Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 27: Quan hệ từ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh:

 - Nắm được khái niệm: quan hệ từ.

 - Nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ trong khi nói và viết. (Các trường hợp bắt buộc hoặc không bắt buộc sử dụng quan hệ từ)

B. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6822 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 27: Quan hệ từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27: Quan hệ từ A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được khái niệm: quan hệ từ. - Nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ trong khi nói và viết. (Các trường hợp bắt buộc hoặc không bắt buộc sử dụng quan hệ từ) B. Tiến trình hoạt động: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Có mấy loại từ ghép Hán Việt? Đặt một câu có sử dụng từ ghép Hán Việt và giải thích nghĩa của từ đó. 2. Bài mới: *Khởi động: từ những VD QHT thực tế-> hướng vào bài. *Nội dung bài học: Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu khái niệm Quan hệ từ G: Treo bảng phụ ghi ND ví dụ a_b_c/SGK96-97 lên trên bảng. ?1.Dựa vào KT về QHT đã học ở tiểu học, em hãy xác định các QHT trong các câu? a. Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. b. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. c. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. - Sau khi HS xác định xong tất cả các VD, 1 HS khác nhận xét. GV hỏi: Xét VD a. ? Quan hệ từ của chỉ quan hệ gì? (sở hữu) ? Từ “của” nối cái gì với cái gì? (phụ ngữ sau với danh từ đồ chơi) GV nhấn lại: Như vậy, từ “của” nối bộ phận phụ với bộ phận chính của cụm từ (phụ ngữ với chủ ngữ) Xét VD b. ? Quan hệ từ “như” chỉ quan hệ gì? (so sánh) ? Từ “như” nối cái gì với cái gì? (phụ ngữ sau với tính từ) GV nhấn lại. Xét VD c. ? Trong câu này có mấy vế câu? (HS xác định) ? Từ “bởi…nên…” có tác dụng gì? (nối 2 vế câu) ? Cặp từ “bởi…nên…” chỉ quan hệ gì? (nhân – quả) I. Thế nào là quan hệ từ: 1.Ví dụ: - “của” – quan hệ sở hữu – nối bộ phận của câu. - “như” – quan hệ so sánh – nối các bộ phận của câu. - “bởi…nên…” – quan hệ nhân quả - nối các vế câu. Xét VD d. ? Từ “của, nhưng, bởi, nên” nối các thành phần trong câu. Nhưng từ “nhưng” cũng là quan hệ từ mà lại có sự khác biệt với những từ đó. Vậy điểm khác biệt ở nó là gì? (Nối câu với câu) ? Vậy quan hệ từ thường biểu thị những ý nghĩa nào? - QHT: biểu thị các ý nghĩa quan hệ: sở hữu, so sánh, nguyên nhân_kết quả. ? Quan hệ từ dùng để làm gì? G: Chốt KT: - QHT: dùng liên kết các bộ phận của câu. - QHT: dùng liên kết giữa các câu với nhau. GV gọi 1 Hs đọc ghi nhớ/ 1 HS nhắc lại ghi nhớ. Yêu cầu học sinh học thuộc Ghi nhớ. 2.Ghi nhớ: SGK Bài tập 1 - SGK GV gọi HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của BT 1 HS đọc từng câu, tìm quan hệ từ. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. - GV nhắc HS về nhà tìm nốt đoạn còn lại. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu việc sử dụng quan hệ từ. G: Yêu cầu hs đọc VD1: GV nhấn: Trường hợp nào bắt buộc dùng quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc dùng quan hệ từ? HS trả lời, GV gọi 1 HS đánh dấu trên bảng phụ. GV cho HS đánh dấu (+) vào những trường hợp mà em cho là bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ, đánh dấu (-) vào những trường hợp không bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ a. Khuôn mặt của cô gái b. Lòng tin của nhân dân c. Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua d. Nó đến trường bằng xe đạp e. Giỏi về Toán g. Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây h. Làm việc ở nhà i. Quyển sách đặt trên bàn GV đưa ra câu hỏi: Câu a. Không bắt buộc dùng quan hệ từ. Vì sao? (vì bỏ đi vẫn hiểu được ý nghĩa) Câu b. Bắt buộc. Vì sao? (vì bỏ đi câu sẽ không rõ nghĩa) Câu h. Bắt buộc. Vì sao? (Làm việc ở nhà # Làm việc nhà như thế nào?) *** ? Như vậy khi sử dụng quan hệ từ, những trường hợp bắt buộc sử dụng quan hệ từ là những trường hợp nào? Trường hợp nào không bắt buộc dùng quan hệ từ? - HS trả lời. - GV gọi HS đọc dấu chấm 1 của phần Ghi nhớ này. (chưa ghi bảng) II. Sử dụng QHT: 1. Ví dụ 1 SGK 97 Ví dụ 1: Câu b,d, g, h bắt buộc Câu a, c, e, i không bắt buộc. Ví dụ 2: ?. Tìm QHT có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau: Gv treo bảng phụ, gọi HS trả lời, GV ghi nhanh và bỏ trống để đặt câu. - GV cho 2 nhóm lên đặt câu Nếu Thì Vì Nên Tuy Nhưng Hễ Thì Sở dĩ Bởi vì GV cho HS đặt câu với các cặp từ đã tìm được. GV KL: Như vậy, với các quan hệ từ này, phải dùng thành cặp. GV gọi HS đọc ghi nhớ. Yêu cầu học thuộc. VD 2: Các cặp quan hệ từ. 2. Ghi nhớ: SGK GV: Đưa thêm ví dụ cho hs Trên một tờ giấy làm bài kiểm tra, ở khung dành cho lời phê của giáo viên, nhiều học sinh ghi “Lời phê giáo viên”. Ghi như vậy, quan hệ giữa lời phê và giáo viên có thể hiểu theo 2 cách: - giáo viên là phụ ngữ (bổ ngữ đối tượng) của phê - giáo viên phụ ngữ (định ngữ) của lời phê Khi giới thiệu vợ mình với người khác, nếu không dùng cách nói truyền thống là “nhà tôi” mà dùng từ vợ thì nên nói là “vợ tôi” chứ không nên nói là “vợ của tôi”. Nói như thế, người nghe có thể thấy như thể đang có sự tranh chấp nào đó. III. Luyện tập 1. Bài tập 2 – SGK GV gọi HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của đề bài. GV treo bảng: HS điền từ. Lõu lắm rồi nú mới cởi mở với tụi như vậy. Thực ra, tụi và nú ớt khi gặp nhau. Tụi đi làm, nú đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tụi ăn cơm với nú. Buổi tối tụi thường vắng nhà. Nú cú khuụn mặt đợi chờ. Nú hay nhỡn tụi bằng / với cỏi vẻ mặt đợi chờ đú. Nếu tụi lạnh lựng thỡ nú lảng đi. Tụi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nú, cỏi vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuụn mặt tràn trề hạnh phỳc. 2. Chữa bài tập 3 – SGK - GV gọi HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề. - GV gọi hs chữa bài tập - Hs khác bổ sung, nhận xét. 32. Chữa bài tập 4 – SGK GV cho yêu cầu cụ thể như sau: Viết một đoạn văn biểu cảm ngắn (3 – 5 câu) về một loài cây em yêu thích có sử dụng quan hệ từ. Gạch dưới các quan hệ từ trong đoạn văn đó. GV định hướng cho HS: Chọn 1 loại cây. Mở đoạn Thân đoạn: đặc điểm + tình cảm Kết đoạn GV gọi 2 HS viết lên bảng, sau đó chữa bài. Yêu cầu về nội dung. Yêu cầu về hình thức: dấu câu, lùi vào đầu dòng, quan hệ từ sử dụng. 3, Dặn dò: Học bài + Hoàn thành BT trong SGK. Chuẩn bị: Luyện tập: Cách làm bài văn biểu cảm. BT thêm: Tìm 1 số câu… VD: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. VD: Vì chưng bác mẹ tôi nghèo Cho nên tôi phải đâm bèo thái khoai

File đính kèm:

  • docTiet 27 Quan he tu.doc