Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 11: Từ láy - Trường THCS Tân Hiệp

1. Mục tiêu:

 Giúp HS

 a. Kiến thức:

 - Nắm được cấu tạo của 2 loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

 - Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt.

 b. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng sử dụng tốt từ láy.

 c. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt cho HS.

 2. Chuẩn bị:

 a.GV: - Các loại từ láy.

 - Cơ chế tạo nghĩa của từ láy.

 - Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm, củng cố luyện tập.

 b.HS: - Soạn bài theo nội dung SGK.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5403 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 11: Từ láy - Trường THCS Tân Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:3 Tiết: 11 TỪ LÁY Ngày dạy: 1. Mục tiêu: Giúp HS a. Kiến thức: - Nắm được cấu tạo của 2 loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. - Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt. b. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng tốt từ láy. c. Thái độ: - Giáo dục ý thức giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt cho HS. 2. Chuẩn bị: a.GV: - Các loại từ láy. - Cơ chế tạo nghĩa của từ láy. - Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm, củng cố luyện tập. b.HS: - Soạn bài theo nội dung SGK. 3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp tái tạo, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp gợi mở. - Thảo luận nhóm. 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định tổ chức: KT sỉ số lớp. Lớp 7A1 Lớp 7A2 Lớp 7A3 4.2. Kiểm tra bài cũ: GV treo bảng phụ ? Từ ghép có mấy loại? (1đ) A. Một. C. Ba B. Hai.* D. Bốn. ? Làm BT4 VBT. (8đ) HS đáp ứng yêu cầu của GV HS làm bài tập. -Vì sách và vở là những danh từ chỉ sự vật có thể đếm được.Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả lọai nên không thể nói một cuốn sách vở. GV kiểm tra vở soạn của HS. (1đ) GV nhận xét, ghi điểm. 4.3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài Ơû lớp 6 các em đã biết khái niệm về từ láy. Đó là những từ phức có sự hoà phối âm thanh. Với tiết học hôm nay các em sẽ nắm được cấu tạo từ láy và từ đó vận dụng những hiểu biết vế cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa từ để các em vận dụng tốt từ láy. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Các loại từ láy. GV treo bảng phụ, ghi VD SGK/ tr.41 ? Những từ láy in đậm trong các câu ví dụ có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau? HS trả lời – GV nhận xét. ê Từ láy đăm đăm có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn. - Từ láy mếu máo, liêu xiêu có sự giống nhau về phụ âm đầu, về vần giữa các tiếng. HS trả lời - GV chốt ý. ? Hãy phân lọai các từ láy đó? ê Từ láy toàn bộ. - Từ láy bộ phận. GV treo bảng phụ. ? Tìm từ láy trong các câu sau và cho biết chúng thuộc loại từ láy nào? a. Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. àTừ láy toàn bộ. b. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc. àTừ láy bộ phần GV treo bảng phụ, ghi VD SGK/42 ? Vì sao các từ láy in đậm trong ví dụ không nói được là bật bật, thẳm thẳm? êVì đó là những từ được cấu tạo theo lối lặp lại tiếng gốc, nhưng để cho dễ biết, dễ nghe nên có sự biến đổi về âm cuối hoặc thanh điệu à Từ láy toàn bộ Từ láy có mấy loại? Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận? HS trả lời, GV chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK Hoạt động 2: Nghĩa của từ láy. ? Nghĩa của từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh? ê Được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng (nháy lại tiếng kêu, tiếng động). ? Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa? a. lí nhí, li ti, ti hí b. nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh. ê a: Gợi tả những âm thanh, hình dáng nhỏ bé có chung khuôn vần i. - b: Gợi tả những hình ảnh, động tác lên xuống 1 cách liên tiếp, có chung khuôn vần ấp. ? So sánh nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng: mềm, đỏ. HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý. ê Mềm mại nhấn mạnh hơn mềm. - Đo đỏ giảm nhẹ đi so với đỏ. ? Tìm các từ láy có nghĩa mạnh hơn hoặc nhẹ hơn so với tiếng gốc? Thăm thẳm mạnh hơn thẳm. Khe khẽ nhẹ hơn khẽ. ? Nghĩa của từ láy như thế nào so với tiếng gốc? HS đọc ghi nhớ 2 SGK/ Tr.42 Hoạt động 3: Luyện tập Gọi HS đọc BT 1, 4, 5, 6. Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận (5 phút) GV hướng dẫn HS làm. HS thảo luận nhóm, trình bày. Các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, sửa sai. I. Các loại từ láy: Ví dụ: SGK/ tr.41 - Đăm đăm. àTừ láy toàn bộ. - Mếu máo, liêu xiêu. àTừ láy bộ phận * Chú ý: Một số từ láy toàn bộ, tiếng thứ nhất có sự biến đổi âm cuối hoặc thanh điệu để tạo sự hài hòa về âm thanh. Ghi nhớ 1ù: SGK/Tr.42 II. Nghĩa của từ láy: - Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. à Nghĩa của từ láy có thể giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh hơn so với tiếng gốc. Ghi nhớ 2: SGK/ Tr.42 III. Luyện tập: BT 1: - Từ láy bộ phận: nặng nề, tức tưởi, nức nở, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran. - Từ láy hoàn toàn: bần bật, thăm thẳm, rón rén, chiêm chiếp. BT 4: - Cô em có dáng người nhỏ nhắn. - Bạn Lan có giọng nói thật nhỏ nhẻ. BT 5: - Từ ghép BT 6: - Chiền (chùa chiền): chùa. - Rớt (rơi rớt): rơi. - Hành (học hành): thực hành. à Từ ghép. 4.4. Củng cố và luyện tập: GV treo bảng phụ ? Trong những từ láy sau, từ nào là từ láy toàn bộ? A. Mạnh mẽ. C. Mong manh. B. Ấm áp. D. Thăm thẳm.* 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học ghi nhớ 1, 2 SGK/ Tr.42, làm BT 2, 3 VBT - Soạn bài “Quá trình tạo lập văn bản”: Trả lời câu hỏi SGK. + Các bước tạo lập văn bản. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 11.doc
Giáo án liên quan