Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 101, 102: Đức tình giản dị của Bác Hồ

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: HS cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác là đức tính giản dị: Giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong ngôn ngữ nói, viết. Hiểu nghệ thuật nghị luận đặc sắc, tiêu biểu, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp giải thích bình luận ngắn gọn mà sâu sắc, giọng văn sôI nổi nhiệt tình.

 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm nhận văn bản nghị luận chứng minh.

*KNS: Tự nhận thức, làm chủ bản thân, giao tiếp.

 3. Thái độ: Giáo dục hs lôí sống giản dị, giản dị trong quan hệ với mọi người qua hình ảnh Bác Hồ.

II. Chuẩn bị:

 1. Thầy: Chân dung tác giả, Bảng phụ ghi bố cục.

 2. Trò: Xác định luận điểm chính, phiếu học tập ghi những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ trong văn bản

III. Phương pháp/KTDH.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 101, 102: Đức tình giản dị của Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 Ngày soạn: 02/3/2013 Tiết : 101, 102 Ngày dạy : 04/3/2013 ĐỨC TÌNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ (Phạm Văn Đồng 1906 – 2000) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác là đức tính giản dị: Giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong ngôn ngữ nói, viết. Hiểu nghệ thuật nghị luận đặc sắc, tiêu biểu, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp giải thích bình luận ngắn gọn mà sâu sắc, giọng văn sôI nổi nhiệt tình. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm nhận văn bản nghị luận chứng minh. *KNS: Tự nhận thức, làm chủ bản thân, giao tiếp. 3. Thái độ: Giáo dục hs lôí sống giản dị, giản dị trong quan hệ với mọi người qua hình ảnh Bác Hồ. II. Chuẩn bị: 1. Thầy: Chân dung tác giả, Bảng phụ ghi bố cục. 2. Trò: Xác định luận điểm chính, phiếu học tập ghi những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ trong văn bản III. Phương pháp/KTDH. - Phương pháp: Đọc sáng tạo, nghiên cứu, tái hiện, gợi tìm. Tập trung phương pháp gợi tìm. -KTDH: Đặt câu hỏi, Thảo luận nhóm, động não, trình bày 1 phút IV . Tình hình các lớp dạy: IV. TÌNH HÌNH LỚP DẠY Lớp Sĩ số Nữ Hs. Dân tộc Nữ Dân tộc Hs. Vắng Hs. Cá biệt V. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu nội dung và ý nghĩa của văn bản "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt" ? - Nghệ thuật lập luận của tác giả trong văn bản này có gì đặc sắc ? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu tác giả, tác phẩm -KTDH: Đặt câu hỏi.. - GV đưa chân dung tác giả, hs quan sát. H: Quan sát chân dung tác giả, kết hợp chú thích sgk, nêu hiểu biết của em về tác giả? - GV giới thiệu ngắn gọn để hs nắm. * Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu chung văn bản. KTDH: Đặt câu hỏi,Thảo luận nhóm - GV hướng dẫn hs cách đọc: Đọc mạch lạc, rõ ràng, sôi nổi, chú ý những câu cảm thán. -> HS đọc. - Kiểm tra việc hiểu từ khó của hs. VD: Nhất quán: thống nhất, không khác biệt từ trước đến sau. H: Phương thức biểu đạt chính của bài văn là gì ? H: Xác định bố cục của bài văn ? H: Bố cục có hợp lí không ? Vì sao ? - GV lưu ý: Văn bản không có phần kết bài vì đây là đoạn trích.) * Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản. KTDH: Đặt câu hỏi, động não - Chú ý đoạn mở đầu. H: Vấn đề chính mà tác giả nêu ra ở đây là gì? H: Em hiểu như thế nào về từ "nhất quán" trong câu trên ? H: Qua đây em hiểu được điều gì ở Bác ? H: Em có nhận xét gì về câu "Rất lạ lùng..tuyệt vời." của tác giả ? - Gv kết hợp bình -chuyển ý. - Chú ý phần 2.Từ “Rất lạ lùng”->.hết bài H: Đọc đoạn văn từ “ con người của Bác...Thắng lợi” Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện cụ như thế nào?(chứng cứ?) - Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn này? H:?Đọc đoạn văn “ Nhưng chớ...đẹp nhất” cho biết tác giả đã dùng phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác. H: Đọc đoạn văn “ Giản dị trong đời sống....>Hết bài. Đoạn này nói về tính giản đị của Bác ở phương diện nào? H: Trong lối sống của Bác rất giản dị vậy trong cách nói và viết như thế nào? H: Để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết tác giả đã dẫn những câu nói nào? H: Tại sao tác giả lại dùng những câu nói này để CM cho sự giản dị trong cách nói và viết của Bác? H: Em hiểu ý nghĩa của lời bình luận này là gì? ?Thái độ của tác giả đ.v Bác trong bài viết? KNS: Giao tiếp H: Trình bày cảm nhận của em về lối sống giản dị của Bác? H: Thái độ của tác giả đối với đức tính gi* Hoạt động 4: Tổng kết * - HS khái quát nội dung, nghệ thuật ở ghi nhớ sgk. - HS tự tìm – đọc – kể. - GV đưa ra một số vd. H: Tìm 1 số bài thơ và câu chuyện kể về đức tính giản dị của Bác Hồ. Tự nhận thức *KNS: Tự nhận thức, làm chủ bản thân. .H: Qua văn bản này, em học tập được gì ở đức tính giản dị của Bác Hồ? Em sẽ phấn đấu, rèn luyện về bản thân theo tấm gương của Bác thế nào khi bước vào thế kỉ mới? I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. II. Đọc - Tìm hiểu chung. 1) Đọc - hiểu nghĩa từ. 1. Đọc - Bố cục: + Mở bài: Cuộc sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ. + Thân bài: Những dẫn chứng và lí lẽ chứng minh. III. Tìm hiểu văn bản. 1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ. -Sự nhất quán giữ cuộc đời hoạt động chính trị với đời sống vô cùng giản dị của Bác. => Bác là người chiến sĩ cách mạng , luôn sống giản dị, khiêm tốn. 2. Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ. a. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm. - Chứng cứ : + Bữa cơm có 3 món. + Cái nhà sàn vài ba phòng. + Suốt đời làm việc, từ việc lớn đến việc nhỏ, ít cần đến người phục vụ. -> lí lẽ và dẫn chứng đưa ra cụ thể, có sức thuyết phục. - Đoạn văn “ Nhưng chớ...đẹp nhất” -> Lập luận chứng minh kết hợp giải thích và bình luận để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác. Sự giản dị về vật chất càng làm nổi bật sự p.phú về đời sống tinh thần, tâm hồn , tình cảm của Bác b- Giản dị trong cách nói và viết: - Không có gì quí hơn độc lập tự do. - Nước VN là một … thay đổi. -> Đây là những câu nói nổi tiếng về ý nghĩa, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc. =>Thái độ của tác giả: cảm phục, ngợi ca chân thành, nồng nhiệt. IV. Tổng kết: 1.NT: -Dẫn chứng cụ thể,lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục. -Lập luận theo trình tự hợp lí. 2. Ý nghĩa của văn bản -Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. -Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh 4. Củng cố: GV hệ thống lại nội dung cần ghi nhớ. 5. Kết thúc bài học: - Học bài, sưu tầm một số tác phẩm, bài viết về đức tính giản dị của Bác Hồ. Học thuộc những câu văn hay trong văn bản. - Chuẩn bị bài : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. * Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………………………………... Tuần: 26 Ngày soạn: 04/3/2013 Tiết: 103 Ngày dạy : 06/3/2013 I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Khái niệm câu chủ động thành câu bị động. - Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại. 2. Kỹ năng : - Nhận biết câu chủ động và câu bị động. KNS: Ra quyết định, giao tiếp 3. Thái độ : - Bồi dưỡng ý thức dùng câu phù hợp văn cảnh, mục đích . II/ CHUẨN BỊ : - Giáo viên chuẩn bị : Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài, Làm bảng phụ . - Học sinh chuẩn bị : Đọc trước bài - trả lời câu hỏi . III. Phương pháp/KTDH. - Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, thảoluaanj nhóm -KTDH: Phân tích tình huống mẫu, động não, thực hành có hướng dẫn IV . Tình hình các lớp dạy: Lớp SS Nữ Hs. Dân tộc Nữ Dân tộc Hs. Vắng Hs. Cá biệt V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số . 2. Kiểm tra bài cũ : - Nêu công dụng của trạng ngữ ? Cho ví dụ ? 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Hình thành cho học sinh khái niệm câu chủ động và câu bị động. -KTDH: Phân tích tình huống mẫu, động não. Học sinh đọc bài tập sgk ? Em hãy xác định CN, VN trong câu a? ?Theo em, CN trong câu a chỉ người hay chỉ vật? ?CN thực hiện hoạt động gì? ?Hoạt động đó hướng vào ai? ?Em hãy đặt câu có CN chỉ vật thực hiện một hoạt động hướng vào vật khác? -GV: Đây chính là câu chủ động. ?Vậy em hiểu thế nào là câu chủ động? ? Xác định CN, VN trong câu b? ?Theo em, CN trong câu b chỉ người hay chỉ vật? ?CN được hoạt động nào hướng đến? ?Em hãy đặt câu có CN chỉ vật được hoạt động của vật khác hướng vào? -GV: Đây chính là câu bị động. ?Vậy em hiểu thế nào là câu bị động? ?Em hãy cho biết CN trong câu a và câu b khác nhau như thế nào? -GV cho Hs đọc ghi nhớ (SGK, Trang 57) ?Em hãy tìm một số ví dụ về câu chủ động, bị động? Bài tập nhanh: Gv treo bảng phụ ?Tìm câu bị động tương ứng các câu chủ động sau: 1.Người lái đò đẩy thuyền ra xa 2.Người ta chuyển đá lên xe 3.Người ta bắt Tuấn. 4. Mèo vồ chuột. 5. Con bò kéo xe lúa. ?Theo em, sau CN trong câu bị động thường có từ gì? ?Trong cuộc sống lao động, học tập của các em khi nào cần dùng câu chủ động? Câu bị động? Cho ví dụ? Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. TKTDH: Phân tích tình huống mẫu, động não *KNS: Ra quyết định, giao tiếp Học sinh đọc bài tập Thảo luận bàn 2phút ?Vậy theo em, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có tác dụng gì? Bài tập nhanh: Gv treo bảng phụ ?So sánh hai cách viết sau: a) Chị dắt con chó đi dạo ven rừng chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tý, chỗ kia một tý b) Con chó được chị dắt đi dạo ven rừng chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tý, chỗ kia một tý Nếu viết theo cách a, phần vị ngữ sau không phù hợp. Chủ ngữ ->hiểu lầm Cách b: mạch lạc, dễ hiểu Cho ví dụ: - Nó rời sân ga là câu chủ động hay bị động - Câu chủ động ? Biến đổi thành câu này thành câu bị động được không? Không ? Câu sau có phải là câu bị động không? Nó định về quê -Không. Vì nó biểu thị hành động chủ ý, chủ tâm Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập -KTDH: Phân tích tình huống mẫu, động não, thực hành có hướng dẫn *KNS: giao tiếp -Cho Hs làm bài tập. -Gv sữa chữa, bổ sung -GV cho bài tập bổ sung. ? Em sẽ chọn cách viết nào? I.Câu chủ động và câu bị động *Xét ví dụ: 1.Xác định CN, VN: a) Mọi người /yêu mến em. CN VN → CN chỉ người thực hiện hoạt động hướng vào người khác. => Câu chủ động là câu có CN chỉ người, vật thực hiện hoạt động hướng vào người, vật khác. b) Em /được mọi người yêu mến. CN VN → CN chỉ người được hoạt động người khác hướng vào. => Câu bị động là câu có CN chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào. 2. Nhận xét: Câu a Câu b -CN chỉ người thực hiện một hoạt động hướng vào người khác. -CN là chủ thể của hoạt động. →Câu chủ động -CN chỉ người được hoạt động của người khác hướng vào. -CN là đối tượng của hoạt động. →Câu bị động. 3. Ghi nhớ (SGK, Trang 57) Cho ví dụ sau: a)Tìm câu bị động tương ứng với câu chủ động. Câu chủ động Câu bị động Người lái đò đẩy thuyền ra xa Thuyền được người lái đò đẩy ra xa Người ta chuyển đá lên xe Đá được người ta chuyển lên xe Người ta bắt Tuấn. Tuấn bị người ta bắt. Mèo vồ chuột Chuột bị mèo vồ Con bò kéo xe lúa Xe lúa được con bò kéo đi *Lưu ý: - Sau CN trong câu bị động thường có từ bị, được. - Sau từ bị, được là một kết cấu C-V(Có thể rút gọn kết cấu này). II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động * Xét ví dụ (Sgk, Trang 57) 1. Chọn câu b. Em được mọi người yêu mến. 2. Giải thích: Vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn văn được tốt hơn. 3.Ghi nhớ ( Sgk, Trang 58) *Lưu ý: - Không phải mọi câu chủ động đều có thể biến đổi thành câu bị động. - Câu chủ động được xác định khi chuyển đổi được câu bị động tương ứng. III. Luyện tập * Các câu bị động a. Có khi được… dễ thấy. →Tránh lặp lại kiểu câu ở phía trước. b.Tác giả” mấy vần thơ” liền được tôn là… thi sĩ →Tạo sự liên kết các câu trong đoạn văn. Bài tập bổ sung: So sánh hai cách viết sau: a) Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Khách hàng ở châu âu rất ưa chuộng các sản phẩm này. b) Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Các sản phẩm này được khách hàng châu âu rất ưa chuộng. →Cách viết b tốt hơn vì đã sử dụng câu bị động tạo liên kết chủ đề theo kiểu móc xích(Một số sản phẩm có giá trị - Các sản phẩm này). 4. Củng cố : - Tiết học giúp em biết gì chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và việc sử dụng chúng ? - Giáo dục ý thức dùng câu phù hợp . 5. Dặn dò-hướng dẫn tự học : Ôn tập văn lập luận chứng minh, tuần sau làm bài viết. Đặt câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác và câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào. * Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần: 26 Ngày soạn: 04/3/2013 Tiết : 104 Ngày dạy : 06/3/2013 I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Phương pháp lập luận chứng minh. Yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh. 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng viết đoạn văn chứng minh. *KNS: Suy nghĩ, phê phán sáng tạo; ra quyết định. 3. Thái độ : - Bồi dưỡng ý thức tích lũy dẫn chứng (hiểu biết) về các vấn đề của xã hội, cuộc sống . II/ CHUẨN BỊ : - Giáo viên chuẩn bị : Nội dung các bài đã dặn HS chuẩn bị Một số đoạn văn cho các đề trên . - Học sinh chuẩn bị : Thực hiện 4 bước làm bài (theo đề đã được phân công) III. Phương pháp/KTDH. - Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành. -KTDH: Thảo luận, thực hành viết tích cực IV . Tình hình các lớp dạy: Lớp SS Nữ Hs. Dân tộc Nữ Dân tộc Hs. Vắng Hs. Cá biệt V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số . 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG Hoạt động1: các bước làm bài văn cho từng đề cụ thể. - KTDH: Phân tích tình huống mẫu, thảo luận -Gọi 4 tổ thảo luận thống nhất dàn bài theo đề TLV đã phân công chuẩn bị . - Các tổ trình bày các dàn ý đã chuẩn bị . –Cả lớp nhận xét - Bổ sung trong từng dàn ý -Gv chốt dàn ý của từng nhóm. Hoạt động2: thực hành luyện viết đoạn văn. *KNS: Ra quyết định -Dựa vào dàn ý, thực hành tạo lập đoạn văn nghị luận ở phần mở bài. -Gọi HS đọc các đoạn văn đã viết theo từng đề - gọi HS nhận xét- bổ sung- GV có thể làm một vài đoạn mẫu cho HS * Đề : 3,5,7,8 (Trang 66,67) Ví dụ: Đề 8 :Chứng minh : Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo về cuộc sống của con người. I. Dàn ý MB: -Nêu vấn đề cần chứng minh: bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo về cuộc sống của con người. TB: Chứng minh cụ thể : –Môi trường thiên nhiên luôn gắn bó mật thiết với con người. +Môi trường đất (lí lẽ, dẫn chứng) +Môi trường nước(lí lẽ, dẫn chứng) +Môi trường rừng( lí lẽ, dẫn chứng) +Môi trường không khí( lí lẽ, dẫn chứng) -Nếu không bảo vệ thì các môi trường trên bị ô nhiễm gây hậu quả nghiêm trọng mà con người phải gánh chịu. KẾT BÀI: Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo về cuộc sống của con người. suy nghĩ của bản thân và lời kêu gọi mọi người có ý thức việc bảo vệ môi trường thiên nhiên. I. VIẾT ĐOẠN VĂN Ví dụ: Viết đoạn mở bài: Đã từ ngàn đời nay, con người và thiên nhiên luôn sống hoà hợp với nhau. Thiên nhiên là môi trường sống và là nguồn tài nguyên quý giá mà con người cần phải bảo vệ, trân trọng và giữ gìn. Thế nhưng ngày nay, do sự phát triển của đời sống xã hội, con người lại tàn phá thiên nhiên, huỷ hoại môi trường sống của chính mình. Trước tình cảnh đó, có ý kiến đã cho rằng “ Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Vậy ý kiến đó có thật sự đúng hay không, đó là điều mà chúng ta cần chứng minh. 4. Củng cố : - Tiết học giúp em biết gì ? Khi viết đoạn văn lập luận, chứng minh phải lưu ý những gì ? Giáo dục cách lập luận, cách dẫn chứng (cụ thể, tiêu biểu ) Mỗi đoạn một ý lớn rành rọt, có sự liên kết các đoạn . 5.Dặn dò: - Học bài , làm các đề của tổ khác .Nắm chắc cách viweets đoạn văn chứng minh. Luyện viết bài văn chứng minh theo đề bài tự chọn. * Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGA NGU VAN 7 TUAN 26 27Dung duoc.doc