Giáo án môn Ngữ văn 7 - Hướng dẫn ôn tập học kì iI

A. LÍ THUYẾT.

1. Học thuộc lòng tất cả các văn bản thơ đã học , các khái niệm: Ca dao , dân ca, tục ngữ, chèo, thơ trữ tình, đặc điểm các thể thơ, phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật.

2. Ôn lại toàn bộ các văn bản đã học với các nội dung: Tác giả, tác phẩm, thể loại, nội dung, nghệ thuật ( theo nội dung ôn tập phần Văn đã ghi)

3. Ôn lại lí thuyết văn biểu cảm và văn nghị luận. Hình thành phương pháp làm bài chung cho từng thể loại ( dàn ý chung ) ( theo nội dung ôn tập phần Tập làm văn đã ghi )

4. Ôn lại các phép tu từ , các kiểu câu, dấu câu đã học. ( theo vở học NCCL )

B. MỘT SỐ ĐỀ TN THAM KHẢO.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Hướng dẫn ôn tập học kì iI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn ôn tập Học kì II. A. Lí thuyết. 1. Học thuộc lòng tất cả các văn bản thơ đã học , các khái niệm: Ca dao , dân ca, tục ngữ, chèo, thơ trữ tình, đặc điểm các thể thơ, phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật. 2. Ôn lại toàn bộ các văn bản đã học với các nội dung: Tác giả, tác phẩm, thể loại, nội dung, nghệ thuật ( theo nội dung ôn tập phần Văn đã ghi) 3. Ôn lại lí thuyết văn biểu cảm và văn nghị luận. Hình thành phương pháp làm bài chung cho từng thể loại ( dàn ý chung ) ( theo nội dung ôn tập phần Tập làm văn đã ghi ) 4. Ôn lại các phép tu từ , các kiểu câu, dấu câu đã học. ( theo vở học NCCL ) B. Một số đề TN tham khảo. I>Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có , luyện những tình cảm ta sẵn có ; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của các nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần” 1. Tác giả của đoạn văn trên là : A: Hồ Chí Minh B: Hoài Thanh C: Đặng Thai Mai D: Phạm Văn Đồng 2. Phương thức biểu đạt của đoạn văn: A: Miêu tả B: Tự sự C: Nghị luận D: Biểu cảm. 3. Trong văn bản này, Thuật ngữ Văn chương được hiểu theo cách nào? A: Nghĩa rộng: Bao gồm cả triết học , chính trị học , sử học, văn học .... B: Nghĩa hẹp: Là tác phẩm văn học , nghệ thuật ngôn từ. C: Tính nghệ thuật , vẻ đẹp của câu văn , lời văn. 4. Đoạn văn thể hiện quan niệm về: A: Nguồn gốc của văn chương B: Nguồn gốc và nhiệm vụ của văn chương C: Công dụng của văn chương 5. Phép tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn : A: Nhân hoá B: Điệp ngữ C: So sánh 6.Văn bản “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” và đoạn văn trên có điểm gì chung? A:Nghị luận chính trị – xã hội B:Nghị luận văn chương C:Cả hai y trên II. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng. “ Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được , làm được. Suy cho cùng , chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quy‏‎ hơn độc lập tự do”, “Nước Việt Nam là một , dân tộc Việt Nam là một , sông có thể cạn , núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao gìơ thay đổi”… Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.” 1. Tác giả của đoạn văn trên là ai? A: Phạm Văn Đồng B: Đặng Thai Mai C: Hoài Thanh 2.Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A: Biểu cảm B: Miêu tả C: Nghị luận 3. Từ nào dưới đây là từ Hán Việt? A: Lời nói B: Bài viết C: Vô địch 4. Trong câu “ Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người , hồ chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết”, tác giả dùng biện pháp tu từ nào? A: So sánh B: ẩn dụ C: Liệt kê 5. Dấu ba chấm sau cụm từ không bao giờ thay đổi có y‏‎ nghĩa gì? A: Thể hiện ở chỗ lời nói còn bỏ dở B: Làm giãn nhịp câu văn C: Tỏ ý còn nhiều trường hợp chưa liệt kê hết. 6. Kiểu lập luận chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn văn ? A: Giải thích B: Chứng minh C: Bình luận 7. Dòng nào dưới đây thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn? A: Sự giản dị trong đơì sống của Bác B: Sự giản dị trong tác phong củaBác C: Sự giản dị trong lòi nói và bài viết của Bác 8. Trong câu “Suy cho cùng , chân lí , những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị”, dấu phẩy sau chữ chân lí có thể thay bằng dấu gì? A:Dấu ba chấm B: Dấu chấm phẩy C: Dấu gạch ngang III.Trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn phương án trả lời đúng nhất 1. Câu ca dao “ Thân em như chẽn lúa đòng đòng – Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” có mấy từ láy? A: 1 B: 2 C: 3 D: 4 2. Các văn bản “ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh có chung nội dung nào sau đây? A:Lòng yêu thiên nhiên sâu sắc B:Sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên C: Tinh thần độc lập , khí phách hào hùng của dân tộc D: Cả ba ý trên 3. Đỗ Phủ là tác giả của văn bản nào sau đây? A: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá B: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh C: Xa ngắm thác núi Lư D:Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê 4.Câu “ Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời Hai Bà Trưng , Bà Triệu, Lê Lợi , Quang Trung….” Dấu chấm lửng dùng để làm gì? A: Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngắt quãng B: Làm giãn nhịp câu văn C: Diễn tả còn nhiều hiện tượng, sự vật tương tự chưa liệt kê D: Cả ba y trên 5. Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A: Tự sự B: Biểu cảm C:Nghị luận D: cả ba ý trên 6. Câu đặc biệt là kiểu câu? A: Chỉ có chủ ngữ B: Không cấu tạo theo mô hình c-v C: Lược bỏ c-v D: Chỉ có vị ngữ IV. Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất 1. Nhận xét nào sau đây không đúng với tục ngữ? A: Là một thể loại văn học dân gian B: Là những câu nói ngắn gọn , ổn định, có nhịp điệu , hình ảnh. C: Là kho tàng kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt D: Là những câu nói giãi bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân 2. Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ? A: Người đẹp vì lụa , lúa tốt vì phân B: Nuôi lợn ăn cơm nằm , nuôi tằm ăn cơm đứng C: ếch ngồi đáy giếng D: Giấy rách phải giữ lấy lề 3. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công nhất trong truyện ngắn Sống chết mặc bay là gì? A: Tương phản B: Tăng cấp C: Tăng cấp và liệt kê D: Tương phản và tăng cấp 4. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ sử dụng phép lập luận gì? A: Giải thích B: Chứng minh C: Giải thích và chứng minh D: Giải thích và bình luận 5. Trường hợp nào sau đây làm cho bài văn nghị luận không có tính thuyết phục cao? A: Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận B: Lí lẽ và dẫn chứng chưa được thừa nhận C: Luận điểm tương đối rõ ràng chính xác D: Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm. 6. Câu tục ngữ Đói cho sạch , rách cho thơm, rút gọn thành phần nào? A:Chủ ngữ B: Vị ngữ C: Trạng ngữ D: Định ngữ 7.Câu nào dưới đây không phải là câu đặc biệt? A: Mùa xuân B: Một hồi còi C: Trời đang mưa D: Dòng sông quê anh 8.Thế nào là câu chủ động? A: Câu có CN chỉ người , vật, thực hiện một hành động hướng vào người , vật khác C: Câu có thể rút gọn thành phần CN B: Câu có CN chỉ người , vật được hành động của một người khác hướng vào D: Câu có thể rút gọn thành phần VN 9. Chèo là loại kịch hát múa dân gian kể chuyện diễn tích được phổ biến rộng rãi ở vùng nam bộ. Nhận xét này dúng hay sai? A: Đúng B: Sai 10. Điểm giống nhau giữa ca Huế và chèo là ? A: Đều là những sinh hoạt văn hoá dân gian B: Đều là loại hình sân khấu dân gian C: Đều có nguồn gốc từ nhạc dân gian và nhạc cung đình D: Đều biểu diễn về ban đêm trên thuyền V. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi “ Con người của Bác , đời sống của Bác giản dị như thế nào , mọi người chúng ta đều biết: Bữa cơm, đồ dùng , cái nhà , lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn , lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm , ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quy‏‎ trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao” 1.Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? A: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B: Sự giàu đẹp của tiếng việt C: Y nghĩa văn chương D: Đức tính giản dị của Bác Hồ 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A: Nghị luận B: Tự sự C: Miêu tả D: Biểu cảm. 3.Vị trí của trạng ngữ trong câu “ ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quy trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ” nằm ở đâu? A: Đầu câu B: Giữa câu C: Cuối câu 4. Trạng ngữ của câu văn trên có tác dụng gì A: Xác định nơi chốn B: Xác định mục đích C: Xác định nguyên nhân D: Xác định kết quả 5.Câu “ Con người của Bác , đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đềubiết: Bữa cơm , đồ dùng, cái nhà, lối sống” sử dụng phép tu từ nào? A: So sánh B: Nhân hoá C: Liệt kê D: Hoán dụ 6. Câu nào sau đây không thể chuyển thành câu bị động? A: Mọi người rất yêu mến em tôi B: Cô khen tôi C: Năm 2004, người ta xây dựng lại ngôi trường này D: Tôi ăn cơm. 7. Câu Đường chúng ta đi rất đẹp là câu? A: Dùng cụm CV để mở rộng chủ ngữ B: Dùng cụm CV để mở rộng vị ngữ C: Dùng cụm CV để mở rộng bổ ngữ D: Dùng cụm CV đẻ mở rộng trạng ngữ. 8. Từ nào dưới đây là từ láy? A: Thiên nhiên B: Hầm hập C: Tươi tốt D: Đồng đội 9. Tình huống nào đưới đây cần viết văn bản đề nghị? A: Nhà trường cần biết kết quả học tập của lớp B: Em thấy hối hận vì phạm lỗi C: Em phải chuyển trường D: Bàn ghế trong lớp bị hỏng vài bộ , cần sửa lại. VI. . Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1 Nội dung của văn bản nhật dụng ? A.Những vấn đề thời sự gần gũi đang diễn ra trong cuộc sống hôm nay. B.Những vấn đề truyền thuyết xa xưa . C. Những câu chuyện thần thoại của một thời "Một đi không trở lại". D.Những câu chuyện tiểu thuyết. 2 : Nội dung nhật dụng của văn bản "Ca Huế trên Sông Hương" ? A: Đây là chứng nhân lịch sử của kinh đô Huế. B: Thể hiện vẻ đẹp thâm trầm và mộng mơ của Huế C: Ca ngợi và tuyên truyền cho nét đẹp của văn hoá cố đo Huế. D: Không phải những nội dung này. 3 Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" có sức thuyết phục, làm người đọc xúc động bởi vì sao ?. A.Thực tế lòng yêu nước nồng nàn của người Việt Nam được nói đến trong văn bản. B: Do cách trình bày của tác giả. C: Bản thân Bác đã là rtấm gương sáng của lòng yêu nước. D: Cả 3 ý trên. 4 câu văn : "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần" Thuộc loại câu nào ? A.Câu rút gọn. B: Câu đặc biệt. C: Câu đơn. D: Cả 3 A, B, C đều sai 5: Nếu viết : "Chẳng những thế, văn chương do nhà văn giàu tình cảm và giàu tài năng sáng tác ra" Thì câu văn mắc phải lỗi nào ? Thiếu chủ ngữ. B: Thiếu vị ngữ. C: Thiếu bổ ngữ . D:Thiếu trạng ngữ 6 Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt. Du dương. B: Man mác. C: Réo rắt. D: Quả phụ. C.một số Câu hỏi tự luận 1. Dựa vào văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, em hãy chứng minh qua truyện ngắn đó, tác giả đã vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của bọn quan lại phong kiến trước tình cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân. 2. Trong truyện ngắn Sống chết mặc bay, tác giả đã khéo léo kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật, trong đó có việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. 3. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy tốn đã phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân, đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến. Hãy chứng minh nhận định trên. 4. Trình bày cảm nhận của em về lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ. 5. Qua văn bản Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu, em hãy giải thích tại sao những tấn trò mà Va ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn ái Quốc gọi là “ Những trò lố” ? 6. Qua văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta , hãy chứng minh rằng: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. 7. Bằng việc phân tích một số dẫn chứng trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt hãy chứng minh: Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng hay, một thứ tiếng đẹp. 8. Trong trích đoạn Nỗi oan hại chồng, nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh rẻ. Hãy chứng minh. 9. Văn bản " Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu" đã khắc hoạ thành công hai nhận vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Hãy giải thích và chứng minh luận điểm trên 10. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ. Bằng hiểu biết về hai bài thơ, em hãy chứng minh nhận định trên. 11 Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người bà và tình bà cháu trong bài Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh. ******************************

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap HK II.doc