Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 32: Cây bút thần (Tiết 2) (Cổ tích Trung Quốc) - Trường THCS Đặng Thai Mai

A. Mục tiêu cần đạt

- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện cổ tích “Cây bút thần” và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện.

- Kể lại được truyện.

B. Lên lớp:

I. Đọc, chú thích, tóm tắt, bố cục

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Giới thiệu về Mã Lương và sự xuất hiện cây bút thần( Mở đầu câu chuyện)

2. Mã Lương và sự mầu nhiệm của cây bút thần( Diễn biến câu chuyện)

a.Mã Lương dùng bút thần vẽ người nghèo:

Bài cũ: Sự việc ML vẽ cho người nghèo đã đưa lại cho em những cảm nhận gì? Sự việc này ko chỉ thấm đẫm tình yêu thương người nghèo khổ mà còn toát lên sự minh mẫn sáng suốt của trí tuệ dân gian TQuốc rằng hãy cần cù chăm chỉ và siêng năng lao động, chỉ có như thế mới có được cuộc sống ấm no lâu bền. Ko được trông chờ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác (Cũng là bài học cho muôn đời, muôn thế hệ )

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 32: Cây bút thần (Tiết 2) (Cổ tích Trung Quốc) - Trường THCS Đặng Thai Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đặng Thai Mai Đinh Thị Hạnh Tâm Giáo án thao giảng bài khó Thực hiện tại lớp 6A Ngày 07-11-2007 Tiết 32: Cây bút thần (Tiết 2) (Cổ tích Trung Quốc) Mục tiêu cần đạt - Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện cổ tích “Cây bút thần” và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện. - Kể lại được truyện. Lên lớp: I. Đọc, chú thích, tóm tắt, bố cục II. Tìm hiểu văn bản: Giới thiệu về Mã Lương và sự xuất hiện cây bút thần( Mở đầu câu chuyện) Mã Lương và sự mầu nhiệm của cây bút thần( Diễn biến câu chuyện) a.Mã Lương dùng bút thần vẽ người nghèo: Bài cũ: Sự việc ML vẽ cho người nghèo đã đưa lại cho em những cảm nhận gì? Sự việc này ko chỉ thấm đẫm tình yêu thương người nghèo khổ mà còn toát lên sự minh mẫn sáng suốt của trí tuệ dân gian TQuốc rằng hãy cần cù chăm chỉ và siêng năng lao động, chỉ có như thế mới có được cuộc sống ấm no lâu bền. Ko được trông chờ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác (Cũng là bài học cho muôn đời, muôn thế hệ ) Tiếp tiết2 b.MLương dùng cây bút thần để trừng trị tên địa chủ và tên vua: +Với tên địa chủ: GV: Ngưòi TQ xưa kể lại rằng tài vẽ đến tai tên địachủ trong làng, ML bị địa chủ bắt vẽ theo nhữngý muốn của hắn H1.Em thử hình dung tên địa chủ sẽ bắt ML vẽ theo những ý muốn nào của hắn? ( Vẽ nhà cao cửa rộng, lâu đài,cung điện. vựa thóc, trâu bò, vàng bạc châu báu…vẽ rất nhiều cho thỏa lòng tham…) H2. Hãy tóm tắt và nhận xét về hành động của địa chủ với MLương?( tên địa chủ đã làm gì ML, hãy nhận xét về những việc làm của hắn?) ( Bắt vẽ theo ý hắn nhốt vào chuồng ngựa, bỏ đói sai người giết ML mang gươm giáo đuổi theo giết MLương Tên địa chủ là kẻ tham lam và tàn ác. Đại diện cho lòng tham và cái ác. Mức độ cái ác ngày càng tăng dần.) H3.Trước lòng tham và sự tàn áccủa tên địa chủ, MLđã hành động như thế nào? Tóm tắt vànhận xét về những hành động của ML? (Lúcđầu kiên quyết ko vẽ bất cứ 1 thứ gì. Sau đó vẽ lò sưởi, bánh để bảo vệ mình Sau đó vẽ thang, vẽ ngựa để thoát thân. Đến lúc nguy hiểm nhất vẽ cung tên để gíêt tên địa chủ. Hành động của ML cũng tăng lên theo sự tham lam và tàn ác của tên địa chủ. Nhưng chủ yếu là để tự vệ . H4. Bằng sự việc ML trừng trị tên địa chủ, ngưòi xưa muốn nói lên điều gì? Bằng sự việc này người xưa muốn nói rằng ngòi bút tài năng của người nghệ sỹ linh hoạt, sắc nhọn như gươm giáo vừa bảo vệ người lương thiện vừa chống lại kẻ tham tàn. Quyết ko phục vụ lòng tham, phục vụ cái ác, mà sẵn sàng chống lại lòng tham, chống lại cái ác ) H5. Người TQ xưa tiếp tục kể với chúng ta rằng: “sau khi thoát khỏi …..vì sơ ý, đánh rơi 1 giọt mực ….cò mở mắt xòe cánh bay đi”. Chi tiết nghệ thuật này được đánh giá là chi tiết nghệ thuật rất đặc sắc của câu chuyện. Vậy em hãy chỉ ra nét đặc sắc của chi tiết nghệ thuật này?( Chi tiết này có ý nghĩa và vai trò ntnào trong toàn bộ câu chuyện?) 1. Trước hết đây là một chi tiếtkỳ lạ hoang đường thể hiện trí tưởng tượng vô cùng phong phú bay bổng lãng mạn của người xưa, tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn ly kỳ cho câu chuyện. 2. Xét trong mạch kể của truyện thì chi tiết này như một nhịp cầu nghệ thuật nối liền 2 cuộc đấu tranh. Mở đầu cho 1 cuộc đấu tranh mới, 1 thử thách mới. Thử thách mới khó khăn hơn , tàn bạo hơn sau khi cánh cò trắng mở mắt xòe cánh bay đi. Làm cho mạch truyện phát triển tự nhiên và hợp lý. 3. Đặc biệt nó chứng tỏ tài năng siêu phàm của ML. Tôn vinh ngợi ca tài năng của ML, vẽ tranh giống như thật. Con cò chưa có mắt là con vật chưa có linh hồ, chưa có sự sống, vô cảm( con mắt là cửa sổ của tâm hồn). Vô tình một giọt mực rơi vào đúng chỗ mắt cò thế là con cò được điểm mắt, có linh hồn, có thần, có sự sống, mở mắt xòe cánh bay đi.( Đây là nét độc đáo trong quan niệm của hội họa phương đông). Rõ ràng sự sơ ý của ML là sự sơ ý thiên tài. Một chi tiết giấu tài nhưng thực ra lại nhằm ca ngợi tài năng nhân vật. 4. Hơn thế nữa chi tiết còn nhằm khẳng định rằng: ML quả là họa sỹ của những người nông dân lao động vì em ưa thích vẽ những con chim con cá con cò con trâu thân thuộc gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của họ. Mộtchi tiết tưởng tượng kỳ ảo nhưng thật hay và thật giàu ý nghĩa. GV: Người TQ xưa lại kể tiếp với chúng ta rằng: Tài năng kỳ lạ của ML bay tới 1 tên vua độc ác, và thế là ML bị vua bắt. + Với tên vua : H6. Vì sao vua bắt ML? Em có nhận xét gì về đối thủ lần này của ML? So với lần trước là tên địa chủ?( Uy quyền lớn nhất nước. Lòng tham sự tàn ác cũng lớn hơn. Và như vậy rõ ràng cuộc chiến đấu cũng căng thẳng hơn , phức tạp hơn, khó khăn hơn. Hãy xem ML và CBT đã chiến đấu với tên vua như thế nào?) H7. Hãy tóm tắt thật ngắn gọn 3 lần đấu của ML và BT? Đó là những lần nào? (Lần 1 vua bắt vẽ rồng…vẽ phượng….lần 2 vua cướp BT vẽ vàng …lần 3 bắt vẽ biển…) GV: Đoạn truyện này có rất nhiều chi tiết thú vị giống như cổ tích VN , chắp cánh cho trí tượng tượng của người đọc bay cao bay xa. …đưa lại thật nhiều hình dung tượng tượng …. H8. Chi tiết “ Vua bắt vẽ rồng em vẽ cóc ghẻ……trụi lông” đã đưa lại cho em những hình dung tưởng tượng gì? Hãy trình bày những hình dung tưởng tượng của em cho mọi người cùng rõ? ( Cảnh tượng gì sẽ xảy ra khi 2 con vật này xuất hiện ở trong cung điện nhà vua?) ( Cung điện nhà vua lộng lẫy sơn son thếp vàng. Nhà vua uy nghi đường bệ ngồi chễm chệ trên ngai vàng. Xung quanh là hoàng thân quốc thích, các quan đại thần, lính tráng hầu hạ. Tất cả đang háo hức dõi theo nét bút ML để chờ chiêm ngưỡng những con rồng con phượng đẹp đẽ xinh xắn thì thật bất ngờ sau nét bút của ML là 2 con vật vô cùng bẩn thủ, xấu xí và vô cùng gớm ghiếc hiện ra. Chúng nhảy nhót tứ tung, nhảy cả lên ngai vàng nhà vua, lên điện thờ ỉa đái tứ tung, khiến cho nhà vua và các quan đại thần được 1 phen kinh khiếp. Bỗng chốc 2 con vật đã làm cho chốn uy nghiêm sang trọng nhất trở nên ô uế. Khiến cho tên vua điên tiết lồng lộn , gầm lên và bắt em nhốt vào ngục tối. GV: ở lần 2, người TQ xưa kể rằng tên vua tức dận cướp BT, hắn vẽ “núi vàng…tảng đá. Thỏi vàng …mãng xà….cứu” H9. Chi tiết truyện này lại gợi lên trong em những hình dung tưởng tượng gì? Hãy trình bày những hình dung tưởng tượg của em cho mọi người rõ? (Cũng vẫn giữa cung điện nhà vua uy nghi sang trọng…. như thế, nhà vua đang hý hoáy vẽ, đang hối hả đưa những nét bút lòng kháp khởi mừng thầm phen này với sự mầu nhiệm của BT hắn ta sẽ có vô vàn vàng bạc châu báu, vâng! hàng núi vàng núi bạc…Nhưng hãi hùng kinh sợ làm sao trong cung điện nguy nga tráng lệ của hắn giờ đây lại là một cảnh tượng vô cùng kinh hoàng khiếp đảm. Vâng 1 cảnh tượng khiến các quan đại thần và lũ hoàng thân quốc thích được 1phen kinh hãi rụng rời và chắc ko tránh khỏi những kẻ ngất xỉu đi vì sợ hãi . kỳ lạ thay những núi vàng sừng sững đã biến thành những núi đá và những tảng đá đó đang ầm ầm lao xuống suýt đè gãy chân vua. Rồi kia nữa một con mãng xà khổng lồ đang lao tới chực nuốt chửng nhà vua. Và tên vua tham lam, thất kinh khiếp đảm phải buông bút tháo chạy trong hoảng loạn đến tận cùng…Cảnh tượng triều đình lúc này náo loạn, kẻ khóc người chạy toán loạn tứ tung ko còn tôn ty trật tự gì nữa, thật nực cười) GV: Truyện cổ tích TQ cũng như cổ tích VN đã đưa lại cho ta rất nhiều hình dung tượng tượng……Bây giờ chúng ta hãy trở lại với câu chuyện cổ tích “CBT” H10. ở lần 1,tại sao ML dám vẽ ngược lại ý nhà vua như thế ? ( ghét tên vua độc ác , ko sợ quyền uy). ở lần 2, chi tiết “vua vẽ rất nhiều núi vàng, thỏi vàng, rồi núi vàng thỏi vàng biến thành tảng đá, thành Mãng Xà ” có ý nghĩa gì? (Tố cáo lòng tham vô độ của tên vua. Lòng tham càng tăng, BT đánh trả càng quyết liệt. BT chỉ phát huy trong tay người lương thiện….) H11. Sang lần 3, vì sao ML lại đồng ý vẽ thuyền và biển cho vua?( Có ý định diệt trừ tên vua độc ác) ML đã thực hiện ý định diệt trừ tên vua như thế nào?Phân tích làm rõ ý định củaML? (Thực hiện ý định diệt trừ một cách rất quyết liệt. Bắt đầu vẽ biển, vẽ cá, vẽ thuyền, vẽ gió nhẹ. Sau đó vẽ gió mạnh, biển động dữ dội. Cuối cùng vẽ sóng lớn, gió bão ập xuống thuyền dìm chết tên vua và bọn quan lại quan…ML đã dùng kế “ gậy ông đập lưng ông” ở lần đấu này. Một ngón võ dân gian ta đã gặp trong câu chuyện “Em …minh” của cổ tích VN. Một nét tương đồng trong truyện cổ tích giữa các….khu vực) H12. Khi vua ra lệnh ngừng vẽ, ML cứ vẽ, càng vẽ mạnh hơn. Em có suy nghĩ gì về hành động này của ML? ( Ko khoan nhượng, quyết tâm diệt trừ cái ác ) GV: Qua 3 lần đấu của ML và CBT em có nhận xét gì về mức độ các lần đấu ở đây?( Lần1: vẽ ngược lại để tỏ thái độ ko bằng lòng. Lần2: cho đá lăn suýt đè gãy chân, choMãng xà lao tới chực nuốt là để cảnh cáo răn đe, dằn mặt tên vua. Nhưng vẫn ko làm vơi bớt lòng tham của tên vua này cho nên đến lần 3: Quyết tâm diệt trừ tên vua tham lam vô độ và độc ác này. Rõ ràng hành động diệt trừ cái ác của ML cũng tăng dần theo sự tham lam và tàn ác của nhà vua. Ko còn cách nào khác , ko thể nhắc nhở cảnh tỉnh tên vua, ML và BT buộc phải ra tay diệt trừ cái ác cho mọi người.Môt lần nữa chi tiết truyện lại toát lên vẻ đẹp của ML) H13. Nhân dân TQ xưa muốn nói điều gì qua sự việc ML trừng trị tên vua độc ác?( Tài năng ko thể phục vụ bọn người có quyền thế, tham lam . Tài năng phải dùng để diệt trừ lòng tham, diệt trừ cái ác ) H14. Qua 2 sự việc được kể trong truyện( Giết địa chủ, giết tên vua độc ác) hãy nhận xét về những thử thách mà ML phải trải qua? Từ những thử thách đó, nhân vật bộc lộ những phẩm chất gì? 1- Nhân vật phải trải qua nhiều tình huống, thử thách. Từ thấp đến cao, từ tên địa chủ tới tên vua. Thử thách sau nặng nề, khó khăn, phức tạp hơn thử thách trước. Đây là thủ pháp tăng cấp thường thấy trong truyện dân gian. Càng thử thách nhân vật càng tỏ rõ hơn tài trí phẩm chất của mình. Nhân vật ML cũng được xây dựng theo biện pháp nghệ thuật này. 2. Theo đó phẩm chất nhân vật cũng ngày càng được bộc lộ rõ: Từ chỗ ko vẽ cho tên địa chủ vẽ ngược ý vua. Từ chỗ giết địa chủ để thoát thân đến chỗ chủ động giết kẻ ác để trừ họa cho mọi người. ML như là người được trao 1 sứ mệnh vô cùng thiêng liêng là vung bút thần lên để tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lý. 2- Đặc biệt nhân vật còn ngời sáng những pchất vô cùng cao đẹp đó là: Có tài năng phi thường kỳ lạ. Yêu thương người nghèo khổ. luôn đứng về phía người lao động trong bất kỳ tình huống nào, quyết ko chịu uốn cong ngòi bút để phục vụ lòng tham, cái xấu, cái ác. Có bản lĩnh vững vàng, ko sợ uy quyền, ko sợ áp bức. Dũng cảm, thông minh, mưu trí…… H15. Cũng như hình tuợng “ Cây đàn thần” trong cổ tích TS, hình tượng CBT trong truyện cổ tích TQ cũng thật giàu ý nghĩa. Qua tất cả nhừng điều đã phân tích, em hãy chỉ ra ý nghĩa hình tượng CBT? (Một hình tượng rất giàu ý nghĩa trong sáng tạo của nhân dân TQ rằng: 1. CBT là phần thưởng xứng đáng cho ML. 2.Thực hiện công lý nhân dân. Giúp đỡ người nghèo trừng trị kẻ ác. 3. Thể hiện ước mơ về khả năng kỳ diệu của con người…con người có thể vươn tới những khả năng thần kỳ bằng chính tài năng của mình.) 3. Kết thúc: Những truyền tụng về ML và CBT: H16. Hãy nhận xét cách kết thúc truyện này? So với cổ tích VN như “T Sanh” thì cách kthúc này có gì độc đáo? ý nghĩa của cách kết thúc này? (1. Kết thúc có hậu, mô típ của cổ tích, giống cổ tích VN, ngưòi hiền lành,cần cù ,chăm chỉ, tài giỏi sẽ chiến thắng. Kẻ tham lam,độc ác sẽ bị bị trừng trị đích đáng. Thể hiện ước mơ của người xưa: ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. 2.Là 1 kết thúc khá độc đáo với 2 giả thiết “có người nói”….Tạo ra độ mở cho câu chuyện. Câu chuyện đã khép lại rồi nhưng lại mở ra nhiều suy đoán, nhiều liên tưởng, nhiều hình dung về số phận nhân vật.... Nhân vật cứ lung linh, tỏa sáng như là 1 nhân vật có thực, hiện hữu trên đất nước nhân dân THoa, trong cuộc đời thực của chúng ta vậy. 3. Nhưng cái chính mà cách kết thúc này muốn nói là: nghệ thuật và người nghệ sỹ chỉ có sức mạnh to lớn và kỳ diệu khi được tắm mình trong đời sống nhân dân và mãi mãi thuộc về nhân dân. III. Tổng kết: Nghệ thuật đặc sắc? Trí tưởng tượng kỳ diệu, phong phú, tạo nhiều chi tiết bất ngờ lý thú( giọt mực…cò mở mắt. Chấm bút biển hiện ra cá…). Xây dựng được hình tượng cây bút thần rát giàu ý nghĩa… ý nghĩa văn bản: -Thể hiện sâu sắc quan niệm, mơ ước của nhân dân TQ về tài năng con người: Có thể vươn tới những khả năng kỳ diệu. Tài năng phải thuộc về nhân dân, về chính nghĩa….. H17. Là tiết cuối chùm truyện cổ tích Chỉ ra nét tương đồng giữa cổ tích VN và TQ ?( Đã học 3 truyện cổ tích 2 VN, 1 TQ) 1. Đều có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, rất giàu ý nghĩa. Những yếu tố này chỉ xuất hiện khi cần phù trợ cho những người nghèo khổ, hoặc để thúc đẩy cho câu chuyện phát triển. 2 . Đều kể về một số kiểu nhân vât như: dũng sỹ dân gian, thông minh, tài năng kỳ lạ. Nhân vật là những con người bằng xương bằng thịt, có số phận có cuộc đời cụ thể… 3. Đều kể về cuộc đấu tranh giai cấp,đấu tranh giữa cái thiện và cái ác giai giẳng, gay go và quyết liệt…. 4. Đều là kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ khao khát cháy bỏng về cái thiện, về công bằng công lý của nhân dân xưa….. C,Bài tập thêm về nhà: Hãy viết đoạn văn trình bày những hình dung tưởng tượng của em về cuộc sống của nhân vật ML sau khi em diệt trừ xong tên vua tham lam và độc ác

File đính kèm:

  • docCay but than.doc