Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 16 - Tiết 16: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

 - Biết trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm văn học

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng bày tỏ cảm xúc về về một tác phẩm văn đã học

3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến văn chương

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 16 - Tiết 16: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Tiết 16: Ngày soạn: 02/12/2010 Ngày dạy: /12/2010 Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học - Biết trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm văn học 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng bày tỏ cảm xúc về về một tác phẩm văn đã học 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến văn chương. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, Ngữ văn 7 nâng cao… - HS: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ?1- Làm bài tập (3) VN: (Đọc bài văn biểu cảm hoàn chỉnh) ?2- Nêu ngắn gọn cảm nghĩ của em về bài thơ “Rằm tháng giêng” (HCM)! Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ à dẫn dắt vào bài. # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học ?- Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? - PBCN về một TPVH (bài thơ, đoạn thơ, đoạn văn, truyện,...) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của bản thân về nội dung và hình thức của tác phẩm đó. * GV lưu ý bổ sung: - Cảm nghĩ về tác phẩm văn học bắt nguồn từ tác phẩm và sự suy nghĩ cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Những cảm nhận ấy có thể là: + Cảm xúc về cảnh, về người trong tác phẩm + Cảm xúc về tâm hồn con người, số phận nhận vật trong tác phẩm + Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ trong tác phẩm + Cảm xúc về tư tưởng tác phẩm - Cảm xúc về tác phẩm thường gắn với các thao tác nghị luận như phân tích, giải thích, chứng minh; bài cảm nghĩ có thể xây dựng trên cơ sở kể lại sự việc hoặc miêu tả cảnh tượng trong tác phẩm đã gây cho ta cảm xúc, suy nghĩ. (Song cần hết sức chú ý: Biểu cảm có sử dụng một số kĩ năng phân tích, chứng minh,… nhưng không phải là văn bản nghị luận, vì phải nói được cảm xúc trong ta mà tác phẩm tác động vào; miêu tả lại điều mình hình dung do tác phẩm gợi lên hoặc phân tích một chi tiết mình thích,… Tất cả đều nhằm làm rõ cảm nghĩ của bản thân) - Điều cốt yếu khi phát biểu cảm nghĩ về TPVH là phải có được ấn tượng tổng thể về tác phẩm, về nhân vật chính hoặc về phong cảnh, tình huống để nói lên ấn tượng ấy, cảm xúc và suy nghĩ trên cơ sở ấn tượng ấy. ?- Nêu bố cục của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học? - Mở bài: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm + Nêu cảm nghĩ chung về tác phẩm (ấn tượng sâu sắc nhất) - Thân bài: Trình bày cụ thể cảm nghĩ đã nêu ở mở bài (Cảm nghĩ phải xuất phát từ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm) - Kết bài: + Nhấn mạnh lại cảm xúc + Có thể liên tưởng, mở rộng,... Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ: (1)?- Dưới đây là hai đoạn mở bài cho bài văn biểu cảm về bài thơ “Cảnh khuya”. Hãy chỉ ra những từ ngữ, câu văn nêu cảm nghĩ trong hai đoạn này! (1)- Bài thơ “Cảnh khuya” được Bác sáng tác năm 1947. Đây là một tác phẩm nghệ thuật điêu luyện, lời hay ý đẹp. Khi em được học bài thơ này thì Bác đã đi xa, nhưng em vẫn cảm thấy Người còn sống mãi với tâm hồn lồng lộng bao la ôm trùm cảnh rừng Việt Bắc và non sông đất Việt (2)- Mỗi khi được vào lăng viếng Bác, em lại càng thêm nhớ Bác, nhớ về những thi phẩm của Người. “Cảnh khuya” là một trong những bài thơ của Bác để lại trong em rất nhiều ấn tượng và xúc cảm khó quên... (HS phát hiện, trả lời à Nhận xét, đánh giá) (2)?- Chọn một trong hai đề bài sau để lập dàn ý: Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. Hướng dẫn HS lập bài trên cơ sở một số ý cơ bản sau : Đề 1: - Âm thanh tiếng suối trong đêm rừng Việt Bắc nghe như tiếng hát từ xa vọng lại làm ấm lòng người - Hình ảnh lung linh của rừng khuya dưới ánh trăng đẹp. Trăng chiếu qua cây cổ thụ, lồng vào các vòm cây tán lá, in xuống mặt đất, như dát hoa - Bác không ngủ vì “cảnh khuya như vẽ”. Làm sao mà thi nhân ngủ được, bởi lòng Người đang rung động trước vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng - Song, thật là cảm động khi người đọc được lí giải bất ngờ ở câu cuối: Bác không ngủ được chủ yếu còn là do lo nghĩ việc nước nhà. Đề 2: - Đêm rằm tháng giêng, ánh trăng sáng rực rỡ khiến vạn vật đều mang vẻ đẹp mùa xuân: xuân của trời, xuân của sông, xuân của nước. Tất cả cứ ngời lên, tràn đầy sức sống. - Con thuyền của Ban lãnh đạo cuộc kháng chiến lênh đênh giữa dòng xuân để “bàn việc quân” – bức tranh vừa hiện thực vừa lãng mạn. - Sau buổi họp bàn, trời đã khuya, trên con thuyền trở về trăng càng sáng rực rỡ. ánh trăng lan tỏa đầy ắp trên thuyền. Trăng như như giao hòa, gần gũi bên Bác. Người đọc đều nhận thấy kết quả tốt đẹp của cuộc họp ngời lên dưới ánh trăng xuân. Có lẽ lúc này, lòng Bác tràn ngập niềm vui và niềm tin chiến thắng... (HS lập dàn ý à Trình bày à Nhận xét, đánh giá) (3)?- Dựa vào dàn ý đã lập ở bài tập 2, hãy viết thành một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh. (Nếu không đủ thời gian, cho HS về viết tiếp ) Hoạt động 4: Củng cố: ?- Những điều cần lưu ý khi làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học? Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Học bài và hoàn thành bài tập (3) - Chuẩn bị: Luyện tập về điệp ngữ và chơi chữ I. kiến thức cơ bản: 1. Khái niệm: - Biểu cảm về một TPVH là trình bày những cảm xúc, suy ngẫm của bản thân về nội dung và hình thức của tác phẩm đó. 2. Bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học (3 phần) Ii. bài tập: 1. Bài 1: 2. Bài 2: Lập dàn ý (Bảng phụ) 3. Bài 3: (Viết bài văn hoàn chỉnh) Kiểm tra ngày ..... tháng 12 năm 2010

File đính kèm:

  • docTuan16.doc