tự quan trọng trong việc trồng lúa để đạt năng suất cao. Nước là yếu tố quan trọng nhất trong canh tác Nâng cao năng suất cây trồng Các vế đối xứng, Liệt kê 8 Canh tác phải đúng thời vụ, kế đó phải đầu tư công sức khai khẩn và cải tạo đất trồng. Canh tác muốn có hiệu quả cần theo trình tự hợp lý Kết quả cao trong canh tác à Giá trị: Vận dụng vào thực tiễn trong sinh hoạt và lao động. à Ghi nhớ: SGK trang 5 Củng cố: Nêu hiểu biết của em về tục ngữ? Dặn dò: Đọc và giải thích các câu tục ngữ ở phần đọc thêm. Sưu tầm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 74: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Văn và Tập Làm Văn). I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Tục ngữ là gì? Đọc thuộc lòng 2 câu tục ngữ về thiên nhiên và 2 câu tục ngữ về lao động sản xuất. Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ, phân tích một trong các câu tục ngữ vừa nêu. Bài mới: Ghi bảng: Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập Làm Văn). Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Ghi Bảng - Em sưu tầm Ca dao, Tục ngữ, Dân ca ở đâu? Em phải sắp xếp Ca dao, Tục ngữ sưu tầm như thế nào? Giáo viên phân nhóm và yêu cầu các nhóm trưởng, đúng hạn sẽ thu các bài sưu tầm của các thành viên trong nhóm. Tập hợp và làm sổ sưu tầm. - Tổ chức và nhận xét kết quả sưu tầm và phương pháp sắp xếp. - Giáo viên bộ môn tổng kết và rút kinh nghiệm Tìm hỏi người địa phương. Chép lại từ sách, báo ở địa phương. Tìm các sách Ca dao, Tục ngữ viết về địa phương. Chia 4 nhóm, mỗi nhóm có nhiệm vụ thu phần sưu tầm của các thành viên trong nhóm. Sau đó lập thành một sổ sưu tầm chung có chọn lọc và sắp xếp lại. - Thảo luận về những đặc sắc của Ca dao, Tục ngữ của địa phương mình Sưu tầm Ca dao, Tục ngữ, Dân ca ở địa phương: Mỗi học sinh nộp ít nhất 20 câu. Sắp xếp: Xếp riêng Ca dao, Tục ngữ theo trật tự ABC của chữ cái đầu câu. Hạn nộp: 3 tuần nộp một đợt (10 tuần đầu của học kỳ 2) Tổ chức và nhận xét Tổng kết, rút kinh nghiệm Ghi chú: Mục 1,2,3 ở phần ghi bảng, học sinh thực hiện ngoài giờ trong 10 bài đầu của HK2. Mục 4,5 học sinh thực hiện trên lớp ở tiết 33. Củng cố: Sưu tầm, nộp bài vào tuần 3,6,9 của HK2 Dặn dò: Tìm hiểu chung về văn Nghị luận. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 75+76: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Giới thiệu: Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng chỉ giao tiếp dưới hình thức thông báo theo kiểu: Kể, tả mà còn phải trình bày quan điểm riêng, cách nghĩ, cách hiểu của mình. Ví dụ: Theo em, trẻ em có nên thức khuya không? Thế nào là cách sống đẹp? Vì sao con người cần phải học mãi? … Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp ta trình bày ý kiến của mình một cách mạch lạc, có sức thuyết phục. Ghi bảng: Tìm hiểu chung về văn Nghị luận. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Ghi Bảng Em hãy đặt vài câu hỏi có yêu cầu thể hiện bằng các từ “Tại sao?”, “Thế nào?”, “Tốt hay xấu?”, “Lợi hay hại?”… Gặp kiểu văn bản như thế em sẽ trả lời bằng các kiểu văn bản như: Kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, được hay không? Vì sao? Trong cuộc sống, qua báo chí, đài phát thanh truyền hình, em gặp văn bản nghị luận dưới dạng nào? Kể tên các văn bản nghị luận mà em biết? Để có thể sử dụng văn bản nghị luận chính xác, các em cần phải nắm đặc điểm của nó. Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản trang 7 SGK. Bác Hồ viết bài này làm gì? Bác kêu gọi nhân dân làm gì? Bác phát biểu ý kiến dưới hình thức, luận điểm nào? Để có sức thuyết phục, bài viết nêu những lý lẽ nào? Hãy liệt kê? - Vì sao ai cũng phải biết đọc, biết viết? Chống mù chữ có thực hiện được không? Có thể thực hiện mục đích trên bằng miêu tả, kể chuyện được không? Vì sao? Lập luận của bài viết trên của Bác có chặt chẽ không? Có giải quyết được vấn đề gì không? Qua văn bản, em thất Bác đã có những lý lẽ gì? - Giáo viên gọi học sinh đọc toàn bộ phần ghi nhớ SGK Học sinh đặt câu hỏi. Vì tự sự, miêu tả, biểu cảm không đáp ứng yêu cầu trả lời cho các câu hỏi trên. Vì thiếu luận điểm, lý lẽ, dẫn chứng không có phương pháp lập luận thiếu sức thuyết phục, diễn đạt không rõ ràng. à Ta phải dùng lời văn nghị luận có thể đáp ứng nhu cầu trên. Học sinh đọc văn bản Chống nạn thất học. Lời kêu gọi nhân dân đi học để xóa nạn mù chữ Luận điểm: Pháp thị hành chính sách ngu dân. Ta giành được độc lập à Nâng cao dân trí (Mọi người dân phải biết quyền lợi của mình). Vì quyền lợi, bổn phận, phải có kiến thức mọi người phải biết đọc, biết viết để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Thực hiện được vì: Người đã biết dạy cho người chưa biết; Người chưa biết gắng sức học cho biết; Phụ nữ càng cần phải học. Lập luận không chặt, thiếu thuyết phục không giải quyết được vấn đề trong cuộc sống. Lập luận của bài viết trên của Bác chặt chẽ là vì: Hướng giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống lúc bấy giờ (ngay cả hiện nay) Xoay quanh ba lý lẽ: Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng 8; những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng đất nước; Những khả năng thực tế trong cuộc chống nạn thất học lúc bấy giờ. Nhu cầu nghị luận: Ý kiến trong cuộc họp. Xã luận, bình luận, phát biểu cảm nghĩ trên báo chí, trên đài. Văn bản: Chống nạn thất học 2. Đặc điểm chung của văn bản nghị luận: Có: Luận điểm Lý lẽ, dẫn chứng Giải quyết được vấn đề có thực trong cuộc sống. Ghi nhớ: SGK trang 9 Luyện tập: Bài tập 1: Bài văn nghị luận vì bàn luận về một vấn đề xã hội. Đề xuất ý kiến : tạo thói quen tốt, bỏ thói quen xấu. Đúng, tán thành vì thói quen tốt làm cho cuộc sống tốt hơn. Bài tập 4: Văn bản trên là văn bản nghị luận, vì đề cập đến quan điểm: sống là chia sẻ Củng cố: Nêu nhu cầu, đặc điểm của văn nghị luận. Dặn dò: Học bài. Làm các bài tập còn lại ở nhà. Xem và chuẩn bị bài 19 (tuần 20) @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docTUAN19~1.DOC