Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 32

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp học sinh :

- Thông qua thực hành, biết ứng dụng các văn bản báo cáo và đề nghị vào các tình huống cụ thể nắm được cách thức làm hai loại văn bản này.

- Qua các bài tập trong SGK để tự rút ra những lỗi mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết hai loại văn bản trên.

II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :

1/ Ổn định

2/ Kiểm tra bài cũ :

Trình bày cách làm một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáo? Cho hai tình huống cụ thể về 2 loại văn bản này?

3/ Bài mới :

Ở tiết trước các em đã được cung cấp lý thuyết cũng như qua cách viết về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo. Hôm nay trong tiết học này, chúng ta chủ yếu đi vào phần luyện tập để giúp cho các em nắm bắt rõ ràng, cụ thể hơn những kiến thức về hai loại văn bản này, từ cách làm bài đến các lỗi thường mắc phải.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Bài 31 Tiết 125+126: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo. Tiết 127+128: Ôn tập Tập làm văn Tiết 125+126: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh : - Thông qua thực hành, biết ứng dụng các văn bản báo cáo và đề nghị vào các tình huống cụ thể nắm được cách thức làm hai loại văn bản này. - Qua các bài tập trong SGK để tự rút ra những lỗi mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết hai loại văn bản trên. II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP : 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ : Trình bày cách làm một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáo? Cho hai tình huống cụ thể về 2 loại văn bản này? 3/ Bài mới : Ở tiết trước các em đã được cung cấp lý thuyết cũng như qua cách viết về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo. Hôm nay trong tiết học này, chúng ta chủ yếu đi vào phần luyện tập để giúp cho các em nắm bắt rõ ràng, cụ thể hơn những kiến thức về hai loại văn bản này, từ cách làm bài đến các lỗi thường mắc phải. Hoạt động dạy Hoạt động học Ghi bảng Giáo viên tổ chức ôn lại kiến thức lý thuyết về 2 loại văn bản này thông qua 4 câu hỏi trong SGK /138 Đề nghị Báo cáo - Mục đích viết văn bản đề nghị và mục đích viết văn bản báo cáo có gì khác nhau? - Văn bản đề nghị: nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến. - Văn bản báo cáo: nhằm tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết. 1. Mục đích: - Nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến. - Nhằm tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết. - Nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau? - Nội dung văn bản đề nghị: Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào). Đề nghị điều gì? Nội dung báo cáo: báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào? 2/ Nội dung: - Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào)? Đề nghị điều gì? - Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo việc gì? Kết quả như thế nào? - Hình thức trình bày của một văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau? - Giống: Cần trình bày trang trọng và sáng sủa theo một số mục đã quy định sẵn. - Khác: . Văn bản đề nghị: cần ngắn gọn . Văn bản báo cáo: cần rõ ràng 3. Hình thức: - Giống : cần trình bày trang trọng, sáng sủa theo một số mục quy định sẵn. - Khác: cần ngắn gọn. - Cần rõ ràng. - Cả hai loại văn bản khi viết có điểm gì cần lưu ý? Những mục nào không thể thiếu trong mỗi loại văn bản? - Tên văn bản cần viết in, hoa, khổ chữ to. - Trình bày văn bản cần sáng sủa cân đối: các phần quốc hiệu, tên văn bản, nơi gửi và nội dung mỗi phần cách nhau 2 -3 dòng không viết sát lề giấy, không để phần trên và phần dưới trang giấy khoảng trống lớn. - Tên người, nơi gửi và nội dung là những mục không thể thiếu ở 2 loại văn bản này. * Điểm cần lưu ý: Cả hai loại văn bản - Tên văn bản cần viết hoa, khổ chữ to. - Trình bày văn bản cần sáng sủa, cân đối: các phần quốc hiệu, tên văn bản, nơi gửi và nội dung mỗi phần cách nhau 2-3 dòng, không viết sát lề giấy, khoảng trên và phần dưới trang giấy khoảng trống quá lớn. - Tên người, nơi gởi và nội dung là những mục không thể thiếu trong hai loại văn bản này. Các kết quả bao giờ cũng rõ ràng với các số liệu chi tiết cụ thể, tránh tình trạng nói chung, chung. II. Luyện tập: 1, 2, 3 SGK/138 Sau khi ôn lại phần lý thuyết chúng ta tiếp tục sang phần luyện tập. Bài tập 1, 2, 3 SGK/138, giáo viên hướng dẫn học sinh làm sau đó nhận xét và bổ sung sửa chữa những sai sót. * Bài tập 1 : - Tình huống làm văn bản đề nghị: Có một địa danh rất nỗi tiếng gần trường, cả lời muốn cô gái chủ nhiệm tổ chức đi tham quan. . Chuẩn bị cho việc tổng kết năm học, cô gái chủ nhiệm muốn biết tình hình của lớp em trong học kỳ vừa qua. * Bài tập 2 : sau khi làm xong bài tập 1, giáo viên chia cho các nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu và viết 1 loại văn bản. Sau đó các nhóm cùng giáo viên nhận xét, sửa chữa. * Bài tập 3 : Những chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản sau đây: - Trường hợp 1 : học sinh viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng của mình. - Trường hợp 2 : học sinh viết văn bản đề nghị là không đúng, trong trường hợp này phải viết báo cáo vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ và bà mẹ anh hùng. - Trường hợp 3 : trường hợp này không thể viết đơn mà cả lớp phải viết văn bản đề nghị cô giáo chủ nhiệm và Ban giám hiệu nhà trường biểu dương khen thưởng cho bạn H. Củng cố : Giáo viên cho học sinh ôn lại phần lý thuyết. IV. Dặn dò : - Học lại lý thuyết 2 loại văn bản này. - Mỗi học sinh tự cho 2 tình huống về 2 loại văn bản này. Sau đó, viết thành 2 văn bản cụ thể. - Soạn bài : ôn tập phần tập làm văn. Tiết 127+128: ÔN TẬP LÀM VĂN I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Cho học sinh ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm, đánh giá và văn bản đề nghị. II/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP Ổn định Kiểm tra bài cũ: Các em hãy nêu tình huống phải làm văn bản Đề nghị và Báo cáo? Hình thức trình bày và nội dung của văn bản Đề nghị và Báo cáo có gì giống và khác nhau? 3. Bài mới: Trong chương trình Ngữ văn 7, chúng ta đã được học văn biểu cảm ở học kỳ I, văn nghị luận ở học kỳ II. Để giúp cho các em có một kiến thức vững chắc hơn về hai kiểu văn này, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập Tập làm văn. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Ghi bảng I. VỀ VĂN BIỂU CẢM: Bố cục - Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm. - Thân bài: Nêu lên tình cảm, cảm xúc. - Kết bài: Khẳng định tình cảm Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một (chỉ ghi lại các bài văn xuôi). Học sinh kẻ khung bản vào vở và lần lượt ghi tên của các bài văn biểu cảm. Em hãy đọc một bài văn biểu cảm mà em thích? Mỗi học sinh có thể chọn 1 bài văn cụ thể. Ví dụ “Mùa xuân của tôi” Trong bài văn này tác giả đã bộc lộ tình cảm của mình như thế nào? Tình cảm thiết tha, nồng nàn của tác giả đối với quê hương, đất nước qua việc tái hiện cảnh sắc mùa xuân trên đất Bắc. Phương tiện Dùng tự sự và miêu tả để khiêu gợi cảm xúc. Lời văn giàu cảm xúc, giàu hình ảnh. Tác giả đã viết “Mùa xuân của tôi” nhằm mục đích gì? Nhằm mục đích biểu hiện tình cảm của mình đối với quê hương Như vậy nội dung mục đích của văn biểu cảm là gì? Nội dung là bộc lộ tình cảm còn mục đích là biểu hiện tình cảm. Đặc điểm Mục đích Biểu hiện tình cảm, thái độ, đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời. Bộc lộ tình cảm là nội dung trữ tình. Để khêu gợi cảm xúc tác giả đã dùng phương tiện biểu cảm nào? Từ sự miêu tả nhưng chủ yếu để bộc lộ cảm xúc. Nội dung Trữ tình Em hãy đọc một câu văn biểu hiện tình cảm Học sinh đọc một câu văn cụ thể. “Mùa xuân của tôi…là mùa xuân có mua riêu riêu, gió lành lạnh… I/ VẬN BIỂU CẢM Tên bài - Cổng trường mở ra. Mẹï tôi Cuộc chia tay của những con búp bê. Một thứ quà của lúa non: Cốm. Sài gòn tôi yêu Mùa xuân của tôi Muốn biểu hiện được tình cảm đối với quê hương, tác giả đã chọn những hình ảnh nào? Tác giả đã chọn những nét rất riêng về thời tiết, khí hậu, âm thanh của tiếng nhạn, tiếng trống chèo… Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì của con người sự vật, hiện tượng đó? Nêu lên những chi tiết, thuộc tính, những nét rất riêng của sự vật, hiện tượng. Một bài văn biểu cảm thường có bố cục như thế nào? Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm. Thân bài: Nêu lên tình cảm, cảm xúc. Kết bài: Khẳng định tình cảm. II. VỀ VĂN NGHỊ LUẬN: Hãy ghi lại tên các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ văn 7, tập hai. Học sinh đọc tên các bài văn nghị luận và ghi vào khung bảng. a) Chứng minh: Đọc lại một văn bản nghị luận mà em thích nhất? Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Văn bản này thuộc dạng nào? Nghị luận chứng minh thường có bố cục như thế nào? Nghị luận chứng minh. Bố cục gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Ở phần mở bài, người viết phải nêu được điều gì? Nêu vấn đề cần chứng minh hay còn gọi là luận đề. Ngoài luận đề, người viết cần nêu điều gì nữa? Trích đề và định hướng của đề. Trong phần thân bài của bài văn nghị luận chứng minh, người viết cần phải làm gì? Diễn giải rõ luận đề Sau đó người viết làm gì nữa? Xây dựng một hệ thống luận điểm hợp lí để chứng minh từng bước, từng bộ phận của luận đề. Luận điểm là gì? Hãy cho biết những câu sau đây là luận điểm (Gv treo bảng phụ). a) Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. b) Đẹp thay Tổ quốc Việt Nam! c) Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất. d) Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh. - Câu a, d là luận điểm Bố cục Giải thích Mở bài: Nêu vấn đề Trích đề Định hướng giải thích Thân bài: Giải những luận đề (là gì?) Giải thích vấn đề (tại sao?) Kết bài: Thông báo luận đề đã được giải thích Nêu ý nghĩa của công việc giải thích đối với thực tế cuộc sống Giải thích vì sao câu a,d là luận điểm? Vì luận điểm thường có hình thức câu trần thuật với từ “là” hoặc từ “có”. Em có thể tìm thêm các luận điểm khác không? Tiếng việt ta giàu đẹp. Chứng minh Mở bài: Nêu vấn đề Trích đề Định hướng Thân bài: Diễn giải rõ luận đề (nấu cần) Chứng minh: + Nêu luận điểm + Đưa dẫn chứng + Câu gắn kết dẫn chứng với những kết luận Kế tbài: Thông báo luận đề đã được chứng minh Nêu ý nghĩa của công việc chứng minh đối với thực tế đời sống. Sau khi nêu luận điểm chúng ta cần sử dụng điều gì để chứng minh. Sử dụng dẫn chứng Như vậy ở câu 5 “Có người nói… là được” em thấy có đúng không? Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng còn cần phải có thêm điều gì? Dẫn chứng như thế nào thì đạt yêu cầu? Người nói chưa hiểu về cách làm văn, lập luận chứng minh. Để làm văn chứng minh ngoài luận điểm và dẫn chứng còn phải chú ý phân tích diễn giải. Dẫn chứng phải tiêu biểu, chính xác, phù hợp. Trong phần kết bài của văn chứng minh người viết phải làm gì? + Thông báo luận đề đã được giải thích. + Nêu ý nghĩa của công việc chứng minh đối với thực tế đời sống. Đặc điểm Giải thích Dùng lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề b) Giải thích Em hãy đọc một bài văn nghị luận giải thích. Ý nghĩa văn chương Chứng minh Dùng dẫn chứng tiêu biểu, chính xác phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề. Phần mở bài của văn giải thích có gì giống và khác lời văn chứng minh. Khác ở phần định hướng. Tên bài Giải thích Yù nghĩa của v8an chương Phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu Nêu lại cách làm phần thân bài. + Giải nghĩa luận đề cần giải thích (là gì?) + Giải thích vấn đề cần giải thích theo từng luận điểm (tại sao) Chứng minh Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Đức tính giản dị của Bác Hồ. + Nêu cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống (bằng cách nào, làm thế nào?) So sánh phần kết bài của bài giải thích và chứng minh. Giống nhau So sánh để tìm ra nét khác biệt giữa văn giải thích và chứng minh. + Chứng minh là dẫn chứng đã được công nhận để làm sáng tỏ vấn đề. * Bài tập: Đề:: Chứng minh câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Chứng minh I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Lòng biết ơn Trích đề Định hướng Giải thích I. Mở bài Giới thiệu vấn đề: Lòng biết ơn Trích đề Định hướng II. Thân bài 1. Ý nghĩa câu tục ngữ Nghĩa đen: Nhớ công lao người trồng cây. Nghĩa bóng: Nhớ ơn người tạo ra thành quả cho mình hưởng. 2. Chứng minh câu tục ngữ. Con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ (chứng minh qua tục ngữ, ca dao) Dân tộc ta luôn ghi nhớ công lao của những anh hùng…, các chiến sĩ hi sinh trong chiến đấu. Học sinh ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô và sự nuôi nấng của cha mẹ. II. Thân bài 1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Quả là gì? Kẻ trồng cây là ai? 2. Vì sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây? Tất cả những thành quả không tự nhiên mà có. Những người làm ra thành quả rất khó nhọc mới có được. Là đạo đức làm người, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 3. Hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ chúng ta phải làm gì? Ghi nhớ công ơn. Có ý thức trân trọng giữ gìn và phát huy tạo nên thành quả mới. 3. Kết bài: Nêu giá trị câu tục ngữ Liên hệ bản thân 3. Kết bài: Khẳng định vấn đề Tác dụng của câu tục ngữ Liên hệ bản thân Củng cố: Dặn dò:

File đính kèm:

  • docTUAN32~1.DOC