A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Giúp H: Hiểu rõ thế nào là phép liệt kê.
+ Phân biệt được các kiểu liệt kê: cặp/không cặp/: tăng tiến / không tăng tiến
- Tích hợp với phần Văn qua bài: với phần TLV.
- Kĩ năng:
+ Có ý thức vận phép liệt kê trong nói viết.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 114: Tiếng Việt - Liệt kê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
NG: 7A: 5/4
7B: 7/4/07
Tiết 114
Tiếng Việt
Liệt kê
A. Mục Tiêu:
- Kiến thức:
+ Giúp H: Hiểu rõ thế nào là phép liệt kê.
+ Phân biệt được các kiểu liệt kê: cặp/không cặp/: tăng tiến / không tăng tiến
- Tích hợp với phần Văn qua bài: với phần TLV.
- Kĩ năng:
+ Có ý thức vận phép liệt kê trong nói viết.
B. Phương tiện dạy học:
- Đồ dùng: Bảng phụ, Phiếu học tập.................
- Tư liệu tham khảo, ....................................................
C. Cách thức tiến hành:
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, quy nạp thực hành......
- Hình thức tổ chức..................
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: -7A.............
- 7B..............
II. Kiểm tra bài cũ:
? HS Lên bảng làm bài tập sau:
Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ trong các câu sau:
a. Ông lão cứ ngờ là mình còn chiêm bao." Cụm C – V làm phụ ngữ.
b. Cái áo treo trên mắc giá rất đắt.
c. Tôi chép lại bài thơ mà anh thích.
- Yêu cầu nêu được:
a) Chỉ được ra cụm C – V làm phụ ngữ cho ĐT “ngờ”
b) Chỉ được ra cụm C – V làm CN và VN.
c) Chỉ được ra cụm C – V làm phụ ngữ cho DT: Bài thơ.
G: nhận xét:.......................................................................
Cho điểm:..........................................................................
III. Nội dung bài mới:
G: Trong khi nói và viết để diễn tả đầy đủ, sâu sắc các khía cạnh khác nhau của thực tế hoặc tư tưởng, tình cảm, người ta sử dụng biện pháp tu từ liệt kê. Vậy thế nào là liệt kê, có các kiểu liệt kê nào? chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học.
Hoạt động của Thầy và Trò
G: treo bảng phụ ghi VD SGK.
H: Đọc to, rõ mục VD trên bảng phụ.
? Các bộ phận in đậm trong ví dụ trên, cấu tạo có gì giống nhau?
H: Đều có kết cấu tương tự nhau.
? ý nghĩa có gì giống nhau?
H: Chúng cùng nói về những đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn.
? Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như vậy có tác dụng gì?
H: Có tác dụng làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của nhân dân đang lam lũ ngoài mưa gió.
G: Những sự việc có kết cấu liên tương tự như vậy người ta gọi là phép liệt kê.
? Qua phân tích ví dụ, em hiểu thế nào là phép liệt kê?
H:
? Em hãy lấy một ví dụ có sử dụng phép liệt kê?
H:
G: Treo bảng phụ ghi VD SGK.
H: Đọc to, rõ ví dụ trên bảng phụ.
? Chỉ ra phần liệt kê trong ví dụ?
H: a) Tình thần, lực lượng, tính mạng, của cải.
b) Tình thần, lực lượng, tính mạng và của cải
? Xét về cấu tạo phép liệt kê ở hai câu đó có gì khác nhau?
H: Câu a sử dụng phép liệt kê không theo từng cặp.
- Câu b sử dụng phép liệt kê theo từng cặpj ( Với quan hệ từ và).
? Trong kiểu liệt kê theo từng cặp, người ta thường dùng quan hệ từ gì?
H: và, với, hay.
G: những sự vật, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất... trong từng cặp liệt kê thường tương phản hoặc có nét nghĩa bổ sung cho nhau.
HS đọc to, rõ VD 2 SGK.
? Chỉ ra phép liệt kê trong ví dụ 2?
H:
a) Tre, nứa, trúc, mai, vầu
b) hình thành và trưởng thành, gia đình, họ hàng, làng xóm.
? Thứ tự liệt kê này có đảo được không? em hãy thử đảo trật tự của nó?
H: Thực hiện.
? Khi đảo như vậy ý nghĩa có gì thay đổi không?
? Các phép liệt kê ấy có gì khác nhau ?
H: a) dễ dàng thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê " liệt kê không tăng tiến.
b) Không thể dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê " sắp xếp theo mức độ tăng tiến.
? Như vậy có mấy căn cứ để phân loại phép liệt kê?
? Kết quả phân loại có những kiểu liệt kê nào?
H: Đọc to, rõ ví dụ SGK..
Nội dung
I. Thế nào là phép liệt kê:
1. Ví dụ: SGK T_ 104.
2. Phân tích ví dụ:
- Cấu tạo: Kết cấu tương tự.
" Tác dụng: Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của nhân dân.
3. Nhận xét:
_ Phép liệt kê
* Ghi nhớ: SGK.
II. Các kiểu liệt kê:
1. Ví dụ: SGK.
2. Phân tích ví dụ:
* VD1:
a) Tình thần, lực lượng, tính mạng, của cải.
" Liệt kê không theo từng cặp
b) Tình thần, lực lượng, tính mạng và của cải
" Liệt kê theo từng cặp
* Ví dụ 2:
a) Tre, nứa, trúc, mai, vầu
" dễ thay đổi trật tự.
_ Liệt kê không tăng tiến.
b) b) hình thành và trưởng thành, gia đình, họ hàng, làng xóm.
" Khó thay đổi trật tự
_ Liệt kê tăng tiến.
* Ghi nhớ: SGK.
G: Hướng dẫn H luyện tập
Bài tập 1: ? Hãy chỉ ra phép liệt kê trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân ta”.
Hoạt động nhóm (5)
- Đai diện nhóm trình bày"lớp nhận xét, bổ sung.
G: Đánh giá kết quả của các nhóm và nêu đáp án đúng:
+ Liệt kê để diễn tả sức mạnh của tình thần yêu nước.
“ Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt ua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
- Liệt kê diễn tả lòng tự hào về lịch sử dân tộc.
“... Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung...”
- Liệt kê để diễn tả sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân:
“ ...từ ...đến...”
Bài tập 2: Tìm phép liệt kê trong các đoạn trích .
- 2 H lên bảng làm – HS còn lại làm tại chỗ.
a) Phép liệt kê: “Dưới lòng đường...hình chữ thập”
b) Phép liệt kê: “Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung”
Bài tập 3: Đặt câu có sử dụng phép liệt kê
G: Hướng dẫn HS thực hiện
IV. Củng cố:
? Bài học hôm nay cần ghi nhớ những đơn vị kiến thức nào?
? Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học và nắm chắc các đơn vị kiến thức đã học
- Hoàn thành bài tập còn lại.
- Làm bài tập: Viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê và sưu tầm đoạn vă, th ơ có sử dụng phép liệt kê.
- Chuẩn bị bài: “ Tìm hiểu chung về văn bản hành chính”.
E. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T114.doc