I. TRẮC NGHIỆM. ( 3 điểm )
1. Trong những từ, từ nào không phải là từ láy ? : ( 0,5 đ.)
A. Xinh xắn
B. Gần gũi
C. Đông đủ
D. Dễ dàng
2. Hãy xếp các từ láy sau vào bảng phân loại: Long lanh, khó khăn, vi vu, nhỏ nhắn, ngời ngợi, bồn chồn, hiu hiu, linh tính, loang loáng
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 46: Kiểm tra Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46 . Kiểm tra Tiếng Việt
I. Trắc nghiệm. ( 3 điểm )
1. Trong những từ, từ nào không phải là từ láy ? : ( 0,5 đ.)
Xinh xắn
Gần gũi
Đông đủ
Dễ dàng
2. Hãy xếp các từ láy sau vào bảng phân loại: Long lanh, khó khăn, vi vu, nhỏ nhắn, ngời ngợi, bồn chồn, hiu hiu, linh tính, loang loáng, lấp lánh, thăm thẳm.
Từ láy toàn bộ
Từ láy bộ phận
3. Chữ “Thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là trời ?
A. Thiên lý
B. Thiên thư
C. Thiên hạ
D. Thiên thanh
4. Từ Hán việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập ?
A. Xã tắc
B. Quốc kỳ
C. Sơn thuỷ
D. Giang sơn
5. Xác định quan hệ từ ở những từ gạch chân bằng cách điền đúng (Đ), sai (S) ?
a1: Nó đưa cho tôi cái bát
a2: Nó cho tôi cái đồng hồ
b1: Nó để tôi ăn bánh (còn nó ăn cơm)
b2: Nó mua bánh để tôi ăn
c1: Nó đứng ở dưới nước
c2: Em ở nhà nhé
6. Từ “bác” trong câu “ Đã bầy lâu nay, bác đến nhà” là từ loại gì ?
A. Quan hệ từ. B. Chỉ từ C. Đại từ. D. Danh từ.
II. Tự luận. ( 7 điểm)
1. Câu 1 ( 2, 5 điểm)
Cho bài thơ sau: Thân em vừa trắng, lại vừa tròn.
Bẩy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
a. Tìm các cặp từ trái nghĩa của bài thơ trên (1, 5 điểm )
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong bài ( 1 điểm)
2. Câu 2. (1, 5 điểm)
Câu văn dưới đây mắc lỗi gì về quan hệ từ ? Em hãy chỉ chỗ sai và sửa lại cho đúng ?
- Mẹ yêu thương con không nuông chiều con.
3. Câu 3. ( 3 điểm )
Viết đoạn văn ( 10 - 12 câu) phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” trong đó có sử dụng 1 quan hệ từ, 1 từ Hán Việt, 1 từ láy, 1 đại từ. ( gạch chân )
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiet 46 De kiem tra Tieng Viet c.doc