1. Mục tiêu:
Giúp HS
a. Kiến thức:
- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những câu hát về tình yêu quê hương đất nước của con người.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và cảm nhận ca dao.
c. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, con người cho HS.
2. Chuẩn bị:
a. GV: - Đọc diễn cảm, phân tích nội dung, nghệ thuật của một số câu ca dao.
- Sưu tầm câu hát tình yêu quê hương đất nước, con người.
- Tranh ảnh về cố đô Huế.
- Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận củng cố, luyện tập.
b.HS: - Đọc diễn cảm, tìm hiểu chú thích
- Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu văn bản.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5144 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Trường THCS Tân Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 3
Tiết:10 NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG,
Ngày dạy: ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
1. Mục tiêu:
Giúp HS
a. Kiến thức:
- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những câu hát về tình yêu quê hương đất nước của con người.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và cảm nhận ca dao.
c. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, con người cho HS.
2. Chuẩn bị:
a. GV: - Đọc diễn cảm, phân tích nội dung, nghệ thuật của một số câu ca dao.
- Sưu tầm câu hát tình yêu quê hương đất nước, con người.
- Tranh ảnh về cố đô Huế.
- Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận củng cố, luyện tập.
b.HS: - Đọc diễn cảm, tìm hiểu chú thích
- Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu văn bản.
3. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp gợi mở.
- Thảo luận nhóm.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức: KT sỉ số lớp.
Lớp 7A1 Lớp 7A2 Lớp 7A3
4.2. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc các câu hát về tình cảm gia đình? (8đ)
HS đọc thuộc lòng các câu ca dao.
? “Chiều chiều…” là tâm trạng gì?(1đ)
A. Thương người mẹ đã mất.
B. Nhớ về thời con gái đã qua.
C. Nỗi buồn nhớ quê nhớ mẹ.*
D. Nỗi đau khổ cho tình cảnh hiện tại.
GV kiểm tra vở soạn HS.(1 đ)
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài
Nhà văn I-li-a E-ren-bua đã từng nói: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất ,yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đỗ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh…” Quả thật trong mỗi con người chúng ta ai cũng có một tình yêu quê hương đất nước mạnh mẽ. Đằng sau những câu hát đối đáp, những lời nhắn gởi ấy là cả một tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc, tinh tế đối với quê hương đất nước con người. Hôm nay, trong tiết học này cô và các em cùng tìm hiểu những tình cảm ấy qua: “Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đọc –hiểu văn bản.
GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc
GV nhận xét, sửa sai.
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK
Hoạt động 2: Phân tích văn bản.
GV gọi HS đọc bài 1.
? Khi đọc bài 1, em thấy tác giả dân gian đã gợi ra các địa danh, phong cảnh nào? HS trả lời. Gv nhận xét.
ê Ở đâu năm cửa nàng ơi.
Sông nào…?
Sông nào…?
Núi nào…?
Đền nào…?
Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi.
Sông lục đầu…
Sông Thương…
Núi Đức Thánh Tản…
Đền Sòng…
? Nhận xét về bài 1 em có đồng ý với ý kiến nào? (SGK/39)
ê b, c.
GV chốt :Phần đầu nêu lên sự thắc mắc. Yêu cầu được giải đáp của chàng trai, phần sau là lời giải đáp của cô gái.
- Hình thức đối đáp này rất nhiều trong ca dao, dân ca.
Đố anh chi sắc hơn dao
Chi sâu hơn bể, chi cao hơn trời?
Em ơi mắt sắc hơn dao
Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời.
? Tại sao cô gái và chàng trai dùng đặc điểm của địa danh để hỏi đáp? Em có nhận xét gì về người hỏi và người đáp?
HS trả lời. GV nhận xét.
ê Cùng chung sự hiểu biết, cùng chung những tình cảm à bày tỏ tình cảm với nhau. Họ là những người lịch lãm, tế nhị.
? Sự am hiểu về các địa danh nói lên điều gì?
ê Tình yêu quê hương đất nước của đôi nam nữ. Có yêu mới có tìm hiểu , có tìm hiểu mới am hiểu. Am hiểu nên tự hào.
Gọi HS đọc bài 2.
? Khi nào người ta nói “rủ nhau”?
ê Có quan hệ gần gũi, thân thiết, có chung mối quan tâm và cùng muốn làm một việc gì đó.
- Ở bài 2 người rủ và người được rủ cùng muốn đến thăm Hồ Gươm- một thắng cảnh thiên nhiên, một di tích lịch sử, văn hoá.
? Cho biết nội dung chính của bài ca dao?
ê Là lời mời mọc mọi người đến thăm Hà Nội.
? Câu hỏi: “ hỏi ai gây dựng nên non nước này?” có ý nghĩa gì?
HS trả lời, Gv nhận xét.
ê Thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, người đã tạo ra non nước này.
? Câu hỏi ấy là câu hỏi gì? Tác dụng của câu hỏi trên là gì?
ê Sử dụng câu hỏi tu từ nhằm mục đích
khuyên nhủ mọi người hãy ghi nhớ công lao của các
vị anh hùng dựng nước vàgiữ nước.
? Ở bài 3 tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào
để miêu tả xứ Huế?
ê Dùng từ láy, so sánh.
? Tác dụng của biện pháp ấy là gì?
ê “Quanh quanh” gợi cho ta về con đường vào Huế không thẳng, quanh co theo triền núi.
So sánh làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ.
GV chốt: cụm từ “non xanh nước biếc” tạo cho người đọc cảm giác sự hoà hợp giữa trời và đất trong bức tranh, sự đan xen giữa con người và thiên nhiên. (Nghệ thuật tách từ, ghép từ: non xanh nước biếc).
? Câu hỏi tu từ “Ai vô xứ Huế thì vô” có ý nghĩa gì?
ê Lời mời mọc mọi người đến thăm Huế.
? Em hãy phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gữi “Ai vô xứ Huế thì vô…”?
ê Đại từ “Ai” rất nhiều nghĩa. Nó có thể là số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ người mà tác giả bài ca trực tiếp nhắn gữi hoặc hướng tới người chưa quen biết.
àTình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ huế.
GV treo tranh xứ Huế.
? Em cảm nhận được gì về xứ Huế thông qua bức tranh?
HS trả lời – GV nhận xét.
ê Cảnh đường vào xứ Huế rất đẹp, màu sắc toàn là màu gợi vẻ đẹp nên thơ, tươi mát, sống động.
Gọi HS đọc bài 4.
? Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Những nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?
HS trình bày – GV chốt.
ê Dòng thơ kéo dài, gợi sự dài rộng to lớn của cánh đồng.
- Điệp từ, đảo từ, đối xứng, so sánh à cánh đồng đẹp, trù phú, đầy sức sống.
? Phân tích hình ảnh cô gái trong 2 dòng thơ cuối bài?
HS trình bày – GV chốt.
ê Cô gái được so sánh “như chén lúa đòng đòng” “ngọn nắng hồng ban mai”à trẻ trung, đầy sức sống
à làm ra cánh đồng “mênh mông, bát ngát” “bát ngát, mênh mông”. Cô gái trong sáng tinh khôi như điểm sáng của bức tranh.
GV chốt: con người nhỏ bé nhưng có thể làm ra cánh đồng rộng lớn, sự chiến thắng của con người trước thiên nhiên.
Thảo luận nhóm 3 phút
Bài ca dao số 4 có thể hiểu đây là lời dự báo về số phận của cô gái được không? Tại sao?
HS trình bày – GV nhận xét.
ê Từ “phất phơ” à không vững chắc. Nó muốn chỉ một số phận bấp bênh, cô gái quá nhỏ bé trước thiên nhiên bao la – cuộc đời rộng lớn nhiều chông gai.
? Tình cảm chung được thể hiện qua 4 bài ca dao là gì?
ê Tình yêu quê hương, đất nước, con người.
? Nghệ thuật thường sử dụng trong 4 bài ca dao trên là gì?
ê So sánh, từ láy, câu hỏi tu từ.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ Tr.40.
Hoạt động 3: Luyện tập
? Em có nhận xét gì về thể thơ trong 4 bài ca dao trên?
ê Thể thơ tự do và thơ lục bát.
I. Đọc –hiểuvăn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích:
SGK/Tr.38
II. Phân tích văn bản:
Bài 1:
- Thể thơ lục bát biến thể hát đối đáp.
- Niềm tự hào về quê hương đất nước thông qua sự am hiểu về quê hương mình của đôi nam nữ.Bài 2:
- Lời mời mọc mọi người đến thăm và thưởng ngoạn cảnh Hà Nội.
- Đồng thời thể hiện lòng biết ơn đối với các anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước.
Bài 3:
Nghệ thuật: so sánh, từ láy.
- Ca ngợi cảnh đẹp của xứ Huế như một bức tranh sơn thuỷ. Đồng thời, mời mọi người đến thăm.
Bài 4:
Hai câu đầu:
- Bức tranh cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát.
- Dòng thơ được kéo dài điệp từ, đảo từ và đối xứng, so sánh.Hai câu cuối:
- Con người nhỏ bé có thể chinh phục được thiên nhiên.
- Nghệ thuật: so sánh.
Ghi nhớ: SGK/ Tr.40
III. Luyện tập:
BT1:VBT
4. 4. Củng cố và luyện tập:
Đọc phần đọc thêm SGK/ Tr.40.
GV treo bảng phụ.
? Địa danh nào sau đây không phải nằm ở Hồ Gươm?
A.Chùa Một Cột.* C. Tháp Rùa.
B. Đền Ngọc Sơn. D. Tháp Bút.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học ghi nhớ SGK/ Tr. 40.
- Soạn bài “ Từ láy”: Trả lời câu hỏi SGK
+ Các loại từ láy.
+ Cơ chế tạo nghĩa của từ láy.
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 10.doc