Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 23: Đặc điểm của văn biểu cảm

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Nắm được các đặc điểm của văn bản biểu cảm, đặc điểm của phương thức biểu cảm là mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm hoặc trực tiếp bày tỏ tình cảm.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện cách viết bài văn biểu cảm-

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc cách viết bài văn biểu cảm.Bồi dưỡng cho HS có thái độ biểu cảm đúng mức, trong sáng, lành mạnh

B. Chuẩn bị phương tiện dạy và học:

- Chuẩn bị Bảng phụ, máy chiếu. Phiếu học tập

C. Tổ chức giờ hoc

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3300 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 23: Đặc điểm của văn biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23: đặc điểm của văn biểu cảm. I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Nắm được các đặc điểm của văn bản biểu cảm, đặc điểm của phương thức biểu cảm là mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm hoặc trực tiếp bày tỏ tình cảm. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện cách viết bài văn biểu cảm- 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc cách viết bài văn biểu cảm.Bồi dưỡng cho HS có thái độ biểu cảm đúng mức, trong sáng, lành mạnh B. Chuẩn bị phương tiện dạy và học: - Chuẩn bị Bảng phụ, máy chiếu. Phiếu học tập C. Tổ chức giờ hoc *ổn định lớp * Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là văn biểu cảm? Văn biểu cảm có đặc điểm gì? Đọc 1 số câu thơ, bài ca dao có yếu tố biểu cảm. *Tổ chức cho HS tiếp nhận các đơn vị kiến thức của bài học. Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu đạt: Gv cho HS đọc bài văn “Tấm gương” trả lời các câu hỏi. Hỏi: Bài văn biểu đạt tình cảm gì? - HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp NX bổ sung => Yêu cầu: + Bài văn biểu đạt tình cảm: ca ngợi tính chất ngay thẳng, trung thực của con người. Hỏi: Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào? => Để bỉểu đạt tình cảm đó, tác giả không miêu tả 1 con người cụ thể mà mượn hình ảnh chiếc gương với những tính chất phù hợp với tình cảm con người (so sánh với người bạn trung thực). + Cách miêu tả: dùng các đối tượng soi vào gương (xấu, đẹp, tốt, nịnh hót ...) -> Có chiếc gương của lương tâm để tự soi. I. Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm: 1. Tình cảm trong văn bỉêu cảm: * BT tìm hiểu - Bài văn biểu đạt tình cảm: Ca ngợi tính thật thà, ngay thẳng, trung thực của con người. - Biểu cảm bằng cách gián tiếp (mượn hình ảnh chiếc gương). Hỏi: Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần mở bài và kết bài quan hệ như thế nào? Hỏi: Phần thân bài nêu lên những ý gì? Những ý đó liên quan tới chủ đề bài văn như thế nào? HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày. Yêu cầu: bố cục 3 phần + Mở bài: Nêu thẳng phẩm chất của gương. (là người bạn chân thật suốt đời) + Thân bài: Nêu lợi ích của gương đối với người trung thực. + Kết bài: khẳng định lại chủ đề. Các phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 2. Bố cục của bài văn biểu cảm: - 3 phần Mở bài Thân bài Kết bài Hỏi: Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị bài văn? + Tình cảm và sự đánh giá là chân thực. + ý nghĩa: tăng sức biểu cảm của bài văn. - Tình cảm, đánh giá chân thực -> tăng sức biểu cảm cho bài văn. Cho HS đọc đoạn trích của Nguyên Hồng Hỏi: Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì? Tình cảm ấy được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Dựa vào dấu hiệu nào đưa ra nhận xét đó? HS đọc ghi nhớ (sgk) - Đoạn văn biểu đạt tình cảm của đứa con đau khổ phải xa mẹ. + Đó là sự biểu lộ trực tiếp: các tiếng kêu gọi, than vãn, mong đợi.... *Ghi nhớ (sgk) II. luyện tập - Gv cho HS đọc bài văn: “Hoa học trò” của Xuân Diệu, đọc câu hỏi của SGK. - HS làm việc, trao đổi theo nhóm, cử người trình bày, lớp nhận xét. - Yêu cầu: a) Bài văn thể hiện tình cảm chia li khi hè về của tuổi học trò. + Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò như người bạn, như nhân chứng thời gian của tuổi học trò. + Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì nó gắn với tuổi thơ, gắn với nhà trường ... b) Tìm mạch ý của bài văn: - Phượng nở, hè sắp về, sắp chia tay. - Phượng ở lại một mình, thức làm vui cho sân trường - Phượng rơi, phượng chờ năm học mới. c) Bài văn này biểu cảm trực tiếp: * Hướng dẫn HS học ở nhà. - Nắm đặc điểm của bài văn biểu cảm. - làm BT: Viết đoạn văn khoảng 10 dòng ( cảm nghĩ của em về đêm trăng trung thu) - Tìm hiểu các đề văn trong SGK trang 88, chuẩn bị cho tiết 24) IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...... -------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTiet 23 Dac diem cua van bieu cam.doc
Giáo án liên quan