A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được tình bạn đậm đà thắm thiết của tác giả Nguyễn Khuyến qua một bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
- Biết phân tích một bài thơ Nôm Đường Luật.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyễn Khuyễn trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được thể loại văn bản.
- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
3. Thái độ: Trân trọng tình bạn.
C. CHUẨN BỊ : Chân dung, tư liệu về nhà thơ, một số bài tập, bút, giấy để hoạt động nhóm
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 18570 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 30.
Văn bản : BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
( Nguyễn Khuyến )
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được tình bạn đậm đà thắm thiết của tác giả Nguyễn Khuyến qua một bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
- Biết phân tích một bài thơ Nôm Đường Luật.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyễn Khuyễn trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được thể loại văn bản.
- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
3. Thái độ: Trân trọng tình bạn.
C. CHUẨN BỊ : Chân dung, tư liệu về nhà thơ, một số bài tập, bút, giấy để hoạt động nhóm…
D. PHƯƠNG PHÁP: Đọc diễn cảm, Vấn đáp ,thuyết trình, phân tích bình giảng, thảo luận nhóm…
- Kĩ thuật: động não. Suy luận….
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu
Đáp án
Câu 1
HS Đọc thuộc lòng bài Qua đèo Ngang
Câu 2
- Chọn đáp án đúng : - Bài thơ Qua đèo Ngang có nội dung:
A. Tả cảnh thiên nhiên.
B. Thể hiện tình cảm nhớ nhà thương nước.
C. Tả cảnh thiên nhiên đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà thương nước của tác giả.
- Giải thích lí do lựa chọn của em.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 : giới thiệu bài :
- Mục tiêu : Khái quát chủ đề, tạo tâm thế cho HS.
- Phương pháp: Giới thiệu
- Thời gian (1’)
Có một nhà nho nổi tiếng học rộng tài cao, từng là đại quan triều Nguyễn, cuối đời ông từ quan về quê sống và làm thơ. Tuy ông sống cách chúng ta đã hơn một thế kỉ nhưng những tác phẩm của ông để lại khiến ta thực sự khâm phục một tài năng xuất khẩu thành chương. Ta cũng kính trọng ông bởi một quan niệm sống cao đẹp, một tâm hồn thanh cao, một tấm lòng nhân hậu thủy chung với bạn bè. Đó là nhà thơ Nguyễn Khuyến với bài Bạn đến chơi nhà.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Hướng dẫn HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm
- Phương pháp- kĩ thuật: Vần đáp, thuyết trình, động não…
-Thời gian: (7’)
? Dựa vào SGK em hãy nêu một số nét tiêu biểu về nhà thơ Nguyễn Khuyến?
? Tại sao ông được mệnh danh là Tam nguyên Yên Đổ? ( Đỗ đầu ba kì thi nên gọi là Tam Nguyên Yên Đổ) .
? Bài thơ BĐCN được nhà thơ viết vào khoảng thời gian nào?
-GV HD đọc: Đọc giọng chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp thoáng một nụ cười .
- Đọc mẫu.
- Hs đọc lại
- Nhận xét hs đọc
- Giải thích một số từ khó ( vấn đáp theo cặp)
? Bài thơ thuộc thể thơ nào? Căn cứ vào đâu mà em biết? (Số câu:8 câu;số chữ: 7chữ/ câu, gieo vần Bằng, hiệp vần tiếng cuối các câu 1,2,4,6,8 – vần “a” ).
? Bài thơ có bố cục chia làm mấy phần ? Đó là những phần nào và nêu nội dung từng phần?
? Em có nhận xét gì về bố cục đó?
( không theo kết câu 4 phần Đề - Thực- Luận – Kết, -> là sự sáng tạo tuyệt vời của tác giả, tạo nên nét độc đáo của bài thơ)
? Hãy nhận xét về ngôn ngữ thơ, đề tài trong bài ?
*HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
- Đọc câu 1: câu thơ cho biết nội dung gì?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu ở câu 1?
? Cụm từ “ đã bấy lâu nay” thông báo cho ta biết điều gì?
( Lúc này nhà thơ đã từ quan về quê sinh sống, phần vì tuổi già sức yếu phần vì đường xá xa xôi nên ông cũng như các bạn hầu như không có dịp đi thăm thú gặp gỡ nhau.)
? Từ ngữ xưng hô nào được tác giả dùng để gọi khách? Thể hiện thái độ tình cảm gì của ông ?
? Qua lời chào hỏi ở câu 1, cảm xúc tâm tâm trạng của tg khi bạn đến chơi ntn?
? Qua đây ta học tập được ở tác giả điều gì?
(Là cách ứng xử đẹp : cách nói năng tế nhị, khiêm nhường, tôn trọng người đối thoại, là thái độ cởi mở chân thành gẫn gũi đối với bạn bè... )
? Nét đẹp này có điểm nào giống với nếp sống của người Hà Nội? ( Là nét đẹp gần gũi, đặc trưng trong phong cách sống của người HN: Thanh lịch, văn minh, lịch sự , tế nhị, chân thành…)
? Lẽ thường khi có khách quí ở xa tới chơi, chủ nhà sẽ phải tiếp đón thế nào? ( Rất chu đáo thịnh soạn)
Khi nhà có khách em phải làm gì?
Chuyền ý: Còn nhà thơ NK đã tiếp đại bạn ntn?
Y/C đọc 6 câu tiếp
? Vì sao sau lời chào hỏi vồn vã, t/g lại nhắc đến việc trẻ đi vắng, chợ ở xa ? điều đó giúp ta hiểu gì về tình cảm của ông đối với bạn?
Không có trẻ sai vặt, không đi được chợ nhà thơ nghĩ đến sẽ tiếp đại bạn những thứ cây nhà là vườn, em hãy chỉ ra và nhận xét về các thứ ấy?
? Hoàn cảnh nhà thơ ntn, có gì đặc biệt?
? Nêu nx về nhịp điệu, cách dùng từ đặt câu ở các câu này?
( đặc biệt ở 2 câu 5-6 , lẽ ra là luận bàn VĐ nhưng ở đây nhà thơ tiếp tục giãi bày về gia cảnh, -> sự sáng tạo của ông trong bài thơ thất ngôn bát cú ĐL chữ Nôm)
? Qua những câu thơ này ta có thể hình dung ntn về khung cảnh nơi nhà thơ sinh sống? Cuộc sống của ông có gì thú vị?
Đây cũng là thú vui tao nhã của các nhà Nho chân chính ngày xưa, “ thú điền viên”, T/g lúc này đã cáo quan về quê ở ẩn,khước từ mọi lương bổng của triều đình, sống cuộc đời thanh bạch không màng danh lợi.
? Câu 7 tiếp nối phát triển ý những câu trước như thế nào? Trong quan niệm của người Việt miếng trầu có vai trò gì?
Miếng trầu là đầu câu chuyện, là thủ tục lễ nghi không thể thiếu trong đời sống người Việt, nó có mặt ở mọi hoạt động : ma chay cưới xin, lễ tết... là phương tiện xã giao để làm quen gặp mặt....
- Bạn quí tới chơi mà không có gì đãi bạn, dựng lên một tình huống éo le như vậy nhà thơ muốn nói điều gì? Em hãy nhận xét về giọng điêu đoạn thơ?
? Ta thấy T/ cảm với bạn của t/g ntn?
Đặc biệt t/cảm trong sáng ấy bộc lộ rõ nhất ở câu kết bài, hãy đọc lại và cho biết nội dung của câu ?
Đại từ bác lặp lại có ý nghĩa gì ?( sự trìu mến kính trọng khách.)
? Cum từ ta với ta chỉ những ai ? ý nghĩa của cụm từ này ?
? Vai trò của câu kết đối với ý nghĩa toàn bài ?
(Là sự bùng nổ về ý và tình, quyết định giá trị toàn bài thơ)
? Ta đã học cụm từ « ta với ta » ở tp nào của ai. Chúng có gì giống và khác nhau ?
Thảo luận nhóm : ( 3’) : so sánh điểm giống và khác nhau của cụm từ ta với ta trong 2vb Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà ?
Qua đèo Ngang : Là nỗi buồn cô đơn tuyệt đối của riêng tg, nỗi buồn thăm thẳm, nỗi nhớ nước thương nhà của nữ sĩ giữa 1 không gian bao la hùng vĩ đến rợn ngợp trong buổi hoàng hôn ở đèo Ngang.
*HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tổng kết
? Bài thơ có những đặc sắc gì về nghệ thuật ? ( về thể thơ, ngôn ngữ, tạo dựng tình huống ... )
? Những giá trị về nội dung ?
?Em có nhận xét gì về tình bạn trong bài thơ ?
?Theo em thế nào là một tình bạn đẹp ?
? Quan niệm về T/B của t/g có ý nghĩa gì đối với đời sống hôm nay ?
Khái quát lại bằng ghi nhớ ?
1. Chọn đáp án em cho là đúng :
2. Hãy tìm đọc những câu tục ngữ, ca dao, thơ văn hay nói về tình bạn ?
I. ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG :
1. Tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Khuyến : ( 1835- 1909) quê ở Hà Nam. Là nhà thơ lớn của dân tộc
- Tác phẩm : Sáng tác ở thời gian t/g từ quan về ở ẩn.
2. Đọc, giải nghĩa từ khó :
- Đọc : yêu cầu giọng chậm rãi ung dung pha chút hóm hỉnh.
- Giải nghĩa các từ
+ nước cả : nước đầy, lớn ;
+ khôn : không thể, khó, e rằng khó
3. Thể thơ : Thất ngôn bát cú Đường Luật.
- Nhịp 4/3
4. Bố cục : ba phần :
- Câu 1 : Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà
- Sáu câu tiếp : Cảm xúc về gia cảnh
- Câu 8 : Cảm xúc về tình bạn
* Ngôn ngữ thuần Việt, giản dị, trong sáng, điêu luyện
* Đề tài : tình bạn.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà
« Đã bấy lâu nay, bác tới nhà »
Giọng điệu hồ hởi, phấn khởi.
- Trạng ngữ chỉ tg : Đã lâu lắm rồi nhà thơ chưa được gặp lại bạn, như một tiếng reo vui diễn tả sự xa cách nhớ mong, niềm xúc động , vui sướng vô hạn của nhà thơ khi gặp lại bạn
« Bác » vốn là DT chỉ người, được dùng như đại từ -> thái độ niềm nở, sự thân tình gần gũi kính trọng của tác giả với bạn
® Câu nhập đề tự nhiên như 1 lời nói mộc mạc, 1 tiếng reo vui, thể sự thân tình, niềm xúc động vui sướng vô hạn của T/g khi bạn đến chơi.
2. Cảm xúc về gia cảnh .
* Hoàn cảnh khi bạn đến chơi nhà
Trẻ đi vắng ……. Chợ … xa
Ao sâu nước cả ,khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
………………………. Trầu không có.
- Muốn tìm trẻ để sai vặt, muốn đi chợ để mua thức ăn sang đãi bạn cho thịnh soạn.
=> T/g rất quí mến bạn, tình cảm rất chân thành, muốn thết đãi bạn thật thịnh soạn, chu đáo.
- Có gà có cà nhưng không thể lấy được vì vườn rộng tào thưa, ao sâu, nước cả.
- Có cải, có cà, có bầu, có mướp nhưng cũng không thể dùng được vì chửa ra cây, mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa.
-> Hoàn cảnh rất éo le : Có vẻ như nhà thơ có rất nhiều thứ, nhưng thực ra lại chẳng có gì để tiếp đãi bạn. Tất cả mọi thứ đều ở thế tiềm năng, hoàn toàn khách quan, nằm ngoài ý muốn của chủ quan không thể lấy được và chưa thể dùng được
* NT : - Nhịp ¾ : tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai,
- Phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, cấu trúc câu, dùng các TT, từ phủ định, từ chỉ trạng thái, sự tiếp diễn của hành động ... vừa hô ứng vừa bổ trợ cho nhau, tạo nên giọng thơ thong thả nhẹ nhàng.
- Bức tranh phong cảnh làng quê ở ĐBBB hiện lên thật sống động gần gũi quen thuộc, nếp sống thôn dã bình dị chất phác cần cù.
-> Nhà thơ sống cuộc đời thanh bạch, gắn bó hòa hợp với thiên nhiên và làng quê.
Câu 7 : tiếp nối và mở rộng ý, khẳng định luôn cái không có đến tuyệt đối.
Cố tình tạo dựng lên 1 t/huống đặc biệt éo le là cách nói hài hước, phóng đại cái nghèo cái thiếu thốn, thể hiện sự hóm hỉnh hài hước, yêu đời của một nhà nho thanh bạch.
=> T/g là một người trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin tưởng ở sự cao cả của tình bạn trong sáng.
3. Cảm xúc về tình bạn.
« Bác đến chơi đây, ta với ta » .
ta ( 1) : chủ nhà- nhà thơ.
Ta ( 2) : Khách – bạn
QHT « với » liên kết 2 đại từ ta : chủ và khách không còn khoảng cách, chỉ còn ta với ta, tuy 2 mà 1 , gắn bó, hòa hợp vui vẻ trọn vẹn.
Đúc kết , quyết định giá trị toàn bài thơ. Bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn. Như 1 tiếng cười xòa vui vẻ, hồn hậu, khẳng định một T/B đậm đà thân thiết trọn vẹn mà trong sáng vượt lên trên mọi vật chất tầm thường.
giống nhau : đều là h/a kết thúc bài thơ, thể hiện tâm trạng của tác giả., đều gợi mở trong lòng người đọc.
*. Khác nhau :
Bạn đến chơi nhà :chỉ 2 người bạn, là sự gắn bó hòa hợp, vui vẻ trọn vẹn của 1 tình bạn thắm thiết, trong sáng, vượt lên trên mọi vật chất tầm thường.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Sáng tạo tình huống ; Lập ý bất ngờ.
- Vận dụng thể thơ điêu luyện sáng tạo.
- Ngôn ngữ thuần Việt, giản dị tự nhiên mà trong sáng nhuần nhuyễn, giọng thơ hóm hỉnh.
2. Nội dung :
- Ca ngợi tình bạn đậm đà, trong sáng, chân thành thắm thiết, dân dã mà cảm động.
- Thể hiện quan niệm về tình bạn đẹp: Tình bạn trong sáng, chân thành không dựa trên vật chất tầm thường.
* Ghi nhớ sgk
IV. Luyện tập :
1. Ngoài ca ngợi tình bạn,bài thơ « Bạn đến chơi nhà còn ca gợi tả cảnh quê, sắc quê.
A. Đúng. B. Sai.
2. Nét đặc sắc về nghệ thuật ở Bạn đến chơi nhà là :
A. Tạo dựng tình huống éo le.
B. Vận dụng sáng tạo thể thơ Đường luật.
C. Ngôn ngữ thơ thuần Việt, giọng thơ hóm hỉnh.
D. Tất cả các ý kiến trên
* . HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Học thuộc lòng bài thơ,
- Sưu tầm một số những câu tục ngữ, ca dao, thơ văn hay nói về tình bạn ?
- Nhận xét về ngôn ngữ và giọng điệu của bài Bạn đến chơi nhà so với bài Sau phút chia ly
- Chuẩn bị bài: '' Viết bài TLV 2 ''
File đính kèm:
- tiet 30 vb Ban den choi nha.doc